Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Một nắm rau mồng tơi có thể đẩy lùi được những căn bệnh này


Trong bữa cơm của người dân Việt Nam thì mồng tơi là một loại rau rất quen thuộc. Người ta có thể sử dụng rau mồng tơi để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Nhưng rất ít người biết được rằng, ngoài tác dụng là một loại thực phẩm thì rau mồng tơi còn là một vị thuốc quý có thể chữa trị được rất nhiều bệnh.


Không chỉ là một loại thực phẩm, rau mồng tơi còn được sử dụng để chữa bệnh

Trong những ngày hè oi bức và nắng nóng, được ăn một bát canh cua mồng tơi, rau mồng tơi nấu ngao hoặc sử dụng rau mồng tơi để ăn kèm với một nồi lẩu thì quả là một điều tuyệt vời. Do đó, loại rau này được rất nhiều người yêu thích.

Rau mồng tơi cũng có thể sử dụng để điều trị rất nhiều loại bệnh, để bạn đọc có thể hiểu được những công dụng trị bệnh của rau mồng tơi, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ cung cấp một số thông tin sau đâu:

Mồng tơi - loại rau thân thuộc chứa nhiều giá trị dinh dưỡng có lợi với sức khỏe

Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh được rằng rau mồng tơi có chứa rất nhiều vitamin A có khả năng tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ cho xương chắc khỏe hơn và ngăn ngừa các loại vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể. Trong rau mồng tơi cũng chứa rất ít calo và chất béo nên rất phù hợp với chế độ ăn uống của những người đang giảm cân.

Chất Axit folic có trong rau mồng tơi cũng rất có lợi cho phụ nữ đang mang thai vì Axit folic được coi như một loại vitamin B có thể ngăn ngừa được tình trạng khuyết tật bẩm sinh đối với thai nhi, đặc biệt là tật nứt đốt sống. Trong mồng tơi cũng chứa rất nhiều sắt có lợi cho các bà bầu. Những chất có trong rau mồng tơi cũng rất quan trọng đối với quá trình tạo ra những tế bào mới, giúp cho hệ tim mạch khỏe mạnh và đặc biệt là có thể phòng chống được các loại bệnh ung thư.

Không chỉ là một loại thực phẩm, rau mồng tơi còn được sử dụng để chữa bệnh

Ngoài việc được sử dụng như một loại thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày của các gia đình, rau mồng tơi còn chứa rất nhiều giá trị dược lý. Một số người đã biết sử dụng rau mồng tơi để làm thuốc chữa bệnh.

Theo các giảng viên Cao đẳng Dược Hà Nội - Trường Cao đẳng Y  khoa Phạm Ngọc Thạch thì trong đông Y, rau mồng tơi có vị chua, tính hành và không chứa độc, có thể đi vào 5 kinh can, tỳ, tâm, tá tràng, đại trường. Tác dụng mà rau mồng tơi mang lại chính là tán nhiệt, lợi tiểu, giải độc, trị mụn nhọt, rôm sảy và làm đẹp da.

Đặc biệt, rau mồng tơi còn chứa rất nhiều chất nhầy. Đây chính là đặc điểm nổi bật của rau mồng tơi. Tác dụng của chất nhầy này chính là kích thích các nhu động ruột,  giúp cho hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và nhuận tràng. Do đó, rau mồng tơi thường được sử dụng để điều trị bệnh táo bón rất hiệu quả.

Chúng ta còn có thể sử dụng nước cốt của rau mồng tơi để làm lành vết thương, đặc biệt là những vết thương do bị bỏng. Vì những chất nhầy của rau mồng tơi cũng có công dụng làm cho vết thương nhanh lành.


Rau mồng tơi có công dụng làm đẹp rất hiệu quả

Những cách sử dụng rau mồng tơi để chữa bệnh rất hiệu quả

Điều trị chứng táo bón và nóng ruột: Giã nát rau mồng tơi vắt lấy nước cốt sau đó cho thêm nước vào rồi đun sôi lên, để nước nguội rồi uống hết trong một lần. Chỉ sau vài lần uống loại nước này sẽ có thể dễ dàng đi đại tiện.

