Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Lá tía tô sẽ có công dụng cực tốt nếu chúng ta biết sử dụng đúng cách


Lá tía tô là một loại gia vị tuyệt vời với một số món ăn nhưng có thể các bạn chưa biết nếu được sử dụng đúng cách thì đây cũng là một vị thuốc tuyệt vời để phòng và điều trị một số căn bệnh.


Công dụng của lá tía tô đối với sức khỏe

Đặc điểm của lá tía tô

Cây tía tô còn được biết đến với rất nhiều tên gọi khác như: tô ngạnh, tử tô, é tía hay tô diệp. Là loại cây thuộc họ bạc hà, họ húng, họ hoa môi. Thân cây tía tô thường cao khoảng 0,5-1m. Lá cây có hình răng cưa, mọc đối nhau, mặt dưới có lá có màu tím tía (cũng có khi cả 2 mặt đều có màu tím tía).

Nguồn gốc của cây tía tô là xuất phát từ vùng núi Himalayas và vùng Đông Nam Á. Tại Việt Nam, loại cây này được người dân trồng rất phổ biến để sử dụng làm gia vị cho các món ăn hàng ngày.

Ở môi trường khí hậu nhiệt đới, cây tía tô phát triển và sinh trưởng rất tốt nên ở nước ta có thể trồng cây tía tô vào mọi thời điểm trong năm, không cần phải mất nhiều thời gian chăm sóc cây cũng phát triển rất tốt.

Tía tô là loại lá có vị cay, tính ấm, chứa nhiều tinh dầu nên tính kháng khuẩn và diệt khuẩn rất cao. Một số người cho rằng, nếu chúng ta sử dụng nhiều lá tía tô có thể khiến cho cơ thể bị nhiệt. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ý kiến này hoàn toàn không chính xác. Trên thực tế, do lá tía tô có chứa nhiều chất xơ nên có thể giảm được tính ấm nên không làm cho cơ thể bị nóng khi sử dụng mà còn mang đến rất nhiều tác dụng tuyệt vời khác nếu chúng ta biết sử dụng đúng cách.

Những công dụng chữa bệnh của lá tía tô

Trong lá tía tô có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi như: canxi, kali, sắt, riboflavin, vitamin A, vitamin C và chất xơ nên còn thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa bệnh dân gian. Sau đây là một vài tác dụng điều trị bệnh tuyệt vời mà lá tía tô mang đến cho chúng ta.

Điều trị bệnh cảm mạo

Công dụng hữu hiệu nhất của lá tía tô đối với sức khỏe của chúng ta chính là điều trị bệnh cảm mạo. Trong Y học cổ truyền, có thể sử dụng lá tía tô để hạ sốt, giải cảm, ho do hen suyễn, giảm nhức đầu… bằng những cách sau đây:

Ngâm chân, xông: Dùng lá tía tô cùng với một số loại lá cây có mùi thơm khác để nấu nước xông, lau người hoặc là dùng để ngâm chân. Nếu lá tía tô được rửa sạch trước khi nấu thì có thể lấy một bát nước để uống sau hoặc trước khi xông.

Cháo tía tô: Thái nhỏ lá tía tô sau đó trộn cùng với cháo được nấu từ gạo tẻ khi còn nóng để ăn sẽ làm cho mồ hôi dễ dàng thoát ra.

Nấu nước lá tía tô uống: Lấy 15-20g lá tía tô tươi giã nát sau đó chế cùng với nước sôi. Lọc lấy phần nước trong để uống rồi đi nằm đắp chăn. Cách làm này thường được áp dụng cho người lớn tuổi và trẻ nhỏ.

Chữa bệnh dạ dày

Glucosid và tanin là 2 thần phần có chứa trong lá tía tô, tác dụng của 2 thành phần này chính là chống viêm, liền sẹo, làm se vết loét và hạn chế lượng axit trong dạ dày. Theo đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng, nếu sử dụng lá tía tô để sắc nước uống, không chỉ có mang đến tác dụng giảm đau mà còn làm cho người bệnh có thể ăn ngon và ngủ sâu giấc hơn.

Điều trị bệnh gout

Những người mắc bệnh gout có thể phòng tránh bệnh tái phát bằng cách sử dụng lá tía tô như một loại rau sống để ăn hàng ngày. Khi bị sưng tấy hoặc lên cơn đau có thể nhai và nuốt lá tía tô để hạn chế được cơn đau. Cùng với đó là dùng lá tía tô để sắc như thuốc bắc lấy nước uống, cách làm này sẽ giúp làm giảm cơn đau một cách nhanh chóng.

Điều trị tình trạng mẩn ngứa, nổi mề đay

Những người bị nổi mẩn ngứa mề đay do bị côn trùng đốt, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, tiếp xúc với nước lạnh, không khí lạnh hoặc bị dị ứng với thực phẩm… có thể giã nhỏ lá tía tô để vắt lấy nước uống và lấy phần để đắp vào những chỗ bị nổi mẩn ngứa làm giảm tình trạng ngứa ngáy. Với cách làm này thì sau khi phần bã đắp trên da khô lại cần phải được loại bỏ hết và tắm thật sạch bằng nước ấm.


Lá tía tô thường được các chị em phụ nữ sử dụng để làm đẹp

Công dụng làm đẹp da của lá tía tô

Lấy lá tía tô phơi khô sau đó hãm như hãm nước chè uống thau nước hàng ngày để làm tăng độ ẩm cho da, trắng da, làm mềm, chống lão hóa và giảm những vết chai sần trên da. Để mang lại hiệu quả tốt hơn có thể sử dụng cả lá và cành tía tô tươi ngâm nước nóng sau đó pha loãng với nước để tắm. Mỗi tuần nên dùng nước để tía tô tắm khoảng 4 lần.

Ở những vùng da có nhiều mụn cóc, mụn thịt thì có thể sử dụng là tía tô tươi để chà sát lên sau đó quấn băng gạc cố định lá tía tô lại. Mụn sẽ giảm dần hoặc biến mất hoàn toàn nếu kiên trì sử dụng phương pháp này từ 1 đến 2 tháng.

Khi sử dụng lá tía tô cần phải lưu ý những điều gì?

Chúng ta vừa có thể sử dụng lá tía tô để làm thuốc vừa có thể sử dụng làm gia vị cho các món ăn. Tuy nhiên, chúng ta không nên sử dụng lá tía tô trong thời gian dài vì theo khuyến cáo của các chuyên gia vị thuốc này sẽ khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, thở nông, kén ăn, tiểu tiện đỏ, táo bón…

Đối với những trường hợp bị cảm nóng không nên sử dụng lá tía tô, những người có nhiều mồ hôi cũng phải thật cẩn thận khi sử dụng.

Ngoài ra, các chuyên gia cũng cảnh báo, bản chất của lá tía tô chính là một vị thuốc, mà khi chúng ta sử dụng thuốc để chữa bệnh thì cần phải có kê đơn và hướng dẫn cụ thể của thầy thuốc, đặc biệt là đối với những trường hợp đang mang thai. Vì vậy, để an toàn cho sức khỏe thì không nên sử dụng lá tía tô một cách bừa bãi.

Bài viết này cung cấp cho bạn đọc những thông tin về cách sử dụng và công dụng tuyệt vời của lá tía tô. Các bạn có thể tham khảo thêm một số tác dụng của những loại cây thường gặp trong cuộc sống hàng ngày khác trên cổng thông tin của Cao đẳng Y tế Hà Nội - Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch.