Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân triệu chứng và cách điều trị thoát vị bẹn


Thoát vị bẹn là căn bệnh thoát vị khá phổ biến ở nam giới có thể xảy ra ở bất cứ tuổi nào gây ra nhiều khó chịu trong sinh hoạt thường ngày. Những thông tin tổng quan về bệnh thoát vị bẹnh chia sẻ sau đây hy vọng sẽ đem lại những kiến thức bổ ích cho các bạn.

Thoát vị bẹn tuy không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng vẫn cần được chú ý. Tình trạng này cũng có thể xảy ra ở nữ nhưng hiếm hơn thường chỉ gây khó chịu, ít dẫn đến biến chứng nặng.

Thoát vị bẹn và nguyên nhân

Bệnh thoát vị bẹn thường xảy ra ở nam giới có thể xảy ra ở một bên hoặc cả hai bên bẹn. Bệnh thoát vị bẹn có các biểu hiện như sưng phồng tại vùng bẹn, là hậu quả của bất thường bẩm sinh do tồn tại ống phúc tinh mạc. Thoát vị bẹn là ở vùng bẹn có những lỗ tự nhiên như tinh hoàn từ trong ổ phúc mạc chạy xuống bìu ở nam giới. Khi những lỗ này giãn rộng một phần các tạng trong ổ bụng chui qua lỗ này, gọi là thoát vị.

benh-thoat-vi-ben-thuong-xay-ra-o-nam-gioi

Bệnh thoát vị bẹn thường xảy ra ở nam giới

Các dạng thoát vị bẹn thường gặp    

- Bệnh thoát vị bẹn gián tiếp: đây là dạng thoát vị bẹn bẩm sinh khi tạng thoát vị đi qua ống phúc tinh mạc. Thường ống phúc tinh mạc sẽ được bít lại sau khi sinh.

- Bệnh thoát vị bẹn trực tiếp: đây là dạng thoát vị bẹn mắc phải khi tạng thoát vị đi qua điểm yếu thành bẹn.  Dạng thoát vị này xảy ra ở người tiểu khó trong u xơ tiền liệt tuyến, làm việc gắng sức, táo bón kéo dài, ho kéo dài.

Nguyên nhân gây ra bệnh thoát vị bẹn

Theo các chuyên gia là do:

Bẩm sinh

Ống phúc tinh mạc sẽ tạo nên túi thoát vị gián tiếp có sẵn, là điều kiện khiến nguy cơ bị thoát vị ở bẹn mắc phải cao. Bệnh nhân có các bệnh lý như u nang thừng tinh, tràn dịch tinh mạc.

  • Một số bệnh gây mất collagen trong mô, suy dinh dưỡng cũng gây suy yếu vùng thành bẹn và gây thoát vị.
  • Do sự suy yếu thành bụng ở tuổi già gây thoát vị trực tiếp.
  • Béo phì, thương tích vùng bẹn, lao động quá sức
  • Sự tăng áp lực ở ổ bụng một cách liên tục hoặc không liên tục
  • Ho kéo dài.
  • Táo bón kéo dài trong nhiều năm, hoặc do u đại tràng.
  • Các triệu chứng khi mắc bệnh
  • Hẹp niệu đạo hoặc bướu lành ở tuyến tiền liệt gây khó tiểu.
  • Có thai hoặc có khối u lớn trong bụng.
  • Bị táo bón mạn tính.
  • Đã từng bị thoát vị ở bẹn trước đó.

Các triệu chứng khi mắc bệnh

  • Trong trường hợp bị thoát vị nhỏ rất khó để có thể nhận thấy khối phồng ra ở bẹn. 
  • Triệu chứng đầu tiên xuất hiện có thể không rõ ràng không gây ra triệu chứng bất thường đối với các bộ phận còn lại trên cơ thể
  • Đau và có khối phồng ra ở bẹn khi nâng một vật nặng hay khi ho và biến mất khi nằm xuống
  • Bệnh nhân có thể có cảm giác tức nặng vùng bẹn, có cảm giác bị co kéo hay là đau lan xuống bìu, da bìu bị sưng đỏ
  • Những điểm khác thường đi kèm thường là do các bệnh lý liên quan như u đại tràng, viêm phế quản mạn bướu lành tiền liệt tuyến là những biểu hiện cơ bản của người bệnh khi bị thoát vị bẹn.
  • Khối thoát vị to lên thì bệnh nhân thấy xuất hiện khối phồng vùng bẹn ( có thể một hoặc hai bên
  • Thoát vị ở bẹn biến mất khi nằm xuống hoặc tăng kích thước khi đứng khi đi lại
  • Lúc đầu bệnh nhân có thể đẩy khối thoát vị  lên ổ bụng dễ dàng, sau nghẹt, thì khối không thể đẩy lên ổ bụng
  • Bệnh nhân sẽ có cảm giác đau đột ngột và dữ dội vùng bẹn, sốt, mạch nhanh. Đây là biến chứng nguy hiểm và phổ biến nhất của thoát vị bẹn.
  • Tại chỗ khối phồng thoát vị chuyển sang màu đỏ, tím hoặc sẫm. Khi tình trạng này xảy ra mà không được cấp cứu kịp thời thì quai ruột , mạc treo các tạng trong túi thoát vị sẽ  bị thiếu máu nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử
  • Chẩn đoán thoát vị bẹn chủ yếu dựa vào lâm sàng như :  Siêu âm, XQ, CT-scan bụng - chậu để xác định rõ nội dung túi thoát vị. Cũng như để chẩn đoán phân biệt với một số bệnh lý  hay gặp ở vùng bẹn bìu như kích thước túi  thoát vị, và tình trạng các quai ruột trong túi thoát vị, tràn dịch màng tinh hoàn, giãn tĩnh mạch thừng tinh, thoát vị đùi có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân.

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu:

  • Có các triệu chứng bất thường hoặc bìu bị sưng
  • Ho kéo dài hoặc bị dị ứng.
  • Vết mổ bị sưng, đỏ hoặc chảy dịch.
  • Báo với bác sĩ nếu bạn sốt hơn 37,80C;

Hãy luôn thảo luận với bác sĩ vì cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người.

Biến chứng của thoát vị bẹn

Thoát vị nghẹt

Đây là biến chứng nguy hiểm và thường gặp nhất, không thể di chuyển trở lại vào thành bụng và gây ra hoại tử do thiếu máu nuôi dưỡng. Đây là biến chứng xảy ra do tạng thoát vị và các mạch máu liên quan bị chèn ép. Có tình trạng tắc ruột đi kèm là một số biểu hiện của biến chứng thoát vị nghẹt. Có một khối chất gây đau ở vùng bẹn, không đẩy xẹp được. Bệnh nhân có thể sẽ gặp phải tình trạng hoại tử ruột nếu không điều trị sớm. 

Bệnh thoát vị bẹn nếu không điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đó là tình trạng mắc kẹt ruột hoặc mạc nối lớn trong túi thoát vị, trong đó thoát vị nghẹt là nguy cơ hàng đầu. Khối thoát vị không thể đẩy lên được và rất đau đớn. Nguy cơ thoát vị nghẹt xảy ra cao hơn ở thoát vị bẹn gián tiếp.  Bệnh nhân cần phải được khám và xử trí cấp cứu.

Thoát vị kẹt

Thoát vị nghẹt là tình trạng các tạng và mạch máu bị chèn ép. Tạng thoát vị có thể chui xuống túi thoát vị nhưng không di chuyển lên bụng lại bị dính vào túi, nhau là nguyên nhân gây thoát vị kẹt. Các tạng thoát vị dính lại, bệnh nhân thoát vị kẹt không bị đau chỉ gây cảm giác vướng víu và dễ bị chấn thương hơn. Không gặp phải tình trạng tắc ruột.

Bệnh thoát vị bẹn có ảnh hưởng đến sinh sản không? 

Bệnh thoát vị bẹn ở người lớn không nguy hiểm hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu điều trị sớm và không ảnh hưởng gì tới việc có con. Nhưng nếu phát hiện và điều trị muộn có thể gây các biến chứng đe dọa đến tính mạng. Thoát vị bẹn, có thể là một trong các yếu tố thuận lợi gây xoắn tinh hoàn, nghẹt bó mạch thừng tinh gây hoại tử tinh hoàn, thoát vị bẹn teo tinh hoàn, làm tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới. Tuy nhiên, thoát vị nghẹt gây hoại tử ruột, mạc treo ruột đây là biến chứng nguy hiểm và phổ biến nhất. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp các tạng (ruột hoặc mạc treo của ruột) không di chuyển trở lại ổ bụng được dẫn đến thiếu máu nuôi. Các tạng ruột bị nghẹt tại vùng cổ túi hoặc do bị xoắn nếu không can thiệp phẫu thuật kịp thời, các tạng sẽ bị hoại tử.

benh-thoat-vi-ben-co-the-la-mot-trong-cac-yeu-to-thuan-loi-gay-xoan-tinh-hoan

Bệnh thoát vị bẹn có thể là một trong các yếu tố thuận lợi gây xoắn tinh hoàn

Bên cạnh đó, do tạng thoát vị chui xuống nhưng không đẩy lên được thường gây ra cảm giác vướng víu, dễ bị chấn thương hơn. Nhiều trường hợp còn gặp biến chứng thoát vị kẹt, vì dính vào túi thoát vị do tạng trong túi dính với nhau. Thoát vị kẹt do khối thoát vị lớn và xuống tương đối thường xuyên vỡ các tạng bên trong.

Các biến chứng nguy hiểm của thoát vị bẹn ở trẻ em

Thoát vị bẹn ở trẻ em có thể ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Một số biến chứng nguy hiểm thường gặp của bệnh như:

  • Thoát vị bẹn nghẹt: là biến chứng nguy hiểm nhất của thoát vị bẹn. Thoát vị nghẹt sẽ làm hoại tử tạng bị nghẹt. Các tạng chui xuống bao thoát vị rồi bị nghẹt lại không lên được.
  • Ảnh hưởng xoắn tinh hoàn, teo tình hoàn ở bé trai
  • Ảnh hưởng đến buồng trứng ở bé gái: hoại tử buồng trứng
  • Thoát vị bẹn gây đau, khó chịu, ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ

Thoát vị bẹn ở trẻ em không thể tự khỏi mà phải điều trị bằng phẫu thuật. Cha mẹ không được tự điều trị tại nhà hoặc đợi trẻ tự khỏi, cần quan sát thật kỹ những dấu hiệu bất thường ở trẻ. Nếu như có biến chứng nặng sẽ ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị và gây ra những tổn thương khó phục hồi.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc thoát vị bẹn?

Theo chia sẻ của chuyên gia y dược tại Cao đẳng y dược TPHCM, có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ thoát vị bẹn, đó là:

  • Nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nữ giới.
  • Thừa cân: tạo thêm áp lực lên bụng của người bệnh
  • Tiền sử gia đình: nguy cơ thoát vị bẹn tăng nếu bạn có người thân bị tình trạng như vậy.
  • Ho mãn tính: ở người hút thuốc lá, có thể làm tăng nguy cơ bị thoát vị bẹn
  • Mang thai: có thể làm suy yếu cả các cơ bụng và gây tăng áp lực trong ổ bụng
  • Sinh non.
  • Một số bệnh lý: gây tổn thương phổi nghiêm trọng, những người bị xơ nang, ho mãn tính và tăng khả năng mắc thoát vị bẹn.
  • Táo bón mãn tính: là một yếu tố nguy cơ phổ biến của chứng thoát vị bẹn
  • Một số ngành nghề: có một số công việc lao động chân tay nặng trong thời gian dài làm tăng nguy cơ mắc thoát vị bẹn

Điều trị

 Phương pháp chủ yếu để điều trị thoát vị bẹn là phẫu thuật để cắt bỏ túi thoát vị.

 Phương pháp sử dụng dải đeo túi thoát vị , mặc quần chật <6 tuổi do ít bị nghẹt và ống phúc tinh mạc có thể bít lại chỉ đặt ra đối với trẻ nhỏ.

Phòng ngừa thoát vị bẹn

Việc phòng ngừa thoát vị bẹn chủ yếu tập trung và việc hạn chế các yếu tố mắc bệnh như:

  • Có chế độ ăn nhiều chất xơ, dễ tiêu, tránh gây táo bón mãn tính
  • Hạn chế những công việc phải mang vác nặng
  • Không hút thuốc là để giảm nguy cơ ho mãn tính
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ.
  • Thoát vị bẹn có thể được hạn chế nếu bạn áp dụng những thói quen sinh hoạt như đi dạo và leo cầu thang nếu bác sĩ cho phép, nhưng đừng làm quá sức.
  • Sử dụng thuốc giảm đau sau khi phẫu thuật theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Quan hệ tình dục nếu bác sĩ cho phép
  • Giảm cân nếu bạn bị thừa cân
  • Ăn thức ăn đủ chất xơ và uống đủ 8 ly nước mỗi ngày. Cẩn thận để không bị táo bón, bạn có thể cần thuốc nhuận tràng nhẹ.
  • Gặp bác sĩ nếu bạn bị ho kéo dài hoặc dị ứng.
  • Thực hiện đúng sự hướng dẫn an toàn khi nâng vật nặng
  •  

Nếu có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình chữa trị bệnh thoát vị bẹn, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế để được có giải đáp tốt nhất.

Thoát vị bẹn được chẩn đoán khá dễ dàng dù chưa có biến chứng, bạn cũng nên đi khám bác sĩ chuyên khoa và điều trị sớm. Túi thoát vị bẹn không có khả năng tự lành mà có khuynh hướng ngày càng to ra. Ngày nay phẫu thuật gia cố vùng bẹn khá an toàn và ít đau, bệnh nhân có thể xuất viện sớm sau vài ngày.