Cũng có thể sử dụng một bài thuốc khác đó là lấy 30g lá mồng tơi, 30g lá vông, 12g củ mài và 20g rễ đinh lăng, 30g vừng đen sắc cùng với 600ml nước cho tới khi thu được 300ml nước. Đối với người lớn thì chia đều ra làm 2 lần sử dụng, đối  với trẻ em sẽ tùy thuộc vào cân nặng để chia nhỏ thuốc ra uống.

Chữa khí hư và suy nhược cơ thể: Chuẩn con gà ác, một nắm lá mồng tơi  và 1 nắm đậu đen. Ninh nhừ tất cả nguyên liệu trên sau đó ăn cả nước cả cái khi còn nóng. Một tuần nên ăn món này từ 1-2 lần. Khi bắt đầu thấy có kết quả thì thêm 2 nắm lạc và 1 nắm đậu nành vào ninh cùng. Món này cũng có thể giúp có người bị đau dạ dày và ợ chua cải thiện tình trạng đồng thời cũng giúp bồi bổ cho phụ nữ sau sinh và làm cho tóc đen mượt, da hồng hào.

Làm lành vết thương: Những vết thương do bị bỏng sẽ rất nhanh lành nếu sử dụng nước cốt của rau mồng tơi bôi lên vết thương.

Chống bệnh viêm khớp: Chúng ta có thể phòng tránh được những bệnh liên quan đến xương khớp hoặc giúp cho hệ xương khớp phát triển khỏe mạnh bằng cách hầm chân giò cùng với rau mồng tơi để ăn.

Điều trị chứng tiểu khó: Hàng ngày giã một nắm lá mồng tơi vắt lấy nước cốt sau đó hòa thêm một chút muối và thêm nước vào đun sôi để nguội rồi uống sẽ rất có lợi với những người tiểu khó.

Chữa bệnh trĩ: Lấy lá mồng tơi non trộn thêm một chút muối sau đó đắp vào búi trĩ và dùng băng gạc để băng cố định lại. Cách làm này vừa có tác dụng kháng viêm vừa có thể làm cho búi trĩ co lên rất hiệu quả.

Điều trị chảy máu cam, máu mũi do bị nhiệt: giã nát lá mồng tơi sau đó lấy bông thấm nước cốt và nhét vào lỗi mũi bị chảy máu.

Chữa thâm da, nám da: Giã nát lá mồng tơi sau đó đắp lên trong vùng da bị thâm nám sẽ có hiệu quả rất đáng kể.

Điều trị bệnh yếu sinh lý: sử dụng rau mồng tơi, rau má, rau ngót nấu canh cùng với lòng gà hoặc lòng vịt sẽ giúp cho các đấng mày râu đẩy lùi được tình trạng yếu sinh lý.

Lợi sữa: Rau mồng tơi có chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng có lợi như: Sắt, vitamin A...và chất nhầy rất có lợi đối với phụ nữ sau khi sinh bị ít sữa. Phụ nữ sau sinh có thể ăn canh rau mồng tơi nấu cùng với thịt nạc để giúp lợi sữa.

Làm đẹp da: Lấy những lá mồng tơi còn non mọc ở đầu ngọn để giã nát sau đó thêm vào một chút muối rồi bôi nhiều lần lên mặt. Giữ hỗn hợp này trên mặt khoảng 15 phút sau đó rửa sạch. Nên thực hiện phương pháp này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ.

Tuy rằng, mồng tơi là một loại thực phẩm rất bổ dưỡng và có nhiều công dụng chữa bệnh nhưng chúng ta cũng không nên quá lạm dụng. Để không làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe thì những người bị bệnh gout, yếu bụng hoặc sỏi thận nên hạn chế sử dụng loại rau này. Trên đây là một vài thông tin và công dụng chữa bệnh của cây mồng tơi. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích.