Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nhổ răng khôn có ảnh hưởng gì không?


Mọc răng khôn hay gọi là răng số 8 không có ý nghĩa gì về chức năng nhai bởi hàm răng 28 cái đã đủ để con người ăn uống thường ngày. Răng khôn còn là “kẻ thù” của nhiều người bởi chúng mang lại phiền toái và đau đớn. Nếu nhổ răng khôn cần lưu ý những gì?.

Răng khôn là gì?

Răng khôn thường mọc ở phía sau mỗi góc hàm của bạn. Thông thường lúc ở độ tuổi 17-21 tuổi răng khôn sẽ bắt đầu xuất hiện ở 4 góc hàm. Một số trường hợp không đủ cả 4 răng khôn và điều đó bình thường.

Thực chất răng khôn gọi là răng số 8, là tên gọi được dùng để chỉ những chiếc răng hàm mọc cuối cùng của mỗi bên hàm. Chiếc răng này không xuất hiện ở trẻ nhỏ đã thay răng mà xuất hiện ở người trưởng thành 17 tuổi trở lên.

neu-nho-rang-khon-can-luu-y-nhung-gi

Nếu nhổ răng khôn cần lưu ý những gì?

Do răng khôn mọc sau cùng thường không có đủ chỗ để chúng mọc bình thường. Vì thế mà răng khôn mọc lệch, xô lẫn nhau, mọc chen dẫn đến sưng, đau đớn. Hơn nữa, răng nằm sâu bên trong hàm nên không có ý nghĩa thẩm mỹ còn có thể gây xô lệch mất thẩm mỹ. Có nhiều trường hợp gặp phải tình trạng những chiếc răng khôn mọc ngầm, mọc lệch khiến phần nướu răng sưng tấy. Không can thiệp kịp thời dễ tích đọng thức ăn gây hôi miệng, viêm nướu. Theo chuyên gia y dược tại Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, tới nay có khoảng 85% răng khôn bị nhổ bỏ thay vì được tồn tại đến hết quãng đời. Hầu như răng khôn đều phải nhổ, dù sớm dù muộn.

Răng khôn có thể không cần phải loại bỏ nếu:

  • Không bất thường về hình dạng
  • Mọc thẳng và khớp tốt với răng đối diện của chúng
  • Không gây hại cho răng kế bên
  • Có thể được làm sạch bằng các biện pháp vệ sinh cơ bản hàng ngày

Vì sao nên nhổ răng khôn?

Răng khôn mọc xiên, mọc ngầm, mọc lệch dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Khi răng khôn mọc có thể mọc theo chiều ngang, xiên xẹo ở nhiều góc độ khác nhau trong hàm. Nhiều trường hợp răng khôn không đủ chỗ để mọc đúng cách và có thể gây ra các vấn đề.

Đã mọc nhưng không thấy trên miệng (ẩn dưới xương, nướu)

Răng khôn mọc ngầm này có thể dẫn đến nhiễm trùng hoặc có thể gây ra tiêu chân răng, hoại tử tủy răng, u nang gây hại chân răng khác và phá hủy xương hàm (nang xương hàm).

Răng khôn nhú 1 phần trên nướu

Răng khôn nhú một phần trên nướu vì vùng này khó nhìn thấy và khó làm sạch, tạo ra một đường dẫn cho vi khuẩn gây bệnh nướu răng và viêm lợi trùm. Diễn tiến nặng gây nhiễm trùng răng miệng,sưng mặt, khít hàm (viêm mô tế bào).

Răng khôn mọc nghiêng vào răng kế bên hoặc mọc lệch ra phía má hay phía lưỡi. Sẽ gây nhồi nhét thức ăn vùng kẽ giữa răng khôn rất khó để làm sạch, tạo điều kiện tiến triển sâu răng kế bên răng khôn.

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, răng khôn nếu mọc lệch, mọc ngầm mà không tiến hành nhổ sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:

Về yếu tố dây thần kinh

Răng khôn khôn có ảnh hưởng đến sức khỏe thần kinh vì  thường mọc sát dây thần kinh như dây thần kinh hàm trên, hàm dưới, dây thần kinh mắt. Một số trường hợp sau khi nhổ răng thường thấy tê má, môi. Tuy nhiên ảnh hưởng đến dây thần kinh khi nhổ răng nhưng ở mức độ cực nhẹ và không gây ảnh hưởng gì lớn, nó sẽ hết sau vài ngày. Số ít trường hợp hi hữu kéo dài vì do nhổ răng không đảm bảo.

Viêm lợi trùm răng khôn

Khi mọc lệch, răng khôn thường gây ra tình trạng lợi trùm khiến thức ăn bám vào kẽ giữa lợi và răng. Biểu hiện của tình trạng này là viêm tấy quanh bề mặt răng khôn. Viêm lợi trùm răng khôn sẽ rất khó làm sạch sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn tới nhiễm trùng lợi.

Về yếu tố răng kế cận 

Răng số 7 thường chịu tác động trực tiếp nếu răng khôn có vấn đề. Răng số 7 là răng ăn nhai cực quan trọng nhiều người cũng lo răng số 7 bị những ảnh hưởng như bị vỡ mẻ hay bị xô lệch khi không còn răng chống đỡ. Nhổ răng khôn khi mất đi thì hiện tượng tiêu xương rất ít khi xảy ra vì khoảng trống của răng khôn sẽ được lấp đầy bởi mô cơ phía bên trong hàm.

Bệnh viêm nha chu

Với những trường hợp răng khôn hình dạng bất thường khiến thức ăn nhồi nhét lâu ngày sẽ gây viêm nha chu cho răng bên cạnh.

Răng mọc chen chúc gây sâu răng

Răng khôn mọc lên thường dẫn tới xô lấn sang răng số 7 bên cạnh. Thậm chí, nhiều trường hợp răng khôn mọc lệch còn đâm thủng chân hoặc thân răng số 7, gây viêm răng số 7. Nhiều trường hợp không nhổ răng số 8 sớm còn mất luôn răng số 7.

rang-khon-moc-len-thuong-dan-toi-xo-lan-sang-rang-so-7

Răng khôn mọc lên thường dẫn tới xô lấn sang răng số 7

Răng số 8 nếu mọc lệch sẽ tạo thành những khe giắt thức ăn. Chính vì vậy sẽ rất khó vệ sinh răng miệng và từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Đây cũng chính là nguyên nhân gây sâu răng.

Viêm mô tế bào

Một biến chứng thường thấy khi răng khôn mọc lệch, mọc ngầm. Khi viêm mô tế bào thì má sẽ phồng, da căng và sờ vào thấy đâu. Đồng thời, khi này bệnh nhân sẽ có cảm giác đau nhức, há miệng đau, khó nhai nuốt và thậm chí cứng hàm hoàn toàn. Thậm chí, nếu không khắc phục sớm sẽ khiến vùng này bị bung mủ.

U nguyên bào men

Không phải trường hợp nào cũng phải nhổ răng khôn. U nguyên bào men là trường hợp rất hiếm gặp và nếu gặp phải thì sẽ có các phương pháp điều trị thường là phải cắt đoạn xương hàm.

Như vậy có thể thấy, với những răng mọc lệch, mọc ngầm cần phải tiến hành nhổ răng sớm. Việc này nhằm tránh những biến chứng có thể xảy ra. Nên chủ động nhổ răng khôn khi chúng chưa mọc hoàn toàn đầy đủ và khi đó sự phục hồi thường nhanh hơn sau khi tiểu phẫu.

Nhiều bác sĩ cho rằng việc loại bỏ răng khôn có thể là cần thiết nếu bạn gặp phải những vấn đề vùng răng khôn như:

  • Đau
  • Sưng mặt do răng khôn
  • U nang do răng khôn
  • Nhiễm trùng của mô nướu vùng răng khôn, lặp đi lặp lại
  • Sâu răng
  • Tổn thương răng kế cận, răng đối diện
  • Cắn má

Một số biến chứng có thể xảy ra sau khi nhổ răng khôn

Nhổ răng số 8 là một kỹ thuật tiểu phẫu phức tạp hơn so với nhổ răng thông thường. Vì vậy cần được tiến hành được nhổ theo đúng quy trình và cẩn thận thì có thể dẫn đến các biến chứng khi nhổ răng số 8.

Chảy máu kéo dài sau nhổ răng

Sau khi nhổ răng số 8, tại vị trí này sẽ bị chảy máu bệnh nhân sẽ cắn gòn cầm máu liên tục trong khi nhổ răng một vài giờ. Nếu tình trạng chảy máu kéo dài nghiêm trọng có thể là vết rách quá to, chóp chân răng bị gãy do bác sĩ đã bỏ qua một số bệnh lý của bệnh nhân khi chẩn đoán như Hemophilia, giảm tiểu cầu.

Biến chứng này sẽ khiến bệnh nhân mệt mỏi, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng. Bạn cần liên hệ ngay với bác sĩ để được các bác sĩ kiểm tra lại.

Nhiễm khuẩn sau khi nhổ răng

Nhiễm trùng viêm huyệt ổ răng khôn là một dạng biến chứng khi nhổ răng khôn số 8. Tình trạng này nhiễm trùng sau khi nhổ răng thường do giai đoạn vệ sinh dụng cụ nhổ răng chưa sạch. Tình trạng viêm huyệt răng có mủ không triệt để do thao tác chăm sóc răng miệng sau khi nhổ răng của chính bệnh nhân thực hiện chưa đúng.

Biểu hiện của nhiễm khuẩn sau khi nhổ răng thường là vết thương nhổ răng bị sưng đau kéo dài. Bạn có thể kiểm soát biến chứng sau khi nhổ răng khôn bằng các biện pháp như súc miệng bằng nước muối ấm, sử dụng thuốc kháng sinh để kiểm soát tình trạng nhiễm trùng, chảy máu.

Đau kéo dài bất thường

Đây là một biến chứng gây đau đớn cho bệnh nhân. Đau đớn kéo dài bất thường là một trong những biến chứng hiếm gặp sau khi nhổ răng số 8. Tình trạng này sẽ phần nào gây ra ảnh hưởng tới sinh hoạt và tâm lý người bệnh. Nguyên nhân của biến chứng đau đớn kéo dài bất thường là :

– Răng khôn nhổ không đúng kỹ thuật gây tổn thương đến xương ổ răng và vùng quanh răng.

– Bệnh nhân bị viêm huyệt ổ răng ở thể mủ hoặc thể khô.

– Phẫu thuật mở xương quá lớn hoặc mở xương không đủ

 -Nước làm mát cũng như mũi khoan có tốc độ quá cao.

Để tránh được các biến chứng khi nhổ răng số 8 các bạn cần lưu ý nên lựa chọn nha khoa nhổ răng uy tín đảm bảo an toàn nhất. Ngoài ra thì việc chăm sóc sức khỏe răng miệng sau khi nhổ răng cũng cần phải tránh để vùng nhổ răng nhiễn trùng dẫn đến biến chứng.

Những lưu ý khi mọc răng khôn

  • Mọc răng khôn thường có diễn biến không theo quy luật. Những triệu chứng mọc răng khôn thường dễ nhầm lẫn với những bệnh răng miệng khác.
  • Trong thời gian mọc răng khôn người bệnh cần phải lưu ý đến các vấn đề sau như chú ý đến vệ sinh răng miệng bởi răng không là vị trí mọc sâu bên trong hàm.
  • Chú ý đến ăn uống đảm bảo không gây tổn thương đến vị trí răng khôn mọc.
  • Súc miệng sau khi ăn xong.
  • Khi mọc răng khôn bạn nên ăn những loại thực phẩm mềm như cháo, kèm theo rau thịt cắt nhỏ
  • Bổ sung những loại vitamin, khoáng chất cho cơ thể.
  • Không nên ăn những loại thực phẩm quá cay, quá nóng, chua
  • Không uống những loại thực phẩm đồ uống có ga, cồn, caffein
  • Đặc biệt hạn chế ăn những loại đồ ăn quá cứng
  • Sử dụng những loại trái cây có tính mát sẽ giúp hạ nhiệu hiệu quả.

Vì vậy khi phát hiện những biểu hiện bất thường để có thể đưa ra phương pháp điều trị an toàn nhất.những cơn đau kéo dài bạn nên đến nha sĩ để khám và kiểm tra.