Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lạc nội mạc tử cung là gì và nguyên nhân do đâu?


Lạc nội mạc tử cung là một trong những bệnh lý phụ khoa thường gặp ở phụ nữ. Tuy là bệnh lý lành tính không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể dẫn đến vô sinh ở nữ giới. Vậy lạc nội mạc tử cung là gì và nguyên nhân do đâu?.

Lạc nội mạc tử cung đến nay bệnh vẫn chưa rõ nguyên nhân chủ yếu điều trị dựa vào triệu chứng và mong muốn có thai của người bệnh. Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý lành tính nhưng nó có thể ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ, đôi khi triệu chứng đau bụng dai dẳng khiến phụ nữ khó chịu

Lạc nội mạc tử cung là gì?

Buồng tử cung được bao phủ một lớp niêm mạc ngăn cách với lớp cơ tử cung lớp niêm mạc này chịu tác dụng hoạt động của estrogen trong chu kì kinh nguyệt nên được gọi là nội mạc tử cung. Hàng tháng, lớp niêm mạc này bong ra tạo thành kinh nguyệt dưới tác dụng của estrogen ở buồng trứng. Như vậy lớp niêm mạc này chỉ có trong buồng tử cung. Nội mạc tử cung chính là lớp tế bào trên bề mặt tử cung làm tổ cho phôi trong quá trình mang thai. Khi những niêm mạc ở ngoài buồng tử cung thì được gọi là lạc nội mạc tử cung. Vào mỗi chu kỳ kinh nguyệt nếu quá trình thụ thai không diễn ra khiến lớp nội mạc này bong đi trôi ra ngoài cùng máu kinh. Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân mà các mảnh vụn của lớp nội mạc bị chảy ngược trở lại có thể vào ống dẫn trứng hoặc lên buồng trứng. Các mảnh vụn bị tắc ở bộ phận nào đó ngoài tử cung gây ra tình trạng viêm nhiễm. Đó chính là lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung thường xuyên phổ biến ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản từ 30-40.

lac-noi-mac-tu-cung-la-gi

Lạc nội mạc tử cung là gì?

Với một số trường hợp các mảnh vụn nội mạc có thể xâm nhập tới khoang bụng như bàng quang hay xung quanh ruột, những phụ nữ đã mãn kinh thì ít khi gặp bệnh này.

 Nguyên nhân gây nên bệnh lạc nội mạc tử cung

Hiện nay vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây ra tình trạng lạc nội mạc tử cung. Cao đẳng y dược TPHCM tổng hợp một số nguyên nhân dưới đây:

  • Do sự trào ngược kinh nguyệt: tử cung có những cơn co bóp nhẹ từ thân xuống cổ tử cung đẩy huyết kinh bong ra ngoài có những cơn ngược khi hành kinh tràn vào vòi trứng và ổ bụng. Trong huyết kinh này phát triển rồi chịu sự tác dụng của estrogen hàng tháng nên to lên không bong ra mà ngày càng to lên. hay vì di chuyển ra ngoài cơ thể, máu kinh có chứa các tế bào nội mạc tử cung chảy ngược lại
  • Do dị sản của những tế bào nguyên thủy của vòi tử cung khi thai ra đời.
  • Đã từng thực hiện phẫu thuật: cắt bỏ tử cung, mổ lấy thai khiến các tế bào nội mạc tử cung bám dính vào đó gây ra lạc nội mạc tử cung.
  • Do hệ miễn dịch gặp vấn đề khiến cơ thể không thể nhận ra và phá hủy các mô nội mạc tử cung lớn lên bên ngoài tử cung.
  • Sự biến đổi của tế bào phôi: estrogen có thể biến đổi tế bào phôi thai thành tế bào tử nội mạc tử cung trong quá trình dậy thì
  • Tế bào nội mạc tử cung dịch chuyển: các tế bào nội mạc tử cung dịch chuyển đến các phần khác của cơ thể.
  • Sẹo để lại do phẫu thuật: tế bào nội mạc tử cung có thể dính lên vết mổ sau một số loại phẫu thuật như phẫu thuật cắt tử cung
  • Các vấn đề liên quan đến hormones, quá trình miễn dịch và quá trình viêm.
  • Sự biến đổi của tế bào phúc mạc: hormon hoặc các yếu tố miễn dịch phúc mạc thành tế bào nội mạc tử cung
  • Bất thường về hệ miễn dịch: làm cơ thể không phát hiện và không phá huỷ các mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung.

