Thuốc bổ não hay còn gọi là thuốc bảo vệ thần kinh, dưỡng não có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm thiểu tác động lên các tế bào thần kinh, thuốc có thể bảo vệ được cấu trúc của thần kinh đã bị tổn thương qua quá trình ô-xy hóa, nhiễm độc. Tuy nhiên, nó là thuốc không phải ai cũng nên sử dụng loại thuốc này. Chúng ta cần sử dụng nó đúng chỉ định và đúng mục đích.
Thuốc bổ não là một trong những mặt hàng được quảng cáo rất nhiều. Việc quảng cáo và sử dụng tràn lan là một vấn đề cần hết sức lưu ý. Theo chuyên gia y dược – Cao đẳng y dược Sài Gòn cho biết, không phải ai cũng nên sử dụng loại thuốc này. Tình trạng người dân tự ý dùng thuốc bổ não ngày càng phổ biến do trên thực tế loại thuốc nào đã phần nào có tác dụng hỗ trợ não bộ khá tốt. Thuốc đã đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng nhất là đối với những người người phải chịu áp lực công việc cao, hay lo âu, mất ngủ, suy giảm trí nhớ, chóng mặt. Vậy thuốc bổ não có thực sự bổ như mọi người vẫn nghĩ?.
Cần sử dụng thuốc bổ não đúng chỉ định
Tin theo lời quảng cáo với những công dụng khác nhau như trị rối loạn giấc ngủ, giúp tăng cường trí nhớ, điều trị các triệu chứng của thiếu máu não như triệu chứng chóng mặt, đau đầu, stress. Nhiều người đã tự mua cho mình các loại thuốc bổ não mà không rõ thực hư công dụng ra sao. Khi chúng ta stress, đau đầu bệnh lý này sẽ chỉ định với thuốc khác. Chóng mặt thì phần lớn là do các bệnh lý của cơ quan tiền đình, đau đầu cũng vậy, đây là một biểu hiện của rất nhiều bệnh khác nhau. Khi ấy phải điều trị bệnh của cơ quan tiền đình chứ không phải thuốc dưỡng não. Bệnh nhân bệnh đau đầu Migraine, trầm cảm, tăng huyết áp, bệnh lý cột sống cổ do bệnh nội khoa khác. Khi đấy dùng thuốc dưỡng não rất có thể sẽ đi sai hướng.
Hiện tại thì chỉ có những loại thuốc dùng để điều trị chấn thương sọ não, Alzheimer, suy giảm trí nhớ ở người bị đột quỵ. Bệnh nhân không được tự ý mua uống mà phải được bác sĩ kê đơn và dùng theo sự hướng dẫn của thầy thuốc.
Một số thuốc thường được cho là bổ não nhưng nhiều người còn chưa biết nhiều về tác dụng chính của nó và cách sử dụng như thế nào. Thuốc bổ não có rất nhiều loại và có chỉ định khác nhau, chỉ định này cần phải sử dụng thuốc hợp lý. Thuốc bổ não có thể sử dụng trong một số bệnh có tổn thương như parkinson, đột quỵ não, alzheimer, chấn thương sọ não. Tuy nhiên cần sử dụng với một thời gian nhất định.
Thuốc chữa bệnh luôn là con dao 2 lưỡi, nó có thể chữa được bệnh nhưng cũng có thể gây hại cho cơ thể kể cả là thuốc bổ. Các thuốc dưỡng não tính hiệu quả vẫn chưa được chứng minh một cách rõ ràng dù phần lớn tính an toàn tương đối cao. Việc tự ý sử dụng thuốc bổ não đôi khi sẽ làm cho bệnh diễn biến nặng hơn. Lạm dụng thì thứ nhất sẽ mất tiền, thứ hai sẽ mất thời gian. Người bệnh do mải mê sử dụng thực phẩm chức năng và uống thuốc bổ não nên làm mất đi thời gian điều trị sớm.
