Chảy máu chân răng là tình trạng rất phổ biến, có thể gặp ở bất kỳ ai. Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này nhưng nếu chảy máu chân răng xảy ra thường xuyên mỗi ngày thì người bệnh không nên chủ quan. Thông tin về tình trạng bệnh lý này sẽ được chúng tôi tổng hợp chi tiết dưới đây. Các bạn hãy theo dõi nhé.
Chảy máu chân răng do nguyên nhân nào?
Do bệnh viêm nướu
Theo các bác sĩ nha khoa, bệnh viêm nướu là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh chảy máu chân răng. Trong đó những bệnh chính là viêm nướu hay viêm nha chu. Tình trạng này xảy ra chủ yếu do các mảng bám thức ăn không được làm sạch sau khi ăn uống xong. Chúng sẽ cùng với huyết thanh lắng đọng sau đó sẽ hình thành nên cao răng. Môi trường này sẽ giúp cho vi khuẩn phát triển ngày càng tăng và là nguyên nhân gây chảy máu chân răng. Vi khuẩn sau đó sẽ xâm nhập vào sâu bên trong răng và nướu, chúng thải độc tố với mục đích phá hủy các cấu trúc nâng đỡ răng. Từ đó làm sưng tổ chức xung quanh răng, chúng có thể gây nên tình trạng chảy máu chân răng.
>>Xem thêm: Thuốc Nexium có tác dụng gì? Những lưu ý khi dùng thuốc
Do vệ sinh răng miệng kém
Nhiều người không có thói quen vệ sinh răng miệng sau khi ăn uống mà không biết rằng đây là nguyên nhân dẫn đến chảy máu chân răng. Chẳng hạn như khi bạn đánh răng không thời gian hay đánh răng không đúng cách và không có thói quen đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó thói quen dùng tăng sau khi ăn xong cũng là nguyên nhân gây tổn thương nướu, thay vào đó bạn nên dùng chỉ nha khoa mỗi khi ăn xong.
Thuốc làm chảy máu chân răng
Nếu như bạn bất ngờ bị chảy máu chân răng đồng thời trong thời gian sử dụng thuốc thì rất có thể đó là thuốc làm loãng máu. Chúng có khả năng làm giảm quá trình đông máu, từ đó sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu chân răng ở bạn dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó một số tác dụng phụ của một số loại thuốc có thể khiến người bệnh bị khô miệng. Điều này có thể gây ra tình trạng giảm tiết nước bọt trong miệng, như vậy sẽ rất khó trung hòa các axit béo để tiêu diệt vi khuẩn trong răng khiến vi khuẩn phát triển gây chảy máu chân răng.
Do một số bệnh lý về gan thận
Không chỉ do những vấn đề về răng miệng mà một số bệnh lý như gan thận hay các bệnh về máu cũng gây ra tình trạng chảy máu chân răng ở một số người bệnh. Chẳng hạn như khi gan bị tổn thương thì sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp chất đông máu với vitamin K. Từ đó khiến cho chân răng hay bị chảy máu.
Do chế độ ăn thiếu dinh dưỡng không đầy đủ
Chế độ dinh dưỡng thiếu chất, trong đó thiếu protein và vitamin C cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết dưới chân răng. Không chỉ vậy còn có một số yếu tố trực tiếp khác cũng tác động gây ra tình trạng chảy máu chân răng, có thể do bạn sử dụng bàn chải cứng hay chải răng với lực quá mạnh làm tổn thương đến nướu nhiều hơn. Đây là một trong những điều cần lưu ý khi bạn bị chảy máu chân răng nếu muốn xử lý triệt để.
Hút thuốc lá quá nhiều
Hút thuốc lá hay những chất kích thích khác thường gây ra nhiều cao răng hơn. Bên cạnh đó các chất có hại trong thuốc lá hay các chất kích thích có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến nướu răng của bạn. Từ đó dễ gây ra tình trạng chảy máu chân răng ở người bệnh.
Do răng mọc lệch
Tình trạng chảy máu chân răng có nguy cơ cao với những người răng mọc lệch, không đúng vị trí. Điều này khiến cho khớp cắn sai lệch khiến cho người bệnh dễ gặp những vấn đề về viêm nướu. Biểu hiện mà người bệnh dễ gặp phải đó là chảy máu chân răng. Lý giải về điều này, nguyên nhân là do răng mọc lệch dễ khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng của bạn. Từ đó khiến cho rằng dễ bị tổn thương và đồng thời gặp phải tình trạng chảy máu chân răng.
Nắm được những nguyên nhân gây chảy máu chân răng sẽ là điều kiện tốt cho bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị bệnh thích hợp và tận gốc.
Cách điều trị chảy máu chân răng
Theo chia sẻ của dược sĩ các Trường Cao Đẳng Y Dược Hà Nội, từ những nguyên nhân gây chảy máu chân răng ở trên, các bác sĩ nha khoa sẽ liệt kê những vấn đề người bệnh gặp phải. Từ đó xác định được đúng nguyên nhân của bệnh và có biện pháp điều trị hiệu quả. Dưới đây là một số cách phổ biến:
Chăm sóc răng miệng đúng cách
Để có hàm răng khỏe, trước tiên người bệnh cần phải bắt đầu từ việc chăm sóc răng miệng đúng cách. Mỗi ngày nên đánh răng hai lần, mỗi lần cần đảm bảo đủ thời gian trung bình là từ 2-3 phút. Việc đánh răng phải được thực hiện đúng kỹ thuật, tốt nhất bạn nên sử dụng một loại bàn chải mềm nhằm tránh gây ra những tổn thương về nướu lợi. Không chỉ vậy người bệnh nên sử dụng chỉ nha khoa thay cho tăm nhằm giúp lấy thức ăn thừa và mảng bám dính trên răng.
Bổ sung các chất cần thiết
Nhiều trường hợp chảy máu chân răng do thiếu vitamin C. Do vậy bạn có thể bổ sung vitamin C nhằm đẩy nhanh quá trình lành vết thương và những vitamin K nhằm giúp người bệnh có thể hạn chế tình trạng chảy máu chân răng. Theo đó thì người bệnh có thể bổ sung vitamin C với một số loại rau và trái cây như cam, chanh, bưởi... và các vitamin K từ rau củ quả như chuối, củ cải. Đừng quên ăn nhiều rau xanh bởi việc cung cấp chất xơ trong rau sẽ giúp bạn loại bỏ mảng bám trên răng.
Từ bỏ thói quen hút thuốc
Với những người đang hút thuốc gặp phải tình trạng chảy máu chân răng thì cần phải từ bỏ hút thuốc ngay từ bây giờ. Nó không chỉ giúp người bệnh phòng ngừa những căn bệnh nguy hiểm như ung thư mà còn mang lại cho bạn hơi thở thơm tho, ngừa được nguy cơ răng ố vàng gây ra bệnh viêm nha chu và chảy máu chân răng.
Sử dụng thuốc điều trị
Nếu như tình trạng viêm nướu chỉ nhẹ thì người bệnh cần phải lấy cao răng thường xuyên định kỳ 6 tháng 1 lần như vậy sẽ loại bỏ hiện tượng chảy máu chân răng. Còn nếu như tình trạng viêm nha chu diễn ra nghiêm trọng thì người bệnh cần phải được điều trị bằng thuốc kháng sinh kết hợp ngậm máng được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ nha khoa. Tuy nhiên người bệnh có thể được bổ sung một số loại vitamin và protein bằng những loại rau củ chứa nhiều vitamin C. Đây cũng là cách giúp bạn nhanh chóng giảm hiện tượng chảy máu chân răng hiệu quả.
Lấy cao răng định kỳ
Không chỉ là nguyên nhân gây chảy máu chân răng, các mảng bám còn là tác nhân gây ra sâu răng, khiến cho răng bị ố vàng, xỉn màu. Với cách này thì người bệnh nên lấy cao răng định kì một năm 2 lần. Từ đó giúp lấy sạch mảng bám và giúp răng chắc khỏe hơn.
Phòng ngừa chảy máu chân răng như thế nào?
Người bệnh tốt nhất hãy chú ý đến việc chăm sóc răng miệng ngay từ hôm nay để có một hàm răng chắc khỏe hơn. Bắt đầu từ những bước vệ sinh răng miệng hàng ngày. Thay vì sử dụng các bàn chải đánh răng có phần lông chải to và cứng có thể là nguyên nhân gây tổn thương cho lợi khi đánh răng. Thì hãy sử dụng bằng bàn chải lông mềm mỏng, thay bàn chải khoảng 6 tháng 1 lần để đảm bảo chất lượng của bàn chải về vệ sinh cũng như kết cấu không làm tổn thương răng.
Không chỉ vậy việc đánh răng của người cần phải thực hiện theo đúng phương pháp: cách chải răng cần được thực hiện ít nhất 3 phút / lần nhằm đảm bảo việc làm sạch răng hoàn toàn, sử dụng với lực tay vừa phải khi chải răng nhằm tránh làm tổn thương đến vùng nướu nhạy cảm. Tốt nhất nên súc miệng với nước muối mỗi ngày vào buổi sáng và tối vừa giúp loại bỏ vi khuẩn đồng thời giúp răng chắc khỏe hơn.
Nên thăm khám định kỳ răng 6 tháng 1 lần để phát hiện và phòng ngừa những vấn đề về răng miệng.
Với những thông tin được chia sẻ về tình trạng chảy máu chân răng trên đây hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì người bệnh hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn sức khỏe!