Đối tượng có nguy cơ bệnh lạc nội mạc tử cung

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng một phụ nữ có nguy cơ mắc lạc nội mạc tử cung cao hơn khi:

  • Chưa sinh con
  • Mãn kinh muộn
  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn (dưới 27 ngày)
  • Có mẹ, chị/em gái, con gái mắc bệnh
  • Có kinh nguyệt sớm (trước 11 tuổi)
  • Nồng độ estrogen trong cơ thể cao
  • Bất thường trong hệ thống cơ quan sinh sản
  • Chỉ số BMI thấp
  • Bất kì nguyên nhân nào khiến kinh nguyệt không thoát ra ngoài cơ thể được
  • Chảy máu nhiều và kéo dài hơn 7 ngày trong chu kỳ kinh nguyệt

Các đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn:

  • Tỉ lệ mỡ cơ thể thấp
  • Tập thể dục đều đặn trên 4 tiếng mỗi tuần
  • Có kinh nguyệt muộn

Sự nguy hiểm của lạc nội mạc tử cung

  • Tình trạng màng trong tử cung xuất hiện ở nhiều nơi trong cơ thể gây chảy máu tương tự như niêm mạc tử cung trong chu kỳ kinh nguyệt. Sự phá hủy và gây chảy máu của các mô này mỗi tháng làm hình thành nên sự kết dính. Sự kết dính xảy ra có thể khiến các cơ quan bị dính vào nhau. Chảy máu, viêm và hình thành mô sẹo có khả năng gây ra đau, tình trạng này gây ảnh hưởng đến những mô xung quanh.
  • Không sinh con.
  • Mãn kinh trễ.
  • Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ của một người
  • Số ngày hành kinh của 1 chu kì kéo dài hơn 7 ngày.
  • Có kinh nguyệt sớm.
  • Nồng độ estrogen trong cơ thể cao.
  • Chu kỳ kinh nguyệt ngắn – chẳng hạn như dưới 27 ngày.
  • Bất thường cơ quan sinh dục.
  • Mẹ, dì hay chị em gái từng mắc lạc nội mạc tử cung.
  • Chỉ số khối cơ thể thấp (gầy hay suy dinh dưỡng).
  • Lạc nội mạc tử cung có thể khiến người phụ nữ khó mang thai hơn vì cấu trúc nang này ở buồng trứng ngăn chặn sự phóng noãn. Biến chứng chính liên quan đến hiếm muộn – vô sinh.
  • Vòi trứng cũng có thể bị tắc nghẽn, bị dính làm trứng và tinh trùng không gặp nhau.
  • Quá trình viêm trong phóng thích ra những chất hóa học có ảnh hưởng đến trứng và tinh trùng.
  • Nhiều phụ nữ vẫn có thể thụ thai và sinh em bé khi ở mức độ nhẹ. Bác sĩ khuyên những phụ nữ này nên có em bé sớm.

Biểu hiện của lạc nội mạc tử cung

Những triệu chứng thông thường gặp như:

  • Đau khi giao hợp cũng thường xuyên xảy ra.
  • Đau bụng kinh, đau bụng vùng chậu có thể xảy ra và trở nên nặng nề hơn trong những ngày đèn đỏ.
  • Đau khi đi đại tiện hay đi tiểu tiện.
  • Bệnh nhân cũng có thể có cảm giác đau lưng và đau khắp bụng.
  • Chảy máu kinh lượng nhiều.
  • Trong những ngày hành kinh, bệnh nhân cảm giác đau vùng bụng dưới nhiều khi đi vệ sinh.
  • Có thể có những triệu chứng khác như mệt mỏi, tiêu chảy hay táo bón, khó tiêu trong những ngày hành kinh.
  • Đau thắt lưng và đau bụng
  • Đau dữ đội trong thời kì kinh nguyệt
  • Vô sinh – hiếm muộn, những phụ nữ đến khám vì vô sinh hiếm muộn, nguyên nhân là do lạc nội mạc tử cung.
  • Đau và sau khi quan hệ tình dục
  • Đau khi đại tiện, tiểu tiện trong kì kinh nguyệt
  • Xuất hiện những cơn đau vùng chậu trong thời kì hành kinh và cơn đau càng ngày càng nặng
  • Gặp một số rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn.
  • Có máu trong phân hoặc nước tiểu, chảy máu âm đạo sau khi quan hệ
    Thời gian hành kinh của bạn có thể kéo dài hơn hoặc bị chảy nhiều máu hơn

benh-nhan-cung-co-the-co-cama-giac-dau-lung-va-dau-khap-bung

Bệnh nhân cũng có thể có cảm giác đau lưng và đau khắp bụng

Phòng ngừa bệnh Lạc nội mạc tử cung

Dù không có biện pháp ngăn ngừa hoàn toàn lạc nội mạc tử cung, chúng ta có thể thực hiện một số biện pháp để giảm nguy cơ mắc bệnh như:

  • Khám sức khỏe tổng thể thường xuyên để phát hiện các bất thường
  • Tập thể dục thường xuyên để kiểm soát tỉ lệ mỡ cơ thể
  • Tránh đồ uống có cồn

Hãy đi khám bác sĩ nếu bạn có bất kì triệu chứng hay dấu hiệu nào như lạc nội mạc tử cung. Lạc nội mạc tử cung nếu được chẩn đoán sớm, các bác sĩ sẽ có kế hoạch điều trị phù hợp hơn để giải quyết các vấn đề.