Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Những dấu hiệu của ung thư trực tràng


Bệnh ung thư đại trực tràng là loại ung thư có nguồn gốc từ đại tràng (phần chính của ruột già) hoặc trực tràng (đoạn nối giữa đại tràng và hậu môn). Đây là loại ung thư phổ biến thứ hai được chẩn đoán có ở cả nam và nữ.

Trong các bệnh ung thư về đường tiêu hóa thì ung thư trực tràng đứng vị trí thứ hai, là ung thư bắt đầu trong đại tràng hoặc trực tràng – hai phần của ruột già – phần cuối cùng của hệ tiêu hóa. Bệnh ung thư đại trực tràng chiếm 14% tổng ca mắc và 40 - 66% đối với những trường hợp ung thư ở vị trí đại trực tràng. Ung thư đại trực tràng giống như các bệnh ung thư khác, xảy ra khi các tế bào bất thường bắt đầu phát triển và tạo thành một khối u ác tính, trong các mô hoặc cơ quan. Ung thư đại trực tràng và phân chia không kiểm soát được, tế bào ung thư có thể đi vào máu hoặc hệ bạch huyết và lây lan đến các cơ quan khác.

Trực tràng dài khoảng 13 - 15cm, là một khúc ruột liền với đại tràng sigma và hậu môn. Các tế bào ung thư tăng sinh mất kiểm soát tại trực tràng, trực tràng là phân đi qua trước khi được thải từ hậu môn ra môi trường. Các tế bào ung thư tăng sinh từ đó gây ung thư trực tràng.

Các triệu chứng của ung thư đại tràng

Các triệu chứng của ung thư đại tràng thường không được chú ý vì các triệu chứng ít gây sự chú ý với người bệnh tiến triển bệnh tuy chậm nhưng diễn ra trong âm thầm, lặng lẽ với các triệu chứng nghèo nàn. Bệnh rất khó được chẩn đoán sớm mà thường chỉ được phát hiện ở giai đoạn muộn. Nếu được phát hiện và chữa trị kịp thời, tiên lượng sống có thể lên đến 60 - 80%.

benh-ung-thu-dai-truc-trang-la-loai-ung-thu-co-nguon-goc-tu-dai-trang

Bệnh ung thư đại trực tràng là loại ung thư có nguồn gốc từ đại tràng

Các triệu chứng sau đây có thể là dấu hiệu của ung thư đại tràng:

  • Sụt cân: nếu cơ thể đột nhiên sụt cân nhanh, đột ngột đó có thể là biểu hiện của ung thư trực tràng do khối u hình thành làm chảy máu hoặc lấy dinh dưỡng của cơ thể.
  • Màu sắc phân bất thường: phân có màu đen hoặc xuất hiện dịch sẫm màu như hắc ín.
  • Số lần đại tiện tăng bất thường có thể đến 5 lần/ngày. Trong trường hợp nặng hơn có thể xuất hiện đi ngoài ra máu.
  • Bệnh nhân dù có sử dụng thuốc giảm đau nhưng không thuyên giảm
  • Hình dạng phân thay đổi có thể là biểu hiện do trực tràng có khối u làm thay đổi hình dạng phân khuôn phân nhỏ bất thường, lúc tròn lúc dẹt.
  • Một số dấu hiệu khác: buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, ợ hơi, khó tiêu
  • Các dấu hiệu kích thích: nặng tức ở vị trí hậu môn, đau quặn, mót rặn
  • Máu trong phân
  • Nhầy trong phân
  • Đau bụng quặn cơn, ậm ạch đầy hơi, bí trung tiện
  • Thay đổi thói quen đại tiện: xen kẽ giữa táo bón và tiêu chảy
  • Các dấu hiệu của tắc ruột do u lớn làm bít tắc lòng đại tràng
  • Mệt mỏi
  • Giảm cân, thiếu máu không biết lý do
  • Cảm giác rằng không đi ngoài hết phân
  • Tình trạng phân mỏng rất có thể do một vật cản phân bị chặn lại, thường xuyên có cảm giác muốn đi ngoài
  • Đại tiện kèm máu đỏ tươi, nhỏ giọt, phủ lên phân.
  • Xuất hiện máu trong phân
  • Một số trường hợp, bệnh nhân còn thấy hậu môn trực tràng sa xuống
  • số lần đại tiện tăng lên, ở giai đoạn cuối, toàn thân gầy đi, khi táo bón, khi tiêu chảy.
  • Đây là triệu chứng phổ biến của căn bệnh
  • Bệnh nhân ung thư trực tràng thường xuất huyết dưới dạng máu lẫn với nhầy.
  • Mệt mỏi và suy nhược là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư. Mệt mỏi do ung thư đại tràng thường liên quan đến thiếu máu do mất máu trong phân. Người bệnh cảm thấy suy nhược cơ thể một cách nhanh chóng mà không rõ nguyên nhân.
  • Khi ung thư muộn sờ thấy cả khối u nổi ở dưới da bụng, vàng da, bụng to dần

Người nào có nguy cơ bị ưng thư trực tràng?

  • Những người trên 50 tuổi tuổi: 90% ung thư đại tràng ở người trên 50 tuổi.
  • Người tiếp xúc với chất gây ung thư
  • Tiền sử gia đình bị Ung thư đại tràng hoặc polyp. Phổ biến nhất là Ung thư đại tràng nonpolyposis (hoặc hội chứng Lynch) .Ung thư đại tràng và đa polyp tuyến gia đình (familial adenomatous polyposis)
  • Đàn ông nhiều nguy cơ bị bệnh ung thư đại tràng hơn so với phụ nữ.
  • Người mắc bệnh tiểu đường. Ung thư đại tràng phổ biến hơn ở bệnh nhân tiểu đường type 2 hơn những người không bị.
  • Người mắc bệnh viêm ruột, bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng.

Các yếu tố nguy cơ

  • Bệnh béo phì và thừa cân.
  • Không hoạt động thể lực.
  • Hút thuốc lá, đã hút thuốc trong nhiều năm.
  • Chế độ ăn giàu thịt đỏ, thịt chế biến và ít trái cây và rau.
  • Thiếu ánh sáng tự nhiên.
  • Uống rượu và một số loại ung thư  vú, đại tràng và trực tràng, thực quản, thanh quản.

 benh-beo-phi-va-thua-can-la-nguyen-nhan-dan-den-ung-thu-truc-trang

Bệnh béo phì và thừa cân là nguyên nhân dẫn đến ung thư trực tràng

Các giai đoạn tiến triển bệnh

Theo dược sĩ Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, ung thư trực tràng tiến triển qua 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn A: khối u khu trú ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc trực tràng.
  • Giai đoạn B: khối u lan đến lớp thanh mạc và cơ, chưa di căn hạch.
  • Giai đoạn C: khối u đã di căn hạch vùng.
  • Giai đoạn D: khối u đã di căn xa.

Các biện pháp để ngăn chặn sự khởi phát của bệnh

  • Bổ sung Vitamin D: người dân ăn 25 mcg 25 (1.000 IU) vitamin D mỗi ngày vì theo các nghiên cứu, vitamin D làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt, vú và trực tràng.
  • Những người uống aspirin thường ít mắc bệnh Ung thư đại tràng.
  • Các thuốc khác chống viêm không steroid có thể có tác dụng bảo vệ chống lại các khối u trực tràng và ung thư, như ibuprofen Aleve ®, Naproxyn Advil ®, Motrin ® Và naproxen (®
  • Đạt và duy trì một trọng lượng khỏe mạnh.
  • Bỏ hút thuốc lá.
  • Hạn chế uống rượu.
  • Hoạt động thể chất.
  • Hạn chế tiêu thụ thịt đỏ, thịt nguội (thịt chế biến-bảo quản).
  • Ăn đủ các loại trái cây và rau quả và ngũ cốc.
  • Phẫu thuật là cách chữa khỏi bệnh cho ung thư đại tràng khi còn ở tại chỗ (giai đoạn I – III), cho bệnh nhân di căn có giới hạn ở gan và/hoặc phổi (bệnh ở giai đoạn IV).

Các lựa chọn phẫu thuật bao gồm:

  • Cắt đại tràng phải
  • Cắt đại tràng phải mở rộng
  • Cắt đại tràng trái: ở đại tràng góc lách lách và đại tràng trái
  • Cắt đại tràng sigma: Đối với tổn thương đại tràng sigma
  • Cắt đại tràng toàn bộ với miệng nối hồi trực tràng: bệnh đa polyp tuyến gia đình, ung thư đại tràng nhiều vị trí ung thư mà không rõ tình trạng đoạn ruột để lại phía trên.
  • Hóa trị là những phương pháp điều trị thường là cần thiết để tiêu diệt tế bào ung thư. Hóa trị được sử dụng dưới dạng tiêm hoặc dạng viên nén.
  • Điều trị khác: Các loại thuốc hạn chế sự gia tăng của tế bào ung thư đôi khi được sử dụng, giới hạn sự tăng trưởng của khối u như Panitumumab (Vectibix), Bevacizumab (Avastin), Pembrolizumab (Keytruda), Regorafenib (Stivarga), Ramucirumab (Cyramza), Cetuximab (Erbitux), Ziv-aflibercept (Zaltrap), Nivolumab (Opdivo)
  • Dùng thuốc hoặc tăng cường miễn dịch tự thân hoặc phân tách nuôi cấy các tế bào miễn dịch
  • Phương pháp Hóa-nhiệt trong phúc mạc bơm tuần hoàn trong khoang ổ bụng của người bệnh.
  • Xạ trị: được sử dụng trước hoặc sau khi phẫu thuật tuỳ từng bệnh nhân. Sử dụng nhiều nguồn tia khác nhau của bức xạ ion hóa.
  • Chú trọng dinh dưỡng: xây dựng một chế độ ăn lành mạnh vô cùng cấp thiết đối với sức khỏe thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh đó cũng chính là phương tiện hỗ trợ tốt nhất cho hệ miễn dịch
  • Nên lựa chọn những thực phẩm an toàn, có lợi cho sức khỏe như trái cây, rau xanh giúp làm giảm nồng độ pH trong lòng ruột
  • Tăng cường vận động: rèn luyện thể dục, thể thao thường xuyên giúp tăng sức bền, dẻo dai, tinh thần hưng phấn, thoải mái, mà còn thúc đẩy các chức năng chuyển hóa
  • Loại bỏ các thói quen xấu có thói quen thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá hoặc kết hợp chúng với nhau