Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những dấu hiệu tiểu đường không thể bỏ qua


Tiểu đường (đái tháo đường) là thuật ngữ dùng để nhắc về tình trạng sức khỏe mạn tính khiến lượng đường huyết trong cơ thể tăng cao. Tiểu đường là căn bệnh được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” xếp hàng  thứ 3 thế giới sau bệnh ung thư và tim mạch.

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường (đái tháo đường) là nguyên nhân tử vong xếp hàng  thứ 3 thế giới sau bệnh ung thư và tim mạch. Tiểu đường là thuật ngữ dùng để đề cập đến một nhóm bệnh ảnh hưởng đến lượng đường trong máu (glucose).

Glucose rất quan trọng đối với sức khỏe đóng vai trò chính trong những hoạt động của não. Đây là nguồn năng lượng cần thiết cho các tế bào cấu tạo nên cơ và mô. Hiện nay bệnh tiểu đường đang ngày càng trẻ hóa do đời sống xã hội ngày một nâng cao, trẻ em ngày càng ít vận động, đến thừa cân, béo phì do chế độ ăn quá nhiều năng lượng lâu dần sẽ mắc bệnh do chuyển hóa, trong đó có tiểu đường.

benh-tieu-duong-la-gi

Bệnh tiểu đường là gì?

Tiểu đường type 2 là căn bệnh thường xuất hiện ở người từ 40 tuổi trở lên, bệnh đang ngày càng trở nên phổ biến ở người trẻ thường là do có yếu tố gia đình hoặc do thừa cân béo phì. Tiểu đường diễn biến âm thầm đến khi xuất hiện triệu chứng hoặc biến chứng người bệnh mới biết là mình mắc bệnh. Các triệu chứng bệnh có thể xuất hiện từ từ trong nhiều năm khiến cho việc nhận biết dấu hiệu trở nên khó khăn hơn. Nhận biết bệnh ở giai đoạn đầu có thể giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Dưới dây là những triệu chứng của bệnh tiểu đường Cao đẳng y dược TPHCM đã tổng hợp đến bạn đọc.

Triệu chứng nhận biết bệnh tiểu đường

Tiểu đường là bệnh do rối loạn chuyển hóa đường trong máu khiến cho lượng đường luôn ở mức cao, sản xuất ra hormone insulin cơ thể bị mất đi khả năng sử dụng. Nếu sớm phát hiện, bạn có thể đối phó với những biến chứng của bệnh.

- Bệnh tiểu đường týp 2 ảnh hưởng đến khả năng chữa lành và chống nhiễm trùng của bạn. Chậm lành vết loét hoặc bị nhiễm trùng.

- Nhanh đói: Nếu không có đủ insulin để chuyển đường vào các tế bào các cơ quan của cơ thể cạn kiệt năng lượng gây nên đói cồn cào.

- Mệt mỏi: khi tế bào của bạn đang bị thiếu đường, bạn sẽ mệt mỏi và cáu kỉnh.

- Khát nước và đi tiểu thường xuyên: khi dùng quá nhiều đường trong máu khiến chất dịch bị đẩy ra ngoài mô. Kết quả là, bạn có thể uống và đi tiểu nhiều hơn bình thường. Bạn có thể có cảm giác khát quá nhiều. Thường xuyên hoặc đi tiểu nhiều lần là một dấu hiệu cho thấy lượng đường trong máu của bạn cao. Còn được gọi là đa niệu, nó đã xâm nhập cả vào đường tiết niệu. Có thể là những triệu chứng cảnh báo bệnh tiểu đường. Nếu hàm lượng glucose trong nước tiểu cao thận của chúng ta không thể hoạt động nhịp nhàng khiến người bệnh phải đi tiểu thường xuyên. Nếu xuất hiện bạn nên chủ động đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời. 

- Giảm cân dù ăn nhiều: Calo bị mất do lượng đường dư thừa được giải phóng trong nước tiểu bạn ăn nhiều hơn bình thường nhưng bạn vẫn có thể giảm cân. Nếu không có khả năng chuyển hóa glucose, dù người bệnh cần ăn nhiều hơn bình thường nhưng họ vẫn thể bị sút cân. Nếu không có khả năng chuyển hóa glucose, glucose dư thừa được giải phóng trong nước tiểu bị mất.

