Oresol là loại thuốc thường được chỉ định điều trị bệnh gì? Mọi người cần chú ý gì nếu có ý định sử dụng Oresol?. Hãy cùng tìm hiểu những thông tin cần thiết về thuốc Oresol thông qua bài viết sau của chúng tôi.
Oresol trước khi sử dùng phải trao đổi những thông tin quan trọng với các bác sĩ/dược sĩ để được hướng dẫn cụ thể. Kênh y dược- Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ thông tin đến người một số thông tin quan trọng dưới đây:
Oresol là gì?
ORS (Oral Rehydration Salts) là loại thuốc bột uống bù dịch khi pha với nước sẽ thành Oresol. Oresol là một loại thuốc chứa hỗn hợp cân bằng glucose và các chất điện giải có tác dụng bù nước cho người bệnh, dùng để thay thế nước và chất điện giải. Thuốc Oresol rất thường được sử dụng trong các trường hợp như: Tiêu chảy cấp, nôn mửa, khi hoạt động thể lực, làm việc lâu trong môi trường nắng nóng, sốt cao, sốt xuất huyết độ I, II, III. Loại thuốc này được WHO và UNICEF khuyên dùng để điều trị mất nước và điện giải do tiêu chảy cấp ở cả trẻ em và người lớn
Thành phần ORS
Thành phần hoạt chất: glucose khan, natri clorid, natri citrat, kali clorid.
Thuốc chứa thành phần tương tự:
Thuốc bột uống: Oresol, Oresol new, Zenresol, Oresol hương cam, Mibezisol, Oremute, Orbrexol, Hydrite,…
Viên nén sủi bọt: Oresol plus, Oresol Life, Oresol effect, Traly Oresol, Oresol OPC,…
Chỉ định của thuốc Oresol
Thuốc Oresol là thuốc được dùng để điều trị mất nước hiệu quả. Thuốc Oresol được chỉ định phòng và điều trị mất điện giải trong tiêu chảy cấp từ nhẹ đến vừa cho người lớn và trẻ em.
Bạn có thể thay thế nước và chất điện giải trong các trường hợp: nôn mửa, sốt cao, khi bị mất nước mắc bệnh tiêu chảy cấp, sốt xuất huyết, hoạt động thể lực.
Oresol bù nước và điện giải bằng cách:
- Glucose: được hấp thu ở ruột bình thường kéo theo natri được hấp thu theo tỷ lệ cân bằng phân tử. Vận chuyển glucose – natri trong niêm mạc ruột non là cơ sở của điều trị bù nước và điện giải dạng uống.
- Natri citrat: có tác dụng trong việc khắc phục nhiễm toan chuyển hóa do mất nước.
- Kali clorid: giúp bù kali trong tiêu chảy cấp, đặc biệt ở trẻ em vì trẻ mất kali trong phân nhiều hơn người lớn. Nếu bù nước và điện giải ngay từ dấu hiệu tiêu chảy đầu tiên, các tổn hại sau này sẽ bị ngăn chặn và hạn chế được truyền dịch tĩnh mạch.
Chống chỉ định của thuốc Oresol
- Mất nước nặng kèm triệu chứng sốc
- Tắc ruột, liệt ruột, thủng ruột
- Vô niệu hoặc giảm niệu
- Nôn nhiều và kéo dài
- Tiêu chảy nặng (khi tiêu chảy vượt quá 30 ml/kg thể trọng mỗi giờ)
Chống chỉ định sử dụng Oresol khi bị nôn và kéo dài
Cách dùng thuốc Oresol
Pha gói Oresol xong, có thể giữ để uống trong 24 giờ, sau đó thì không nên dùng nữa.
- Dùng nước nguội để pha dung dịch Oresol, không pha Oresol với nước khoáng vì trong nước khoáng có sẵn các ion điện giải sẽ làm sai lệch tỉ lệ các chất điện giải trong Oresol. Sau khi pha không được đun sôi dung dịch Oresol
- Không đun sôi dung dịch đã pha
- Rửa tay xà phòng trước khi pha chế
- Không được pha với sữa, nước trái cây hoặc nước ngọt và tuyệt đối không cho thêm đường.
- Luôn lắc hoặc khuấy kỹ trước khi uống.
- Không tự ý chia nhỏ gói Oresol khiến các thành phần không đồng nhất, không pha loãng sai tỷ lệ. Tỷ lệ pha chế như thế nào thì thực hiện đúng như vậy.
- Không pha Oresol đặc hơn so với chỉ dẫn. Bạn nên pha thuốc với liều lượng đúng theo quy định được ghi trên nhãn. Pha Oresol đặc hơn so với chỉ dẫn sẽ làm áp lực thẩm thấu máu cao hơn khiến tế bào bị teo lại do mất nước. Biểu hiện thường là da nhăn nheo, mắt khô trũng, co giật, teo não, hôn mê.
