Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Mổ ruột thừa được thực hiện khi nào?


Viêm ruột thừa là bệnh cấp cứu ngoại khoa gặp thường xuyên ở nhiều đối tượng khác nhau. Nguyên nhân thường do phì đại các nang bạch huyết, ứ đọng phân trong lòng ruột thừa. Do đó, mổ ruột thừa càng sớm hiệu quả càng cao và không gây ra biến chứng.

Phẫu thuật cắt ruột thừa là lựa chọn tối ưu và triệt để nhất khi bị đau ruột thừa. Viêm ruột thừa đa phần là viêm ruột thừa cấp tiêu chuẩn vàng trong điều trị là phẫu thuật.

Sơ lược về viêm ruột thừa

Ruột thừa là một đoạn ruột nhỏ, hẹp, dài vài centimet, dính vào manh tràng. Ruột thừa nằm ở phần bụng dưới bên phải, nơi tiếp nối giữa ruột non và ruột già. Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị viêm do sự tắc nghẽn của ký sinh trùng, sỏi mật, u ruột thừa. Sự tắc nghẽn này làm tăng áp lực trong lòng ruột thừa, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn nhân lên nhanh chóng, giảm tưới máu mô, làm ruột thừa bị viêm, sưng và chứa đầy mủ.

Nếu không kịp thời điều trị, ruột thừa có thể bị vỡ, tăng tỷ lệ biến chứng giải phóng vi khuẩn vào ổ bụng. Các biến chứng hay gặp của viêm ruột thừa gồm áp xe ruột thừa, đám quánh ruột thừa, gây viêm phúc mạc ruột thừa.

Mổ ruột thừa được thực hiện khi nào?

Mổ ruột thừa là phẫu thuật nhằm loại bỏ ruột thừa vai trò của ruột thừa gần như không đáng kể đối với cơ thể con người. Cơ thể chúng ta vẫn có thể hoạt động bình thường mà không cần đến ruột thừa. Ruột thừa không đảm nhiệm bất cứ chức năng gì trong cơ thể. Đối với trường hợp sau đây thì ta cần phải cắt bỏ bộ phận này đi:

  • Khi triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa bùng phát mạnh đau thượng vị, đau hố chậu, đau vùng bụng dưới, buồn nôn, sốt, tiêu chảy. Phải tiến hành cắt bỏ ruột thừa nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm
  • Trong trường hợp một số người có mong muốn cắt bỏ để tránh tình trạng viêm nhiễm cơ quan này. Biểu hiện của viêm ruột thừa là bệnh nhân sẽ có chán ăn, mệt mỏi, ớn lạnh, sau đó có biểu hiện sốt.
  • Thứ 2 là triệu chứng đau bụng, ruột thừa nằm ở vùng hố chậu bên phải nên bệnh nhân thường đau ở vị trí này.
  • Trong một số trường hợp đặc biệt, manh tràng biểu hiện bởi những triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Tùy theo triệu chứng mà bác sĩ sẽ dựa vào kĩ năng lâm sàng để chẩn đoán.
  • Biểu hiện thứ 3 là kèm theo những triệu chứng của rối loạn tiêu hóa đi tiêu phân lỏng, bệnh nhân buồn nôn.
  • Trong một số trường hợp khó khăn hơn có thể nhờ đến CT ổ bụng.
  • Siêu âm là phương tiện đơn giản, chẩn đoán viêm ruột thừa khá hiệu quả.
  • Đau bụng, sốt, rối loạn tiêu hóa. Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa vào khám lâm sàng, xét nghiệm máu, nội soi ổ bụng, siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính

Tuy nhiên trong trường hợp ruột thừa bị vỡ, phẫu thuật thường không được thực hiện.Với những trường hợp này, bác sĩ cần chọc hút dịch mủ, dùng  kháng sinh để kiểm soát hiện tượng nhiễm trùng.

mo-ruot-thua-la-phuong-phap-dieu-tri-toi-uu-doi-voi-can-benh-viem-ruot-thua

Mổ ruột thừa là phương pháp điều trị tối ưu đối với căn bệnh viêm ruột thừa

Các triệu chứng của bệnh bao gồm: rối loạn tiêu hóa, chán ăn và sốt nhẹ. Đau âm ỉ khu trú vùng hố chậu phải hoặc đau thượng vị, quanh rốn kèm theo buồn nôn và nôn. Nếu tình trạng viêm ruột thừa không được xử lý, ổ viêm có thể vỡ ra gây viêm phúc mạc nguy hiểm đến tính mạng. Bởi vậy, khi ruột thừa bị viêm, cần được thực hiện phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa càng sớm càng tốt

Cắt ruột thừa dự phòng: được chỉ định cho những người không có khả năng tiếp cận dịch vụ y tế trong thời gian dài.

Các kỹ thuật mổ ruột thừa hiện nay

Hiện nay, mổ ruột thừa có 2 kỹ thuật chính là mổ nội soi và mổ truyền thống.