- Mờ mắt: Nếu lượng đường trong máu quá cao, thì có thể ảnh hưởng đến thị giác của bạn. Nếu lượng đường trong máu của bạn quá cao chất dịch có thể bị đẩy ra khỏi thủy tinh thể ảnh hưởng đến tiêu điểm của bạn. Khi mắc bệnh tiểu đường, sẽ gây tổn thương võng mạc đáy mắt dẫn tới xuất tiết, phù nề, tăng sinh bất thường, bong võng mạc, xuất huyết, làm giảm thị lực.  

thi-luc-giam-co-the-do-mac-benh-tieu-duong

Thị lực giảm có thể do mắc bệnh tiểu đường

- Lở loét hoặc nhiễm trùng thường xuyên

Bệnh đái tháo đường loại 2 ảnh hưởng đến chống nhiễm trùng của bạn.

- Gặp nhiều vấn đề khi ngủ:

Những người mắc bệnh tiểu đường thường gặp vấn đề như khó ngủ, xuất hiện cả hội chứng ngưng thở khi ngủ, buồn đi tiểu. 

-Tê bì, mất cảm giác ở chân: người bệnh cần cảnh giác bởi khi gặp vấn đề về lưu thông máu sẽ bị tổn hại. 

Gặp các vấn đề về da: Khi ở giai đoạn tiền tiểu đường, bạn có thể bị sạm da do nồng độ insulin trong máu tăng lên, khô da, ngứa. Một số người bị tiểu đường týp 2 có các mảng da màu tối, da thẫm ở chỗ nếp gấp, thường là ở nách và cổ có thể là dấu hiệu kháng insulin.

Lâu lành vết thương 

Người bị tiểu đường thường khó lành vết thương hơn những người khác vì đường máu tăng cao, làm lượng máu  lưu thông kém đi. Bệnh tiểu đường còn ảnh hưởng cả đến hệ miễn dịch. Bên cạnh tác động đến hệ tuần hoàn cũng góp phần làm người bệnh khó lành các vết nhiễm trùng. Nếu xuất hiện triệu chứng này hãy nghĩ tới bệnh tiểu đường. Sự gia tăng là đường huyết có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi. Đây là một trong những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh tiểu đường.

Huyết áp tăng cao

Nếu bạn có một số triệu chứng như ở trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị hợp lý. Huyết áp bình thường là 140/90, nếu như bạn bị tiểu đường tuýp 2 chỉ số sẽ không cao hơn 135/80. 

Ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?

Nghiên cứu cho thấy số lượng người ở độ tuổi 20 mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể lên đến 49% vào năm 2050 với tốc độ hiện tại. Số lượng ca mắc bệnh tiểu đường ở lứa tuổi thanh niên có thể tăng lên gấp 4 lần. Nếu bạn đang nằm trong những nhóm người dưới đây là người

  • Trên 45 tuổi
  • Ít vận động.
  • Mỹ gốc Latin, Mỹ gốc Á, người ở các đảo Thái Bình Dương.
  • Tăng huyết áp (≥140/90 mmHg hoặc đang dùng thuốc hạ áp).
  • Cha mẹ hoặc anh em ruột bị đái tháo đường.
  • Người Mỹ gốc Phi.
  • Phụ nữ sinh con hơn 4kg hoặc từng bị đái tháo đường thai kỳ.
  • Nữ có tiền sử buồng trứng đa nang.
  • HDL cholesterol < 35 mg/dL (0.90 mmol/L) và/hoặc triglyceride > 250 mg/dL (2.82 mmol/L). Rối loạn dung nạp glucose hoặc tăng đường huyết đói trước đó.
  • Một số biểu hiện lâm sàng đề kháng insulin: Tiền sử bệnh mạch vành.

Các nguyên tắc đề phòng mắc bệnh tiểu đường type 2

  • Tập thể dục hàng ngày: việc vận động cơ thể giúp cho hoạt động của insulin vào máu và biến thành năng lượng cho con người hoạt động.
  • Hãy thực hiện các nguyên tắc đề phòng mắc bệnh tiểu đường type 2 như duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau và hoa quả, ít thực phẩm giàu carbohydrate.
  • Loại bỏ nguy cơ thừa cân béo phì, vì bệnh béo phì là cơ hội để mắc các bệnh chuyển hóa, trong đó có tiểu đường   
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện và điều trị sớm.