Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân bệnh viêm niệu đạo


Viêm niệu đạo thường do nhiễm vi khuẩn gây ra là sự viêm ống dẫn tiểu. Viêm niệu đạo là bệnh thường gặp ở cả nam giới và nữ giới.

Niệu đạo là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra khỏi cơ thể, tại dương vật, niệu đạo cũng là đường ra khỏi cơ thể của tinh dịch. Đau khi đi tiểu là triệu chứng chính của viêm niệu đạo. Viêm niệu đạo nếu không được chẩn đoán, điều trị sớm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sinh sản ở nam giới.Viêm niệu đạo và thường có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh.

Nguyên nhân bệnh Viêm niệu đạo

Hầu hết nguyên nhân viêm niệu đạo đều là do vi khuẩn xâm nhập vào niệu đạo ở phía đầu dương vật hay âm đạo từ da xung quanh lỗ niệu đạo. Vi khuẩn thường gây viêm niệu đạo bao gồm:

  • coli và các vi khuẩn khác có trong phân
  • Thói quen thủ dâm nhiều
  • Quan hệ tình dục không an toàn
  • Tình trạng dài hay hẹp bao quy đầu ở nam giới.
  • Neisseria gonorrhoeae còn được gọi là Gonococcus, hoặc Gonococci là một loài vi khuẩn Gram âm gây ra bệnh lậu.
  • Virus herpes simplex (HSV-1 và HSV-2) cũng có thể gây viêm niệu đạo.
  • Sau thủ thuật như nong niệu đạo, tán sỏi... thì gặp phải biến chứng viêm niệu đạo.
  • Lây truyền qua đường tình dục
  • Quan hệ tình dục không an toàn: Là nguyên nhân hàng đầu ở nam giới. Nếu người tình bị nhiễm các bệnh liên quan đến phụ khoa như lậu thì nguy cơ viêm niệu đạo là rất cao.
  • Trichomonas là một nguyên nhân khác của viêm niệu đạo.
  • Nhiễm Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục gây ra bởi vi khuẩn Chlamydia trachomatis.
  • Không thường xuyên vệ sinh, mặc những trang phục lót quá chật gây kích ứng để vệ sinh vùng kín
  • Tiếp xúc hóa chất: Nguyên nhân là khi tắm sử dụng loại xà phòng không thích hợp gây nên kích ứng
  • Những tác động của gel bôi dương vật gây nên.
  • Mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục: vi khuẩn, vi nấm, trong đó vi khuẩn chiếm tỷ lệ lây nhiễm cao nhất
  • Nguyên nhân gây viêm niệu đạo ở nam là do tác động gây ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục của người nam. Nhiễm khuẩn đường sinh dục có thể là do hẹp bao quy đầu làm vi khuẩn đi vào trong niệu đạo gây viêm nhiễm niệu đạo.
  • Tác động cơ học: do những chấn thương trên dương vật ảnh hưởng đến niệu đạo
  • Vệ sinh kém: Nam giới thường ít chú ý đến việc vệ sinh cá nhân. Chính những thói quen vệ sinh này mà khả năng mắc bệnh viêm niệu đạo
  • Nhịn tiểu: Nhịn tiểu là thói quen của nhiều nam giới. Việc nhịn tiểu sẽ làm cho vi khuẩn tích tụ tại bàng quang dẫn đến bệnh viêm niệu đạo ở nam giới.
  • Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục như lậu có thể lan tới cơ quan sinh sản của phụ nữ, gây ra bệnh viêm vùng chậu
  • Ở nam giới, lậu và chlamydia đôi khi gây ra viêm mào tinh hoàn viêm vùng chậu (pelvic inflammatory disease) và có nguy cơ có thể dẫn đến vô sinh.

Dấu hiệu viêm niệu đạo nam

Triệu chứng viêm niệu đạo dù viêm niệu đạo thường phổ biến ở nữ giới. Tuy nhiên, bệnh có thể phát triển ở các nam và nữ. Các triệu chứng nhận biết viêm niệu đạo một số người bệnh có thể không có dấu hiệu bệnh.

viem-nieu-dao-thuong-pho-bien-o-nu-gioi

Viêm niệu đạo thường phổ biến ở nữ giới

Ở nữ giới:

  • Sốt và ớn lạnh
  • Dịch tiết âm đạo bất thường
  • Đau vùng xương chậu và bụng
  • Ngứa, nóng rát hoặc bị kích thích ở lỗ niệu đạo
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Đi tiểu thường xuyên hoặc khẩn cấp
  • Đau bụng

Ở nam giới:

  • Có hạch to ở vùng háng, bẹn
  • Có cảm giác nóng rát khi đi tiểu
  • Ngứa hoặc nóng rát gần lỗ dương vật
  • Sốt, tuy nhiên điều này hiếm khi xảy ra ở nam giới
  • Xuất hiện máu trong tinh dịch hoặc nước tiểu
  • Đau đớn khi xuất tinh
  • Triệu chứng khác: Sốt, buồn nôn, nổi hạch
  • Nóng ran bên trong vùng niệu đạo, sưng khớp

Giải pháp giảm đau niệu đạo

  • Uống nhiều nước mỗi ngày để giúp đẩy vi khuẩn ra ngoài theo đường tiểu
  • Quan hệ tình dục một cách an toàn
  • Không nên nhịn tiểu. Nhịn tiểu nhiều có thể gây ảnh hưởng đến bàng quang và có thể gây bệnh viêm nhiễm niệu đạo.
  • Uống đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày. Mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước
  • Việc uống đủ nước giúp cơ thể bài tiết nước tiểu, loại bỏ vi khuẩn có trong niệu đạo và ngăn ngừa nguy cơ viêm đường tiết niệu.
  • Vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ hằng ngày vệ sinh khu vực dưới bao quy đầu sau khi tắm 
  • Mặc đồ rộng rãi, thoải mái và thoáng, không nên chọn chất liệu bí bách.
  • Quan hệ tình dục không an toàn là nguy cơ cao nhất gây viêm niệu đạo bởi một số bệnh lây qua đường tình dục
  • Ăn uống, nghỉ ngơi, rèn luyện thể chất đầy đủ
  • Có lối sống lành mạnh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
  • Trong quá trình điều trị, người bệnh không bỏ sót thuốc không uống hoặc quan hệ trong thời gian điều trị

Theo Cao đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp