Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ


Viêm amidan hốc mủ là tình trạng viêm amidan mãn tính xảy ra phổ biến hiện nay do vi khuẩn hoặc virus gây ra. Bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm gây ra những tình trạng đau đớn, ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì và phương pháp điều trị như thế nào?

Viêm amidan hốc mủ là gì?

Là tổn thương viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính tuyến amidan. Viêm amidan hốc mủ không được điều trị đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm tấy quanh amidan, viêm phế quản, áp-xe amidan, viêm xoang, áp-xe thành bên họng, viêm tim, nhiễm khuẩn huyết, viêm thận, viêm khớp

Trong các khe hốc amidan chứa các hạt mủ nhỏ ti li như bã đậu mùi hôi gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hằng ngày của người bệnh. 

Viêm amidan được biết đến ở 2 thể: amidan cấp tính và viêm amidan quá phát.

Nguyên nhân gây viêm amidan cấp mủ

Theo chuyên gia y dược Cao đẳng y dược TPHCM chia sẻ, một số nguyên nhân gây viêm amidan hốc mủ thường gặp ở người bệnh gồm:

  • Vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp: Amidan nằm vị trí giao thoa giữa đường ăn và đường thở, tiếp xúc với nhiều thức ăn nên rất dễ bị tấn công bởi các yếu tố vi khuẩn gây hại.
  • Yếu tố môi trường: Thời tiết thất thường tạo cơ hội cho virus, vi khuẩn tấn công những người có sức đề kháng yếu. Môi trường sống ô nhiễm, chứa nhiều bụi bẩn, vi khuẩn được xem là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Người bệnh viêm amidan thông thường cũng có thể trở thành viêm amidan hốc mủ.
  • Lối sống không lành mạnh: Những người có lối sống không lành mạnh như ăn uống không khoa học, thói quen ăn đồ cay nóng, thường xuyên thức khuya, hút thuốc lá; uống rượu bia, các chất kích thích hoặc vệ sinh răng miệng không sạch tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công vào răng miệng amidan. Lâu dài, vi khuẩn phát triển mạnh làm mắc bệnh viêm amidan mãn tính.
  • Không điều trị viêm amidan cấp tính triệt để: amidan gồm nhiều hốc, ngăn nên là “nơi cư trú” của nhiều loại vi khuẩn tấn công đường hô hấp. Tình trạng viêm amidan nếu kéo dài gây viêm người bệnh có thể mắc bệnh, một thể của viêm amidan mãn tính.
  • Amidan có chức năng sản sinh ra kháng thể để bảo vệ cơ thể chống các vi khuẩn xâm nhập qua đường thở. Do có cấu trúc nhiều hốc, ngăn nên tạo thành các hốc nên thức ăn và vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm giống như một hạch bạch huyết. Vi khuẩn khi xâm nhập ẩn náu tại những hốc amidan tạo nên các khối mủ bã đậu, vón cục. Các kén mủ trong hốc amidan bật ra có hình dạng như những hạt tấm màu trắng xanh có mùi hôi, hiện tượng này được gọi là viêm amidan hốc mủ.
  • Người bị viêm amidan cấp mủ không được chữa trị kịp thời, không đúng cách đều có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Viêm amidan ở 2 thể: amidan cấp tính và viêm amidan quá phát.

Khi bị viêm amidan hốc mủ có triệu chứng gì?

  • Nuốt vướng, cổ họng đau rát nhất là khi ăn hoặc uống.
  • Ho khan hoặc ho có đờm.
  • Sốt cao, hoặc không sốt.
  • Trong hốc amidan có mủ màu trắng hoặc xanh lấm tấm trong khoang miệng.
  • Miệng khô, hơi thở có mùi hôi do mủ tích tụ lâu ngày.
  • Toàn thân đau nhức, mệt mỏi.
  • Amidan có màu đỏ, phình to và có nhiều dịch màu trắng trên bề mặt.
  • Người bệnh đau họng, rát họng, có thể sốt hoặc không, hoặc có cảm giác hơi ngây ngấy sốt
  • Thỉnh thoảng khi ho khạc ra những hạt nhỏ màu trắng xanh như hạt tấm, có mùi rất hôi
  • Có đờm vướng trong cổ, rất khó khạc hoặc nuốt

trieu-chung-cua-viem-amidan-hoc-mu-cap-tinh-la-sot-cao-tu-38-5-do-c

 

Triệu chứng của viêm amidan hốc mủ cấp tính là sốt cao từ 38.5 độ C

Biến chứng của viêm amidan hốc mủ

Những người bị bệnh viêm amidan hốc mủ nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

Biến chứng gần:

Chỗ bị viêm amidan mủ xảy ra tình trạng bị bội nhiễm, ệnh nhân bị đau rát, khó nuốt, khó nói, gây áp-xe amidan khó khăn trong các hoạt động về miệng.

Vi khuẩn tại khu vực bị viêm amidan mủ lây nhiễm sang những vùng khác gây các bệnh về răng miệng. Đồng thời gây hôi miệng làm người bệnh mất tự tin khi giao tiếp.

Viêm thanh khí phế quản, viêm tai giữa, viêm tấy hạch dưới hàm, viêm mũi, viêm xoang, viêm tấy, áp-xe thành bên họng.

Biến chứng toàn thân:

Hội chứng ngưng thở khi ngủ ở trẻ nhỏ; khó thở, khó phát âm. Amidan quá lớn gây chèn ép đường thời khiến phổi bị chịu áp lực khó nuốt.

Biến chứng xa:

Viêm thận, viêm tim, nhiễm khuẩn huyết. suy tim, viêm khớp, suy phổi, viêm khớp, phù chi, phù mặt,...

Viêm amidan hốc mủ có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như:

  • Biến chứng tại chỗ: Khi bị viêm, amidan sẽ sưng to khi nuốt nước bọt người bệnh gặp khó khăn khi nuốt. Người bệnh cảm thấy mệt mỏi, đau họng giọng bị khàn đi và giọng nói thay đổi, hoặc mất giọng. Sau khoảng 5 – 7 ngày, tình trạng viêm nhiễm lan rộng và bắt đầu xuất hiện các ổ mủ.
  • Biến chứng các vùng xung quanh: Tình trạng viêm nhiễm tại amidan có thể lan rộng các cơ quan như tai, mũi, họng gây ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp. Dẫn đến các bệnh lý như viêm họng, viêm tai giữa, viêm thanh khí quản, liên quan viêm xoang.
  • Biến chứng toàn thân: người bệnh viêm amidan hốc mủ có thể bị phù mặt, tay chân. Một số trường hợp bệnh tiến triển nặng nghiêm trọng amidan sưng quá to có thể chèn ép hệ hô hấp. Người bệnh có thể gặp những biến chứng nguy hiểm như nhiễm khuẩn máu, viêm khớp, suy tim, người bệnh khó thở hoặc ngưng thở tạm thời.

Cách phòng bệnh viêm amidan hốc mủ

Bệnh nhân mắc viêm amidan hốc mủ cần lưu ý một số vấn đề về chế độ ăn uống và sinh hoạt để tránh làm bệnh nghiêm trọng hơn. Các lưu ý hữu ích dành cho người mắc viêm amidan hốc mủ bao gồm:

– Vệ sinh răng miệng tốt mỗi ngày

– Uống nước ấm, và hạn chế ăn uống đồ lạnh

– Giữ ấm vùng Tai – Họng khi thời tiết lạnh

– Bảo vệ mũi họng bằng cách đeo khẩu trang khi ra ngoài đường

– Có chế độ luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên.

–Không la hét để tránh làm tổn thương thanh quản

– Súc miệng bằng nước muối sinh lý ấm để làm sạch vùng hầu họng

– Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất thông qua các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây.