Lincomycin là kháng sinh thuộc lincosamid được chỉ định để điều trị các trường hợp bị nhiễm khuẩn nặng như clindamycin. Việc nắm rõ các thông tin về loại thuốc này là điều cần thiết.
Thông tin thuốc Lincomycin
Lincomycin có tác dụng chống vi khuẩn như ở tai – mũi – họng, miệng, da, phế quản – phổi, nhiễm khuẩn huyết, cơ quan sinh dục, ổ bụng. Thuốc Lincomycin chủ yếu kìm khuẩn ưa khí Gram dương và có phổ kháng khuẩn rộng đối với vi khuẩn kỵ khí.
Thuốc Lincomycin được sử dụng ở cả dạng uống và dạng tiêm
Tên quốc tế: Lincomycin hydrochloride.
Loại thuốc: Kháng sinh lincosamid/kháng sinh chống tụ cầu.
Dạng thuốc và hàm lượng
Lincomycin uống và tiêm là lincomycin hydroclorid, nhưng liều lượng được tính theo lincomycin khan.
- Ống tiêm 300 mg/2 ml và 600 mg/2 ml.
- Lọ 250 mg và 500 mg dạng bột để tiêm, kèm ống dung môi pha tiêm.
- Viên nén hoặc viên nang 250 mg và 500 mg.
Dược động học
- Khả năng hấp thu: Thuốc Lincomycin được sử dụng ở cả dạng uống và dạng tiêm. Cần phải sử dụng cách xa bữa ăn, thức ăn có thể làm giảm sự hấp thu thuốc của cơ thể.
- Phân bố: Thuốc Lincomycin phân bố vào các mô, dịch của cơ thể. Lincomycin có thể xâm nhập vào cơ xương, qua được sữa mẹ và cả nhau thai. Khả năng liên kết được với huyết tương cao trên 90%. Tuy nhiên nó lại ít đi vào dịch não tủy.
- Chuyển hóa: Thuốc Lincomycin được chuyển hóa qua gan.
- Tốc độ thải trừ: Thời gian bán thải của thuốc là 5 tiếng, thải trừ chủ yếu qua phân.
Tác dụng
- Lincomycin có tác dụng chống vi khuẩn như clindamycin đặc biệt Staphylococcus, các vi khuẩn nhạy cảm, Pneumococcus, Streptococcusở người bệnh có dị ứng với penicilin như áp xe gan.
- Nhiễm khuẩn xương do Staphylococcus.
- Áp xe phổi.
- Viêm vùng chậu
- Viêm màng bụng thứ phát
- Viêm màng trong tử cung.
- Nhiễm khuẩn phụ khoa như nhiễm khuẩn âm đạo
- Nhiễm khuẩn do các khuẩn kháng penicilin.
- Nhiễm khuẩn huyết
- Loét do nhiễm khuẩn kỵ khí
- Mụn nhọt biến chứng và.
- Lincomycin có tác dụng chống nhiễm khuẩn ở các vị trí thuốc khác khó tới như viêm cốt tủy cấp tính và mạn tính
- Các nhiễm khuẩn do Bacteroides spp
- Chỉ định viêm vùng chậu, viêm màng bụng thứ phát; áp xe phổi
- Nhiễm khuẩn nặng do các vi khuẩn nhạy cảm, đặc biệt là tụ cầu
- Nhiễm khuẩn xương do tụ cầu
- Nhiễm khuẩn ở các vị trí thuốc khác khó tới như viêm cốt tuỷ cấp tính và mạn tính
- Nhiễm khuẩn do các khuẩn kháng penicilin.
Chống chỉ định
- Lincomycin chống chỉ định với các trường hợp: quá mẫn với lincomycin hoặc với các thuốc cùng họ với lincomycin.
- Viêm màng não.
- Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
- Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi.
- Bị nhiễm khuẩn Candida albicans.
- Hen suyễn.
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú.
Lincomycin chống chỉ định với các trường hợp hen suyễn
Thận trọng
- Phải thận trọng khi dùng cho người có bệnh đường tiêu hóa
- Thận trọng khi dùng cho người bệnh cao tuổi và nữ có thể dễ bị tiêu chảy nặng hoặc viêm đại tràng có màng giả.
- Người có tiền sử viêm đại tràng
- Cần thận trọng đối với người bị dị ứng
- Người bị suy gan hoặc suy thận nặng phải điều chỉnh liều lượng cho phù hợp
- Phải theo dõi định kỳ chức năng gan và huyết học đối với người bệnh điều trị lâu dài bằng lincomycin và với trẻ nhỏ
- Phải giảm liều đối với suy thận.
- Thời kỳ mang thai và cho con bú: Chưa có thông báo lincomycin gây ra khuyết tật bẩm sinh. Các trẻ sinh ra đều chưa thấy bị ảnh hưởng gì. Lincomycin được tiết qua sữa mẹ có khả năng gây ảnh hưởng xấu đến trẻ bú mẹ, cần tránh cho con bú khi đang điều trị bằng lincomycin.
- Cần thận trọng khi dùng với các thuốc khác thuốc chống ỉa chảy như loperamid, thuốc phiện làm nặng thêm viêm đại tràng do làm chậm bài tiết độc tố.
- Tuân thủ đúng theo sự chỉ định của bác sĩ về liều lượng và thời gian điều trị. Trong quá trình điều trị, nếu thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường cần đi khám để được cấp cứu sớm.
- Với thuốc dạng viên nang, uống cả viên cùng với nước lọc. Không nghiền nát thuốc vì có thể khiến bệnh nhân mắc phải những vấn đề không mong muốn. Nếu là dạng dung dịch tiêm, cần có những dụng cụ đo lường chính xác lượng thuốc cần điều trị
- Không đem thuốc của mình cho người khác dùng dù có bệnh tương tự. Vì Lincomycin thiếu hoặc quá liều đều gây ra những vấn đề xấu cho cơ thể trừ khi có sự đồng ý của bác sĩ.
Tác dụng phụ
Thường gặp
Thường gặp nhất là buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đôi khi do phát triển quá nhiều Clostridium difficile gây nên.
Mày đay, phát ban; phản ứng tại chỗ sau tiêm bắp
Viêm tĩnh mạch huyết khối sau tiêm tĩnh mạch
Phản ứng phản vệ;
Giảm bạch cầu trung tính (có thể phục hồi);
Viêm đại tràng giả mạc,
Viêm thực quản khi điều trị bằng đường uống; tăng enzym gan (phục hồi).
Ít gặp
Mày đay, phát ban.
Phản ứng tại chỗ sau tiêm bắp
Viêm tĩnh mạch huyết khối sau tiêm tĩnh mạch.
Hiếm gặp
Giảm bạch cầu trung tính (có thể phục hồi được).
Phản ứng phản vệ.
Tăng enzym gan (phục hồi được), như tăng transaminase.
Viêm đại tràng màng giả, viêm thực quản khi điều trị bằng đường uống.
Thuốc Lincomycin thuốc dạng dung dịch tiêm có thể gây ra các tác dụng phụ
- Đau, kích ứng tại vị trí tiêm.
- Mất bạch cầu hạt.
- Bị giảm bạch cầu trung tính.
- Sốc phản vệ, phù thần kinh mạch.
- Trong trường hợp tiêm IV quá nhanh
- Bệnh nhân còn có thể bị hạ huyết áp, thậm chí làm tim ngừng đập.
Liều lượng và cách dùng
Cách dùng:
Thuốc Lincomycin có thể uống, tiêm bắp, hoặc tiêm truyền tĩnh mạch.
Cách dùng uống: Uống xa bữa ăn, ít nhất 1 giờ trước khi ăn
Cách dùng tiêm: Có thể tiêm bắp sâu hoặc tiêm truyền tĩnh mạch. Pha với dung dịch glucose 5% hoặc dung dịch natri clorid 0,9% trên cơ sở 1 g lincomycin pha vào ít nhất 100 ml dung dịch thích hợp và truyền nhỏ giọt ít nhất trong 1 giờ (100 ml/1giờ).
Không được tiêm Lincomycin trực tiếp vào tĩnh mạch.
Với người suy thận nặng, liều dùng thích hợp bằng 25 - 30% liều bình thường.
Liều dùng:
Người lớn: Uống 500 mg, 3 lần/24 giờ (500 mg uống cách nhau 8 giờ); nếu rất nặng: mỗi lần 1 g 3 lần/ 24 giờ.
Trẻ em trên: 30 mg/kg thể trọng/24 giờ chia làm 3 - 4 lần; nếu bị rất nặng: 60 mg/kg thể trọng/24 giờ, chia 3 - 4 lần.
Tiêm bắp: Người lớn: 600 mg (2 ml) 1 lần trong 24 giờ; nếu bị rất nặng: 600 mg (2 ml) cách nhau 12 giờ.
Trẻ em trên 1 tháng tuổi: 10 mg/kg thể trọng, 1 lần trong 24 giờ; nếu bị rất nặng: 10 mg/kg thể trọng, cách nhau 12 giờ.
Liều dùng tiêm truyền tĩnh mạch:
Người lớn: 600 mg - 1 g, cách nhau 8 - 12 giờ/1 lần; nếu bị rất nặng: liều tối đa có thể 8 g/24 giờ.
Trẻ em trên 1 tháng tuổi: 10 - 20 mg/kg/24 giờ, tùy theo mức độ nặng của bệnh và phân chia liều giống như ở người lớn.
Tương tác
Theophylin: Lincomycin không tương tác với theophylin.
Aminoglycosid: độ an toàn chưa được đánh giá khi phối hợp hai thuốc đó. Lincomycin không ảnh hưởng đến dược động học của gentamicin
Thuốc chẹn thần kinh - cơ: Phải thận trọng khi phối hợp với lincomycin
Thuốc tránh thai uống: Tác dụng của thuốc tránh thai loại uống có thể bị ức chế hoặc giảm do rối loạn vi khuẩn ở ruột làm chẹn chu kỳ ruột - gan.
Kaolin: cho uống lincomycin 2 giờ sau khi dùng kaolin. Các thuốc chống ỉa chảy có chứa kaolin làm ruột giảm hấp thu lincomycin.
Thức ăn và natri cyclamate khi dùng đồng thời sẽ làm giảm mạnh sự hấp thu lincomycin
Dung dịch lincomycin có pH acid và có thể tương tác với dung dịch kiềm hoặc với các thuốc không bền vững ở pH thấp. Tương tác với carbenicilin, colistin sulphamethat natri, ampicilin, benzyl penicilin, novobiocin và phenytoin natri kanamycin, methicilin, trong một số điều kiện.
Bảo quản
Lincomycin loại tiêm được đóng trong các lọ, tốt nhất là bằng thủy tinh loại 1.
Các viên nén và viên nang được bảo quản trong lọ kín, ở nhiệt độ có kiểm soát 15o - 30oC và tránh ánh sáng trực tiếp
Theo Cao đẳng y dược TPHCM tổng hợp