Người bệnh đau đầu có nên dùng thuốc bổ não
Lạm dụng thuốc bên ngoài người bệnh sẽ có nguy cơ bị tác dụng phụ do chính thuốc đó gây ra như rối loạn tiêu hóa, đau đầu, hoặc có thể có dị ứng. Đặc biệt, với những người bệnh không dung nạp thuốc, bị dị ứng thuốc có thể xảy ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Tốt hơn chúng ta nên tự thay đổi lối sống, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, ăn uống lành mạnh, loại bỏ thói quen xấu. Tăng cường luyện tập thể thao thay đổi lối sống cũng là một cách hợp lý để tránh stress, giảm thiểu bệnh tật, nhất là các bệnh lý của não.
Thuốc bổ não tác động như thế nào đến não bộ?
Não là cơ quan kiểm soát, điều khiển mọi hoạt động của cơ thể con người. Não luôn luôn đòi hỏi nhu cầu dinh dưỡng cao nhất. Trong não bộ chứa hàng tỷ tế bào thần kinh để nhận, xử lý và ra hiệu lệnh giúp các cơ quan hoạt động tốt. Với người hoạt động trí óc nhiều, não hoạt động liên tục và chiếm hơn 20% calo trong cơ thể, suy nghĩ nhiều thì càng tốn nhiều năng lượng.
Não bộ là một cơ quan đóng vai trò quan trọng và phải làm việc liên tục não bộ luôn cần duy trì một lượng dinh dưỡng cao để chúng ta đạt hiệu quả cao khi học tập và làm việc.
Cuộc sống hiện đại với áp lực từ sinh hoạt và công việc khiến không ít người bị mệt mỏi, mất ngủ, hay quên, trí nhớ kém, suy giảm thị lực khiến cho hoạt động của não bộ không còn linh hoạt như trước. Vì vậy nên nhiều người đã tìm đến các loại thuốc bổ não để tăng cường tuần hoàn máu lên não, hoạt huyết, an thần giúp người sử dụng thuốc cải thiện triệu chứng rối loạn tiền đình
Cơ chế tác động của thuốc bổ cho não
- Thuốc bổ dành cho não hiện nay được bài chế theo cơ chế tăng cường khả năng tuần hoàn não, giúp máu lưu thông lên não, cung cấp dinh dưỡng và oxy cho não.
- Hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giảm rối loạn tiền đình.
- Hỗ trợ các khả năng an thần, giảm căng thẳng, lo âu
Thuốc bổ não có những hợp chất gì?
- Cinnarizine: giúp tăng lưu thông oxy lên não, giảm tính co mạch máu, tuy nhiên người già không nên dùng.
- Ginkgo biloba: Ginkgo biloba có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, được chiết xuất từ lá cây Bạch quả, cải thiện và tăng cường trí nhớ chống các gốc tự do
- Citicoline: Loại chất này có khả năng chống tổn thương não bộ, người muốn tăng cường trí nhớ thì nên dùng Citicoline, tăng cường chức năng dẫn truyền dây thần kinh.
- Blueberry: Loại chất này có trong quả Việt quất và được dùng trong thuốc bổ cho não nhiều nhất. Blueberry giúp hỗ trợ suy giảm thoái hóa thần kinh, đột quỵ, chống các gốc tự dovà ung thư não.
- Cerebrolysin: Loại chất này dành cho người hay bị quên, thiếu tập trung giúp điều hòa chức năng thần kinh não
- Saponin: Là loại chất xem là chất bổ dưỡng cho não bộ có nhiều trong các loại sâm và rễ đinh lăng. Saponin có tác dụng chống suy nhược thần kinh, tăng cường sinh lực, trí lực, tăng cường trí nhớ
- Piracetam: Là chất phù hợp với người muốn tăng cường trí nhớ, có tác dụng phục hồi những tổn thương ở não bộ, thuốc bổ não có chất này giảm tình trạng hoa mắt, chóng mặt.
