Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Kỹ thuật đặt nội khí quản được chỉ định trong trường hợp nào?


Đặt ống nội khí quản là phương pháp không thể thiếu trong gây mê, phẫu thuật. Đặt ống nội khí quản là phương pháp kiểm soát đường thở tốt và hiệu quả là thủ thuật rất quan trọng mang tính sống còn trong lĩnh vực hồi sức và cấp cứu. Vậy kĩ thuật đặt nội khí quản được chỉ định trong trường hợp nào?

Đặt nội khí quản là gì?

Thủ thuật đặt nội khí quản là một trong những phương pháp giúp khai thông bảo vệ đường thở tạo xâm nhập tốt và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, khi đặt ống nội khí quản có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đe dọa tính mạng cần có quy trình kỹ thuật chuẩn và phải theo dõi chặt chẽ.

Đặt nội khí quản là thủ thuật đưa một ống thông qua mũi hay qua miệng, qua thanh quản để khí quản là đảm bảo việc thông khí và kiểm soát đường thở. Một đầu của ống thông nằm trong khí quản của người bệnh giúp thở hoặc trong gây mê nội khí quản. Mục đích của đặt nội đặt nội khí quản là khi người bệnh tự thở không hiệu quả. Đây là một thủ thuật đòi hỏi phải thực hiện chính xác để đảm bảo an toàn cho người bệnh. Trong trường hợp cấp cứu hoặc đường thở khó người thực hiện thủ thuật phải được đào tạo và có kinh nghiệm vì có thể gây nhiều tai biến nghiêm trọng.

Tại sao phải đặt ống nội khí quản?

Hiện nay, kỹ thuật đặt nội khí quản là phương pháp kiểm soát đường thở tốt. Thủ thuật đặt ống nội khí quản là giải pháp duy trì đường thở thông thoáng ạo xâm nhập bằng cách đưa một ống nhựa vào đường thở của bệnh nhân. Kỹ thuật đặt nội khí quản được thực hiện tùy theo các tình huống bệnh lý khác nhau, nhằm các mục đích sau đây:

  • Hỗ trợ hô hấp khi bệnh nhân bị tắc nghẽn đường thở
  • Duy trì hô hấp khi bệnh nhân bị suy hô hấp
  • Kiểm soát đường thở khi thực hiện phẫu thuật cần gây mê nội khí quản.
  • Bảo vệ đường thở khi bệnh nhân hôn mê hoặc mất phản xạ đường thở;
  • Khai thông đường hô hấp trong các trường hợp tắc nghẽn khí phế quản do các dị vật
  • Mất phản xạ bảo vệ đường thở do chấn thương vùng đầu, ngừng tuần hoàn
  • Gây mê đường hô hấp cho bệnh nhân
  • Tăng khí cacbonic do bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, hen phế quản
  • Hỗ trợ bệnh nhân bị giảm oxy máu do phù phổi, viêm phổi
  • Tổn thương phổi cấp do chấn thương đụng dập phổi
  • Đợt cấp của suy hô hấp mạn tính
  • