Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Nguyên nhân bệnh leukemia là gì?


Bệnh leukemia hay còn gọi là bệnh máu trắng đặc trưng là sự tăng sinh một loại tế bào máu non chưa trưởng thành trong tủy xương. Đây là tên gọi chung của một nhóm các bệnh máu ác tính.

Bệnh leukemia cấp là bệnh đang có xu hướng phát triển ở nhiều quốc gia. Bệnh leukemia cấp gây nên do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới hai hậu quả:

  •  Ức chế khả năng sinh hồng cầu và tiểu cầu của tủy xương.
  • Tế bào blast tràn vào máu và thâm nhập các cơ quan.

Ung thư máu cấp tính là bệnh khá phổ biến. và việc phòng bệnh đang còn gặp nhiều khó khăn. Bệnh Leukemia xảy ra khi cơ thể bắt đầu tích tụ bạch cầu bất bình thường. Các tế bào bất thường hay còn non được gọi là các tế bào ác tính. Khi phát bệnh bạch cầu, các tế bào bệnh bạch cầu tích tụ trong tủy xương số lượng và khả năng của tế bào máu trưởng thành bị giảm bớt.  Các tế bào bất thường chúng ngăn chặn bạch cầu thực hiện đúng chức năng của mình và gây ra bệnh bạch cầu hay ung thư máu.

Bệnh Leukemia là bệnh ung thư các mô tạo máu của cơ thể, bao gồm tủy xương và hệ bạch huyết. Tủy xương tạo ra các tế bào máu bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Tiểu cầu giúp tạo ra cục máu đông để kiểm soát chảy máu, các tế bào bạch cầu giúp cơ thể chống lại các bệnh nhiễm trùng, tế bào hồng cầu mang Oxy từ phổi đến các cơ quan của cơ thể

Khi bệnh bạch cầu xảy ra, tủy xương sản sinh các tế bào bạch cầu chưa trưởng thành được gọi là tế bào non - ác tính có nguồn gốc tại tuỷ xương ngăn chúng hoạt động đúng chức năng mà không phục vụ đúng mục đích của chúng.

Bệnh bạch cầu được phân loại là tủy hoặc lymphocytic. Có bốn loại chính của bệnh bạch cầu:

  • Bệnh bạch cầu lymphoblastic cấp tính (ALL)
  • Bệnh bạch cầu lympho bào mãn tính (CLL)
  • Bệnh leukemia cấp dòng tủy (AML)
  • Bệnh bạch cầu nguyên bào tủy mãn tính (CML)

Tùy thuộc vào loại tế bào bạch cầu bị ảnh hưởng chia thành mãn tính hoặc cấp tính phụ thuộc vào tốc độ lây lan bệnh. Điều trị bệnh bạch cầu phức tạp vì còn tùy thuộc vào loại bệnh bạch cầu và các yếu tố khác.

Các dạng bệnh Leukemia

Bệnh Leukemia chủ yếu gồm 4 dạng sau:

– Bệnh Bạch Cầu Tủy Bào Cấp Tính (Acute Myeloid Leukemia – AML)
– Bệnh Bạch Cầu Nguyên Bào Cấp Tính (Acute Lymphoblastic Leukemia – ALL)
– Bệnh Bạch Cầu Tủy Bào Mạn tính (Chronic Myeloid Leukemia – CML)– Bệnh – Bạch Cầu Bạch Huyết Bào Mạn tính (Chronic Lymphocytic Leukemia – CLL)

Nguyên nhân bệnh leukemia là gì?

  • Một số bệnh bẩm sinh như hội chứng Down.
  • Tia xạ: những người bị nhiễm xạ nạn nhân bom nguyên tử, các bệnh nhân được điều trị một số bệnh bằng tia xạ.
  • Một số bệnh lý tiền ung thư, hội chứng rối loạn sinh tủy.
  • Một số virus như HLLV-I
  • Một số hóa chất, chẳng hạn như benzene có thể gây leukemia cấp dòng lympho tế bào T.
  • Thuốc hóa chất sử dụng trong điều trị ung thư.

Các nhà khoa học hiện nay chưa tìm được nguyên nhân chính xác của bệnh bạch cầu. Bệnh Leukemia phát triển từ sự kết hợp của các yếu tố di truyền và môi trường.

benh-leukemia

Bệnh leukemia

Bệnh bạch cầu hình thành khi ADN của tế bào tủy xương bị đột biến. Bệnh bạch cầu phát triển và phân chia, khi một tế bào khỏe mạnh và cuối cùng sẽ chết. Theo thời gian, các tế bào ác tính này có thể lấn át các tế bào máu khỏe mạnh trong tủy xương dẫn đến các tế bào bạch cầu, tế bào hồng cầu tiểu cầu có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh bạch cầu.

Triệu chứng bệnh Leukemia

Tùy thuộc vào loại bệnh bạch cầu, các triệu chứng bệnh bạch cầu khác nhau.

  • Sốt hoặc ớn lạnh
  • Nhiễm trùng thường xuyên hoặc nặng
  • Giảm cân mà không rõ lý do
  • Chảy máu cam tái phát
  • Xuất hiện những đốm đỏ nhỏ trên da
  • Đổ mồ hôi quá nhiều, đặc biệt là vào ban đêm
  • Đau xương
  • Hạch bạch huyết sưng, gan to hoặc lách
  • Dễ chảy máu hoặc bầm tím
  • Mệt mỏi kéo dài, yếu
  • Các triệu chứng bệnh leukemia cấp khác nhau tùy thuộc vào loại bệnh bạch cầu

Triệu chứng lâm sàng bệnh leukemia cấp phổ biến bao gồm:

Hội chứng thiếu máu

  • Tóc khô, xơ.
  • Người bệnh mệt mỏi, hoa mắt khi thay đổi tư thế, thậm chí ngất.
  • Da xanh xao, niêm mạc mắt, lợi nhợt nhạt.
  • Tim đập nhanh.
  • Móng tay dễ gãy, có khía.
  • Lòng bàn tay kém hồng.
  • Các biểu hiện trên diễn biến nhanh, người bệnh khó thích nghi.

Hội chứng nhiễm trùng

  • Người bệnh sốt cao, kéo dài.
  • Trường hợp nặng, người bệnh có thể tử vong do nhiễm khuẩn huyết.
  • Xuất hiện viêm loét miệng, họng, nhiễm trùng da có thể hoại tử.
  • Viêm phổi.

Hội chứng xuất huyết

  • Trường hợp nặng có thể nôn ra máu, đại tiện ra máu đỏ tươi hoặc phân đen
  • Người bệnh chảy máu tự nhiên
  • Chảy máu chân răng tự nhiên.
  • Đi tiểu tiện ra máu
  • Xuất huyết dưới da biểu hiện là những mảng bầm tím trên da không tìm được nguyên nhân.
  • Đông máu rải rác trong lòng mạch có thể gây tắc mạch máu.
  • Người bệnh có thể tử vong do mất máu nếu không được cấp cứu kịp thời.

Hội chứng thâm nhiễm

  • Gan, lách, hạch to, cứng chắc. Bệnh nhân có thể tự sờ thấy hạch to, gan to
  • Thâm nhiễm lợi làm lợi phì đại
  • Các tế bào ác tính tràn vào máu và thâm nhiễm các cơ quan thâm nhiễm da gây u dưới da.
  • Thâm nhiễm thần kinh trung ương gây đau đầu, liệt

Các triệu chứng của bệnh lý ác tính

  • Người bệnh suy sụp, mệt mỏi.
  • Người bệnh sốt cao, kéo dài
  • Gầy sút cân nhanh mà không có nguyên nhân.

 Đối tượng có nguy cơ bệnh Leukemia cấp

Các đối tượng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu bao gồm:

  • Những người trải qua hóa trị và xạ trị để điều trị các bệnh ung thư
  • Điều trị ung thư có nguy cơ phát triển một số loại bệnh bạch cầu.
  • Một số rối loạn di truyền, chẳng hạn như hội chứng Down
  • Rối loạn di truyền, như đóng một vai trò nhất định trong sự phát triển của bệnh bạch cầu
  • Có liên quan đến tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
  • Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu tủy cấp tính.
  • Tiếp xúc với hóa chất.
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh bạch cầu
  • Phơi nhiễm với một số hóa chất, chẳng hạn như benzen được sử dụng trong ngành hóa chất.

Phòng ngừa bệnh Leukemia cấp

Để giảm nguy cơ bệnh bạch cầu, có thể thực hiện bằng cách làm như sau:

  • Tránh hoặc giảm tiếp xúc lâu dài với benzene
  • Tránh hoặc giảm tiếp xúc lâu dài với formaldehyd để giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
  • Không hút thuốc để giảm nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
  • Duy trì trọng lượng cơ thể khỏe mạnh. Thừa cân và béo phì có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh bạch cầu.
  • Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ dinh dưỡng hợp lý và hoạt động thể chất có thể giúp cơ thể khỏe mạnh.

Theo trường Cao đẳng y dược TPHCM tổng hợp