- Các loại vitamin: Vitamin B1, Vitamin B2, Vitamin B6, Vitamin B5, vitamin B12, … có tác dụng tăng cường sinh lực cho não bộ, cải thiện trí nhớ.
Dùng thuốc bổ não sai cách có tác hại gì?
Theo các chuyên gia y tế, việc tự ý dùng thuốc bổ não sai cách sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ. Một số tác dụng phụ như đau đầu, phát ban, chóng mặt, tiêu chảy, buồn nôn, buồn ngủ, đánh trống ngực, …
Một số loại thuốc sẽ khiến cho nồng độ insulin thay đổi, ảnh hưởng đến việc điều trị tiểu đường.V tự ý dùng thuốc bổ não sai cách còn tăng nguy cơ chảy máu khi sử dụng chung với những thuốc kháng sinh, một số thuốc giúp chống đông máu.
Những bệnh nhân có bệnh lý về thần kinh cần được sự theo dõi của bác sĩ và uống thuốc theo chỉ định. Nếu tự ý sử dụng thuốc bổ não có thể gây hiện tượng co giật.
Một số loại thuốc tốt cho não cũng không được dùng khi lái xe vì dễ gây ra cảm giác buồn ngủ, rối loạn vận động. Khi bạn gặp một số vấn đề về thần kinh suy nhược thì việc uống bổ não rất tốt nếu phù hợp và thực hiện đúng như chỉ dẫn. Thực tế thì thuốc bổ não là các chất giúp duy trì cường độ và nhịp độ của dòng máu chảy về não. Từ đây làm các động mạch thư giãn, tăng cường sức đề kháng, tránh những biến chứng do máu chảy không đều. Đồng thời, thuốc cũng tăng sức đề kháng, cải thiện chức năng não bộ. Tùy vào từng người, độ tuổi, sức khỏe mà quyết định có yếu tố ảnh hưởng gì hay không. Tốt nhất thì các bạn nên tìm đến sự tư vấn và chỉ dẫn của bác sĩ là tốt nhất.
Những sai lầm khi sử dụng thuốc bổ não
Thuốc bổ não không gây tác dụng phụ gì
Nhiều người hay nghĩ rằng thấy ai đó dùng tốt nên cũng mua về dùng, đây là một sai lầm mà nhiều người hay mắc phải. Trong thuốc bổ não vẫn có một số chất gây tác dụng phụ không mong muốn như đau đầu, choáng váng, chóng mặt, ói mửa, hạ huyết áp tạm thời. Khi dùng thuốc bổ dạng viên sủi chứa ion natri sẽ gây ra nhiều biểu hiện như: choáng váng, đau đầu.
Cần dùng thuốc bổ não theo chỉ định của bác sĩ
Tự ý dùng mà không theo chỉ dẫn của bác sĩ
Để tránh được những biến chứng hay tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc khi dùng bất kỳ loại thuốc nào tốt nhất nên cần có sự tư vấn của bác sĩ. Nếu có xảy ra triệu chứng gì bất thường nên đến bệnh viện để kiểm tra.
Lạm dụng thuốc trong thời gian dài
Nhiều người thường không quan tâm điều này và dễ bị lệ thuộc vào thuốc. Theo các chuyên gia, thuốc bổ não sử dụng liên tục thì người dùng có thể bị lệ thuộc vào thuốc, rối loạn tập trung. Về lâu dài có thể gây suy gan, suy nhược cơ thể.
Nhiều người hay nghĩ dùng càng nhiều càng bổ, tuy nhiên không lường được lạm dụng thuốc bổ quá nhiều sẽ gây ra nhiều biến chứng, tác dụng phụ khó có thể lường trường được.
Mặc dù là một loại thuốc bổ trợ chức năng nhưng loại thuốc nào cũng cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tùy vào thể trạng từng người mà bác sĩ sẽ có liều dùng phù hợp.