Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Làm thế nào để phục hồi chứng năng phổi đúng cách?


Làm thế nào để phục hồi chức năng phổi đúng cách là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Bởi các bệnh lý hô hấp nói chung và bệnh về phổi nói riêng đang ngày càng trở nên phổ biến, đe dọa đến sức khỏe và tính mạng của con người. Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!

Phổi đóng vai trò quan trọng đối với cơ thể

Việc điều trị các bệnh lý phổi là một quá trình tổng thể bao gồm từ việc tìm ra nguyên nhân, điều trị các triệu chứng bệnh và phục hồi chức năng phổi. Trước hết, chúng ta cầm tìm hiểu về vai trò chức năng quan trọng của phổi đối với cơ thể.

phuc-hoi-chuc-nang-phoi2
Tổn thương phối là vấn đề nghiêm trọng đối với sức khỏe và đe dọa sự sống của con người

Phối có vai trò chủ yếu là trao đổi khí – đem oxy từ không khí vào tĩnh mạch phổi, đưa khí CO2 từ động mạch phổi ra bên ngoài. Bên cạnh đó, phổi còn đảm nhiệm các vai trò khác như giúp chuyển hóa chất sinh học, lọc các chất độc tố trong máu…

Là một bộ phận quan trọng của hệ hô hấp, phổi giúp cơ thể duy trì hoạt động sống. Chúng ta có thể thể nhịn ăn 7 ngày, nhịn uống nước 4-5 ngày, nhưng không ai có thể nhịn thở 3-4 phút hoặc lâu hơn. Chính vì vậy việc phục hồi chức năng phổi sau tổn thương do tai nạn hoặc di chứng bệnh lý là vô cùng quan trọng

Phục hồi chức năng phổi và những điều cần biết

Phục hồi chức năng phổi hay phục hồi chức năng hô hấp giúp cơ thể người bệnh phổi khắc phục các triệu chứng khó thở, tăng cường khả năng hô hấp gắng sức. Đồng thời giúp cải thiện, hỗ trợ điều trị bệnh, giảm các chi phí cũng như thời gian trị bệnh phổi. 

1. Khi nào áp dụng việc phục hồi chức năng phổi?

Cần lưu ý rằng việc phục hồi chức năng phổi chỉ được áp dụng trong giai đoạn sau khi các triệu chứng bệnh phổi đã được điều trị chấm dứt và bước vào giai đoạn hồi phục của bệnh. Còn căn cứ tùy thuộc vào tình trạng tiến triển bệnh cũng như sức khỏe, thể trạng cụ thể của người bệnh mà các bác sĩ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng sẽ đưa ra phác đồ tập luyện phục hồi cụ thể và phù hợp cho từng bệnh nhân.

2. Làm thế nào để phục hồi chức năng phổi hiệu quả?

Đối với những người có bệnh lý về phổi như giãn, hen phế quản… sẽ phải có các hoạt động vận động trị liệu phổi góp phần hỗ trợ người bệnh tác động trên cả yếu tố sinh lý và cơ học của chức năng hô hấp. Vận động phục hồi chức năng phổi giúp đẩy các chất dịch trong phổi ra ngoài, tạo sự thông thoáng cho luồng khí trao đổi dễ dàng hơn, người bệnh lúc này có thể kiểm soát được nhịp thở, cải thiện cơn khó thở và tạo điều kiện giãn nở tối đa cho lồng ngực.

Bên cạnh đó, người bệnh cần luyện tập các bài tập thở, bài tập cơ hoành kiên trì, đúng cách kết hợp tăng cường khả năng dẫn lưu bằng tư thế nếu có nhiều đờm. Việc này cần phải có sự hướng dẫn của cán bộ y tế có chuyên môn để đảo bảo làm đúng cách. 

phuc-hoi-chuc-nang-phoi2
Bệnh nhân cần tập luyện để hồi phục chức năng của phối

Tất nhiên, điều kiện tiên quyết và quan trọng nhất là bệnh nhân cần được thăm khám bởi bác sĩ, kỹ thuật viên PHCN có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, để đánh giá đúng tình trạng, mức độ tổn thương, từ đó đưa ra phác đồ phù hợp.

Ngoài ra, trong và sau quá trình phục hồi chức năng phổi, bệnh nhân cần thực hiện lối sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Tuyệt đối không hút thuốc hay sử dụng các chất kích thích, hạn chế tiếp xúc với khói bụi.

3. Phương pháp và kỹ thuật PHCN phổi

3.1. Giai đoạn đầu

Trong giai đoạn đầu của người bệnh phổi, cần thúc đẩy tiêu dịch màng phổi, phòng tránh dày dính màng phổi, dính góc sườn thành, giảm đau và hạn chế tạo kén màng phổi. Phương pháp và kỹ thuật điều trị phục hồi chức năng phổi ở giai đoạn đầu là người bệnh cần điều chỉnh tập luyện với các tư thế như sau:

- Thực hiện tư thế nằm nghiêng sang bên phổi lành, đưa tay bên màng phổi tràn dịch kéo căng đồng thời duỗi thẳng hông ra.

- Thực hiện tư thế xoay khoảng ba phần tư người ra phía trước và phía sau.

- Cùng với đó sẽ kết hợp tập thở dài và hít vào thụ động tạo áp suất cho việc tiêu dịch màng phổi.

3.2. Giai đoạn tiếp theo

Qua giai đoạn đầu, đến giai đoạn điều trị tiếp theo, người bệnh cần được luyện tập các bài tập thở, các bài tập cơ hoành và thực hiện thư giãn các cơ hấp phụ để tác động làm tiêu dịch màng phổi và chống dịch dày gây tình trạng dính màng phổi.

Và các bài tập thở áp dụng trong giai đoạn phục hồi chức năng phổi như sau: 

- Thực hiện tập thở cơ hoành ở các tư thế nằm, tư thế bò, tư thế ngồi, thư thế đi đứng

- Thực hiện tập thở ngực với sự kéo dãn kết hợp dây đai, tập thở với kết hợp các động tác tay…

Đó là các phương pháp và kỹ năng phục hồi chức năng phổi cơ bản. Tuy nhiên bạn không tự ý luyện tập mà cần có sự hướng dẫn của bác sĩ y khoa chuyên ngành. 

Hy vọng những thông tin được chia sẻ trên đây sẽ giúp ích bạn đọc trong việc điều trị phục hồi chức năng phổi.

Ngoài ra, nếu bạn thấy công việc này thú vị, ý nghĩa và muốn bảo đảm cơ hội nghề nghiệp sau khi ra trường thì có thể nộp hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Kỹ thuật phục hồi chức năng của trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch ngay từ hôm nay nhé.

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Ban tuyển sinh trường CĐ Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hotline: 096.153.9898 - 093.156.9898

Email: [email protected]./.