Mổ mở (mổ truyền thống)

Mổ mở là phương pháp mổ truyền thống sẽ tiến hành cắt bỏ ruột thừa và khâu lại vết mổ. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ cắt một đường lớn để lộ phần ruột thừa. Hiện tại kỹ thuật ít khi được áp dụng do phạm vi xâm lấn lớn mất nhiều thời gian để phục hồi.

Mổ ruột thừa nội soi

Nội soi là phương pháp được áp dụng phổ biến do mức độ xâm lấn thấp và ít gây biến chứng, là phẫu thuật sử dụng máy nội soi để hỗ trợ. Khi thực hiện, bác sĩ chỉ tạo ra 1 vết cắt nhỏ đưa dụng cụ nội soi xác định được vị trí ruột thừa, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ và khâu vết rạch. Kỹ thuật này chỉ được áp dụng với trường hợp viêm ruột thừa cấp chưa vỡ.

noi-soi-la-phuong-phap-duoc-ap-dung-pho-bien

Nội soi là phương pháp được áp dụng phổ biến

Quy trình mổ ruột thừa truyền thống:

  • Tiêm thuốc mê và đặt bệnh nhân nằm ngửa
  • Tạo một vết cắt lớn ở phía bên phải vùng bụng dưới
  • Xác định vị trí ruột thừa và tiến hành cắt bỏ
  • Bác sĩ khâu lại vết rạch
  • Trong kỹ thuật này, bác sĩ có thể để làm sạch khoang bụng do nhiễm trùng đã lan rộng

Quy trình mổ nội soi ruột thừa:

  • Tiêm thuốc mê và đặt bệnh nhân nằm ngửa
  • Tạo vết cắt nhỏ ở vùng bụng bên phải
  • Đưa ống nhỏ vào vết cắt, bơm khi carbonic để làm phồng không gian trong ổ bụng
  • Sử dụng ống nội soi đi qua vết rạch nhằm quan sát tình trạng bên trong
  • Bác sĩ căn cứ vào hình ảnh từ máy nội soi để cắt bỏ ruột thừa
  • Tiến hành khâu vết rạch và chuyển bệnh nhân đến phòng hồi sức

Chế độ ăn uống, vận động sau phẫu thuật cắt ruột thừa

Sau phẫu thuật người bệnh cần tuân thủ về chế độ ăn uống và vận động để chóng phục hồi.

  • Trong vòng từ 6 – 8h sau khi cắt ruột thừa thì người bệnh có thể dùng sữa ấm để chống đói. 2 ngày nằm viện thì nên ăn những thực phẩm dễ tiêu như cháo lỏng, vitamin và chất xơ trong mỗi bữa ăn hằng ngày
  • Cần bổ sung nhóm thức ăn dễ tiêu, , sữa chua, khoai nghiền để ổn định hệ tiêu hóa, giảm bớt gánh nặng làm việc cho hệ tiêu hóa.
  • Nhóm thực phẩm giàu beta – carotene: cực kỳ có tác dụng đối với người mệt mỏi, qua nhóm thực phẩm tự nhiên như cà rốt, bắp cải, khoai lang
  • Nhóm thực phẩm nhiều chất xơ: như rau xanh, trái cây, ngũ cốc dễ tiêu hóa, không ảnh hưởng đến vết thương và có nhiều lợi ích thải độc thường xuyên.
  • Ngoài rau củ các thứ bạn cần tăng cường các loại cá biển giàu omega -3 trợ cho sự phục hồi của cơ thể. Các loại vitamin như A, C, E giúp cơ thể chống nhiễm trùng.
  • Uống nước đầy đủ: Sau cắt ruột thừa cơ thể mất nước, hay bị tiêu chảy hoặc táo bón. Do đó cần cung cấp 2 -3 lít nước mỗi ngày để đường ruột hoạt động tốt.

Cần tránh những thực phẩm gì?

  • Thức ăn có chứa nhiều dầu, mỡ: khó tiêu, kích thích vào vết thương do dạ dày
  • Rượu bia thuốc lá và chất kích thích: Tuyệt đối không dùng khi đang trong quá trình hồi phục vết thương
  • Một số thực phẩm thuộc danh sách như sữa bò, thịt đỏ,
  • Đồ chế biến sẵn cũng không nên dùng vì sẽ gây nên độc tố hoặc ngăn cản sự hấp thu của ruột.
  • Thức ăn quá ngọt: Có thể khiến vết thương bị nhiễm trùng, có thể bị tiêu chảy.
  • Chỉ nên vận động nhẹ nhàng sau phẫu thuật cắt ruột thừa
  • Bệnh nhân tuyệt đối không tập thể dục, vận động quá mức như nâng đồ nặng.
  • Không đi bơi hay tắm bồn trong tháng đầu tiên hồi phục
  • Thực hiện các bài tập theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Khi muốn cười, hắt hơi cần sử dụng vật mềm kê bên dưới bụng tránh chuyển động.

 Hi vọng bài viết của chúng tôi đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về bệnh đau ruột thừa và cách mổ ruột thừa. Khi có những dấu hiệu của những cơn đau ruột thừa bạn nên đến ngay cơ sở y tế để được xử lý ngay tránh hậu quả nguy hiểm.

Theo Cao đẳng y dược TPHCM tổng hợp