- Một gói thuốc sau khi pha có thể giữ uống trong vòng 24 giờ, quá thời gian đó nên bỏ và không nên sử dụng nữa.
- Khi sử dụng thuốc xảy ra những biểu hiện bất thường bạn nên đến bệnh viện gần nhất để thăm khám. Triệu chứng quá liều của Oresol thường gặp là hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, tăng natri huyết, tăng huyết áp do pha quá đậm, triệu chứng thừa nước, sưng phù toàn thân, suy tim.
- Chỉ nên sử dụng thuốc điện giải, bù nước trong trường hợp mất nước do tiêu chảy, nên sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi pha.
- Trong trường hợp Điều trị tăng natri huyết bạn nên truyền tĩnh mạch chậm và cho người bệnh uống thêm nước.
- Để điều trị thừa nước, bạn nên ngừng uống dung dịch bù nước và dùng thuốc lợi tiểu nếu cần thiết.
Khi pha Oresol không được pha sai vì sẽ nguy hiểm cho các bé
Liều dùng Oresol
Người lớn
Thông thường cho dùng 200 – 400 ml dung dịch sau mỗi lần mất nước, nôn hoặc tiêu chảy.
Trẻ em
- Trẻ 1 tháng – 1 năm tuổi: 1 – 1,5 thể tích 1 lần bú bình thường
- Từ 1 – 12 tuổi: 200 ml sau mỗi lần mất nước (nôn hoặc tiêu chảy)
- Từ 12 – 18 tuổi: 200 – 400 ml sau mỗi lần mất nước (nôn hoặc tiêu chảy).
Pha gói Oresol 4,1mg
Dùng gói Oresol 4,1mg theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Pha 1 gói vào 200 ml nước đun sôi để nguội.
- Bù mắt nước nhẹ-vừa trường hợp tiêu chảy: 75 ml/kg trong 4 giờ đầu. Sau 4 giờ, không còn dấu hiệu mất nước: chuyên sang liều phòng ngừa.
- Phòng mất nước do tiêu chảy: 10 ml/kg sau mỗi lần đi tiêu phân lỏng. Vẫn tiếp tục cho trẻ bú hoặc ăn bình thường nếu dung nạp tốt.
- Xuất hiện dấu hiệu mất nước nặng: đến bệnh viện ngay, khẩn cấp bù nước qua đường tĩnh mạch.
- Phòng mắt nước không do tiêu chảy: uống từng ngụm Oresol theo khả năng.
- Còn dấu hiệu mất nước: lặp lại liều trên.
Pha gói 5,6mg
Có thể hòa tan cả gói thuốc 5,6g vào 200ml nước đun sôi để nguội, khuấy cho tan hoàn toàn. Liều pha tham khảo:
- Trẻ em dưới 24 tháng tuổi: 50 — 100 ml
- Trẻ từ 2 đến 10 tuổi: 100— 200 ml
- Từ 10 tuổi trở lên: Uống theo nhu cầu.
Gói 27,9mg
Dùng theo hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Có thể hòa tan cả gói 27,9 g vào 1 lít nước đã đun sôi để nguội, khuấy cho tan hoàn toàn. Sau đó cho uống dịch đã pha theo các liều như sau:
Duy trì dịch cơ thể
- Tiêu chảy liên tục nhẹ: uống 100-200 ml/kg/24 giờ, đến khi hết tiêu chảy.
- Tiêu chảy liên tục nặng: uống 15 ml/kg/giờ, cho đến khi hết tiêu chảy.
Bù nước
- Mất nước nhẹ: Bắt đầu cho uống 50 ml/kg, trong 4-6 giờ
- Mất nước vừa phải: Bắt đầu cho uống 100ml/kg, trong 4-6 giờ.
Sau đó điều chỉnh liều và thời gian dùng thuốc tùy theo đáp ứng với điều trị. Không nên cho trẻ uống một lúc quá nhiều sẽ gây nôn. và Ở trẻ em, cho uống từng thìa một tùy mức độ khát.
Các dung dịch bù nước và điện giải phải đảm bảo:
- Kích thích hấp thu nước và các chất điện giải
- Chứa chất có tính kiềm để khắc phục sự nhiễm toan huyết do mất nước
- Thay thế đầy đủ và an toàn các chất điện giải thiếu hụt
- Dễ sử dụng ở bệnh viện và gia đình
- Có vị dễ uống, đặc biệt với trẻ em
- Áp suất thẩm thấu hơi thấp (khoảng 250 mmol/lít) để tránh khả năng tăng tiêu chảy do thẩm thấu
- Luôn có sẵn để sử dụng khi cần thiết
Tác dụng phụ của thuốc Oresol
Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi sử dụng thuốc đó là:
- Thường gặp: nôn nhẹ
- Ít gặp: tăng natri huyết, bù nước quá mức (mi mắt nặng)
- Hiếm gặp: suy tim do bù nước quá mức
- Tác dụng phụ thường gặp nhất khi pha thuốc không đúng cách, đúng liều là gây buồn nôn hoặc nôn nhẹ.
- Hiếm gặp là gây bệnh suy tim do bù nước quá mức quy định.
- Tác dụng phụ ít gặp là tăng natri huyết, gây mi mắt nặng.
- Nếu như uống quá liều người dùng có thể gặp các triệu chứng: chóng mặt, tim đập nhanh, co giật cơ bắp, tăng huyết áp, mệt mỏi, sưng bàn chân, cáu gắt, bồn chồn.
Thận trọng khi dùng thuốc Oresol
Những trường hợp cần lưu ý khi sử dụng Oresol như:
- Suy thận nặng hoặc xơ gan.
- Cần theo dõi cẩn thận nồng độ các chất điện giải và cân bằng acid-base.
- Suy tim sung huyết, phù hoặc tình trạng giữ natri
- Bạn cần phải tuân thủ đúng chỉ định, liều lượng, cách pha theo hướng dẫn
- Cần lưu ý khi sử dụng Oresol cho người suy tim sung huyết vì dễ có nguy cơ gây tăng natri huyết, tăng kali huyết, suy tim hoặc phù.
- Hãy cẩn thận khi sử dụng thuốc cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 2 tuổi. Đối với trẻ sơ sinh, bạn cần phải cho trẻ bú mẹ và uống giữa các lần uống dung dịch bù nước để tránh tăng natri huyết.
- Theo các nghiên cứu, thuốc an toàn với phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Khi bạn pha quá loãng, hoặc cho uống ít hơn lượng yêu cầu sẽ không cung cấp đủ nước, chất điện giải, glucose cho cơ thể. Khi bạn pha dung dịch quá đặc so với mức quy định có thể dẫn đến quá tải nước, chất điện giải.
- Không nên sử dụng Oresol người bị rối loạn dung nạp glucose, người bị tắc ruột, liệt ruột, thủng ruột; mất nước nặng kèm triệu chứng sốc; quá mẫn với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Viết danh sách các thuốc bạn đang sử dụng cho bác sĩ xem bao gồm những thuốc được kê đơn, không được kê đơn, thuốc bổ, vitamin thực phẩm chức năng, để có sự điều chỉnh hợp lý. Khi sử dụng đồng thời các thuốc cùng nhau có khả năng thay đổi hoạt động của các loại thuốc khác giảm hiệu quả điều trị.
- Trong một số các trường hợp, người bệnh bị mất nước trầm trọng nên uống thuốc thuốc sau khi sử dụng liệu pháp tiêm truyền không có hiệu quả.
- Không được pha loãng dung dịch Oresol với nước vì có thể làm giảm tính hấp thu của hệ thống đồng vận chuyển glucose-natri.
- Hãy báo với bác sĩ nếu bạn đang gặp bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.
- Trong thời gian sử dụng thuốc Oresol, bạn nên tránh các dung dịch khác chứa chất điện giải như thức ăn hoặc nước trái cây, thức ăn có muối để ngăn chặn việc sử dụng quá nhiều chất điện giải do thẩm thấu.
- Khi quên dùng thuốc thì uống tiếp liều sau theo chỉ dẫn, không dùng liều gấp đôi.
- Không được tự ý sử dụng thuốc, ngưng thuốc hoặc thay đổi liều lượng mà chưa có sự cho phép của bác sĩ
Nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?
Trong trường hợp quá liều Oresol người dùng nên đến trạm Y tế địa phương gần nhất để được thăm khám kịp thời.
Triệu chứng quá liều bao gồm tăng natri huyết chóng mặt, tim đập nhanh, tăng huyết áp do uống Oresol pha đậm đặc. Khi đó ngừng uống dung dịch bù nước và điện giải. Truyền tĩnh mạch chậm dung dịch nhược trương và cho uống nước.
Bạn nên làm gì nếu quên một liều?
Oresol được dùng để bù nước và điện giải nên tốt nhất người dùng chỉ nên sử dụng nếu như bị mất nước trong các trường hợp tiêu chảy, sốt cao, nôn mửa. Oresol sau khi pha chỉ nên sử dụng trong 24 giờ, qua ngày bạn nên pha một gói thuốc mới.
Trên đây là những thông tin quan trọng về thuốc oresol do trường Cao đẳng Y dược TPHCM tổng hợp cung cấp. Hi vọng sẽ giúp ích cho người dùng trong quá trình sử dụng thuốc.