Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Một số lưu ý trước khi dùng thuốc Betamethasone


Thuốc Betamethasone là một chất Corticosteroid hormone có tác dụng glucocorticoid rất mạnh, có khả năng làm giảm tình trạng phản ứng phòng vệ tự nhiên trong cơ thể. Khi dùng liều cao, Betamethasone có tác dụng ức chế miễn dịch. Một số lưu ý trước khi dùng thuốc Betamethasone là gì?.

Betamethasone  là một corticosteroid tổng hợp, kèm theo tác dụng mineralocorticoid không đáng kể có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp và chống dị ứng

Thông tin thuốc Betamethasone

Nhóm thuốc:Hocmon, Nội tiết tố

Tên khác: Betamethason

Tên Biệt dược: Belastone; BenThasone 0,5mg; Cortdermal; Dexlacyl

Thuốc biệt dược mới: Betamethason Meyer, Betamethasone tablet BP 0.5 mg Betamethason, Betamethason, Betamethason 0.05%, Betamethason Meyer,

Thành phần: Betamethasone dipropionate

Dạng thuốc và hàm lượng:

Tính theo Betamethasone base:

  • Viên nén: 0,5mg, 0,6mg;

  • Sirô: 0,6 mg/5ml;

  • Thuốc tiêm: 4mg/ml;

  • Kem: 0,05%, 0,1%;

  • Thuốc mỡ, gel: 0,05%, 0,1%;

  • Dung dịch thụt: 5mg/100ml;

Chỉ định

Betamethasone được chỉ định điều trị về những bệnh viêm khớp, phản ứng dị ứng ở mắt và da, rối loạn loạn hệ miễn dịch, những loại ung thư nhất định.

Ngoài ra, thuốc Betamethasone có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp và chống dị ứng.
Betamethason ức chế miễn dịch. Betamethasone được chỉ định để làm giảm các triệu chứng ngứa và viêm của da liễu. Có thể được sử dụng để kiểm soát một loạt các tình trạng viêm bao gồm rối loạn thấp khớp trong số các bệnh khác, rối loạn tiêu hóa.

betamethasone-duoc-chi-dinh-dieu-tri-ve-nhung-benh-viem-khopbetamethasone-duoc-chi-dinh-dieu-tri-ve-nhung-benh-viem-khop

Betamethasone được chỉ định điều trị về những bệnh viêm khớp

 Rối loạn nội tiết tố:

  • Tăng sản tuyến thượng thận bẩm sinh ;

  • Thiểu năng vỏ thượng thận sơ cấp hoặc thứ cấp

  • Viêm tuyến giáp không mưng mủ và tăng calci huyết có liên quan đến ung thư

Rối loạn về cơ - xương:

  • Viêm dính khớp sống;

  • Bệnh thống phong;

  • Bệnh thấp cấp tính và viêm màng hoạt dịch;

  • Viêm khớp dạng thấp

  • Viêm bao hoạt dịch cấp và bán cấp

  • Viêm gân màng hoạt dịch cấp tính không đặc hiệu

Bệnh của chất tạo keo:

  • Xơ cứng bì và viêm da - cơ;

  • Viêm cơ tim cấp tính do thấp khớp

  • Trong thời kỳ lan tràn hoặc trong điều trị duy trì một số trường hợp lupus ban đỏ toàn thân

Khoa da:

  • Eczéma dị ứng (viêm da mãn tính) và nổi mề đay

  • Bệnh Pemphigus;

  • Viêm da mụn nước dạng Herpes;

  • Bệnh vẩy nến nặng;

  • Viêm da tróc vẩy;

  • U sùi dạng nấm;

  • Hồng ban đa dạng nghiêm trọng (hội chứng Stevens-Johnson);

Các trường hợp dị ứng:

  • Viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc dai dẳng;

  • Viêm da tiếp xúc;

  • Polyp mũi

  • Các phản ứng thuốc và huyết thanh

  • Viêm da dị ứng (viêm da thần kinh)

  • Hen phế quản (bao gồm suyễn)

Mắt: Những tiến trình viêm liên quan đến mắt và các cấu trúc của mắt như:

  • Herpes zona ở mắt;

  • Viêm kết mạc dị ứng;

  • Viêm thần kinh sau nhãn cầu;

  • Viêm giác mạc, loét mép giác mạc dị ứng;

  • Viêm võng mạc trung tâm;

  • Viêm mống mắt, viêm mống mắt thể mi

  • Viêm màng mạch nho và viêm mạch

  • Viêm hắc võng mạc, viêm phần trước, mạc trước lan tỏa ra sau

  • Viêm dây thần kinh mắt, viêm mắt giao cảm

Hô hấp:

  • Tràn khí màng phổi

  • Bệnh Sarcoidosis có triệu chứng

  • Xơ hóa phổi

  • Hội chứng Loeffler không kiểm soát được bằng các phương pháp khác

  • Phối hợp với hóa trị liệu trong điều trị bệnh lao phổi cấp và lan tỏa;

  • Ngộ độc Beryllium

  • Máu: Giảm tiểu cầu tự phát và thứ phát ở người lớn

  • Thiếu máu tán huyết tự miễn dịch

  • Phản ứng với đường tiêm truyền.

  • Giảm nguyên hồng cầu và thiếu máu do giảm sản do di truyền

Ung thư:

  • Ung thư máu cấp tính ở trẻ em

  • Điều trị tạm thời ung thư máu và u bạch huyết bào ở người lớn

Trạng thái phù:

  • Phù mạch

  • Lợi tiểu hoặc làm giảm Protein niệu không gây tăng urê huyết trong hội chứng thận hư

Các chỉ định khác:

  • Lao màng não có tắc nghẽn hoặc nguy cơ tắc nghẽn dưới màng nhện

  • Liệt Bells

  • Viêm đại tràng loét

Chống chỉ định

  • Chống chỉ định dùng Betamethason cho người bệnh bị tiểu đường

  • Dị ứng với betamethasone hoặc bất cứ thành phần nào khác có trong công thức thuốc

  • Loét dạ dày và hành tá tràng, trong nhiễm khuẩn và nhiễm virus

  • Chống chỉ định sử dụng khi nhiễm nấm toàn thân và ở người bệnh quá mẫn với Betamethason hoặc với các Corticosteroid khác

 chong-chi-dinh-dung-betamethason-cho-nguoi-benh-bi-dai-thao-duong

Chống chỉ định dùng betamethason cho người bệnh bị đái tháo đường

Liều lượng và cách dùng Betamethason

Liều dùng

Theo chuyên gia y dược tại Cao đẳng y dược TPHCM cho biết, những thông tin được cung cấp trong bài viết này không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Vì vậy người dùng hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng Betamethasone cho người lớn là gì?

Liều thông thường cho người lớn bị viêm bao hoạt dịch

Acetate với Phosphate: khoảng thời gian 3-7 ngày. Heloma durum hoặc Heloma molle: 0,25-0,5mL. Rigidus hallux hoặc Digitus varus quinti: 0,5mL.

Liều thông thường cho người lớn bị bị rối loạn da liễu

Liều tối đa: 1ml/tuần, Acetate với Phosphate: 0,2ml mỗi lần tiêm

Liều thông thường cho người lớn bị gút Arthritis

Acetate với Phosphate: 0,5-1mL ở chân bị ảnh hưởng từ 3-7 ngày.

Liều thông thường cho người lớn bị viêm xương khớp

Acetate với Phosphate:

  • Khớp nhỏ: 0,25-0,5mL

  • Khớp trung bình: 0,5 đến 1mL

  • Khớp rất lớn: 1-2mL

  • Khớp lớn: 1mL

Liều thông thường cho người lớn để chống viêm

Sodium Phosphate: Tiêm tĩnh mạch lên đến 9mg/ngày.

Viên nén và siro: 0,6-7,2mg/ngày uống.

Acetate với Phosphate: Không tiêm qua đường tĩnh mạch.Tiêm 0,6-9mg/ngày chia mỗi 12-24 giờ

Liều dùng Betamethasone cho trẻ em

Liều thông thường cho bệnh nhi để chống viêm

Đường uống: 0,175-0,25 mg/kg/ngày chia mỗi 6-8 giờ.

Tiêm bắp: 0,175-0,125 cơ sở mg/kg/ngày chia mỗi 6-12 giờ.

Cách dùng

Betamethasone được dùng dưới dạng dạng ester hóa. Đối với đường uống loại Betamethasone hoặc Betamethasone phosphat. Có thể tiêm tĩnh mạch, tiêm truyền tĩnh mạch hoặc tiêm bắp với dạng ester natri phosphate để dùng ngoài đường tiêu hóa.

Betamethasone cũng có thể dùng tiêm tại chỗ vào vị trí ở các mô mềm với liều tương đương 4 – 8 mg Betamethasone.

Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Betamethasone

Những tác dụng phụ thường gặp khi dùng Betamethasone bao gồm dưới đây: 

  • Mất kali, giữ natri, giữ nước.

  • Xuất hiện những tình trạng phản ứng dị ứng.

  • Yếu cơ, mất khối lượng cơ, loãng xương, teo da và dưới da, áp xe vô khuẩn.

  • Kinh nguyệt thất thường, phát triển hội chứng dạng Cushing

  • Ức chế sự tăng trưởng của thai trong tử cung và của trẻ nhỏ, bộc lộ đái tháo đường tiềm ẩn

  • Tăng nhu cầu insulin hoặc thuốc hạ glucose huyết ở người đái tháo đường.

  • Giảm dung nạp glucose

  • Tăng áp lực nội sọ lành tính.

  • Sảng khoái, thay đổi tâm trạng, trầm cảm nặng, mất ngủ.

  • Viêm da dị ứng, mày đay, phù mạch.

  • Glaucom, đục thể thủy tinh.

  • Loét dạ dày và chảy máu, viêm tụy, trướng bụng, viêm loét thực quản.

  • Các phản ứng dạng phản vệ hoặc quá mẫn

  • Nổi phát ban.

  • Khó thở.

  • Khó chịu ở dạ dày, thay đổi về chu kỳ kinh nguyệt, thèm ăn hoặc tăng cân bất thường.

  • Sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng.

  • Giảm huyết áp hoặc tương tự sốc.

Tốt nhất hãy ngừng sử dụng thuốc Betamethasone và gọi cho bác sĩ nếu như xuất hiện những dấu hiệu như sau:

  • Nhìn mờ hoặc nhìn thấy quầng sáng quanh đèn.

  • Gây mất ngủ.

  • Nhịp tim đập không đều.

  • Tăng cân bất thường, bọng mặt.

  • Thay đổi về tâm trạng.

  • Cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi.

Những tác dụng phụ phổ biến khi dùng thuốc Betamethasone bao gồm: 

  • Đỏ, rát hay ngứa và bị lột da.

  • Mỏng da.

  • Xuất hiện những vết rạn da.

  • Da bị phồng rộp.

Không phải đối tượng nào khi sử dụng thuốc Betamethasone cũng sẽ gặp phải những tác dụng phụ kể trên. Vì vậy mọi người cần phải tuân thủ các quy trình dùng thuốc theo đúng hướng dẫn các bác sĩ. Tuyệt đối không được dùng thuốc này quá liều khi chưa được các bác sĩ cho phép.

Một số lưu ý trước khi dùng thuốc Betamethasone

Trước khi dùng thuốc Betamethasone cần phải lưu ý như sau:

  • Thận trọng dùng theo đường toàn thân trong trường hợp nếu như bạn dị ứng với những thành phần của Betamethasone

  • Dị ứng với các thành phần có trong những loại thuốc khác.

  • Tăng huyết áp

  • Động kinh, glaucom

  • Nhồi máu cơ tim mới mắc

  • Đái tháo đường

  • Thiểu năng tuyến giáp, suy gan, loãng xương

  • Suy tim sung huyết

  • Hành tá tràng, loạn tâm thần và suy thận

  • Do có tác dụng ức chế miễn dịch, việc sử dụng ở liều cao thường làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm nấm thứ phát

  • Đối tượng là trẻ em và người cao tuổi có thể làm tăng nguy cơ tác dụng không mong muốn.

  • Đáp ứng miễn dịch giảm khi dùng corticosteroid đường toàn thân

  • Người bệnh bị lao tiến triển hoặc nghi lao thì không được dùng thuốc

  • betamethason trừ trường hợp dùng để bổ trợ cho điều trị với thuốc chống lao. 

  • Làm tăng nguy cơ bị thủy đậu, và có thể cả nhiễm Herpes zoster nặng phải tránh tiếp xúc với các bệnh này

  • Dùng betamethasone kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến mắt như đục thể thủy tinh tổn thương dây thần kinh thị giác.

  • Báo cáo với các bác sĩ nếu như bạn đang dùng thuốc được kê đơn và không được kê đơn các loại Vitamin, khoáng chất, hay thực phẩm chức năng.

  • Phải theo dõi người bệnh đều đặn và bổ sung thêm calci, kali vào cơ thể.

  • Phải tiêm chậm hoặc tiêm truyền vì đôi khi có thể gây trụy tim mạch tiêm tĩnh mạch nhanh liều lớn corticosteroid.

  • Cần nói rõ với các bác sĩ nếu như bạn đang bị nhiễm trùng hoặc các bệnh đục thủy tinh thể, hoặc bị rối loạn miễn dịch.

  • Đối tượng phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc cho con bú cần phải trao đổi rõ với các bác sĩ/ dược sĩ khi định sử dụng

Tương tác xảy ra khi dùng thuốc Betamethasone

  • Paracetamol

  • Rượu

  • Các thuốc chống đông loại coumarin

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng

  • Thuốc ức chế cholinesterase, amphotericin B, cyclosporin, lợi niệu quai

  • Glycosid digitalis

  • Phenobarbiton, phenytoin, rifampicin hoặc ephedrin

  • Estrogen

  • Những loại thuốc chống nấm thuộc dẫn xuất azol, macrolid, trastuzumab.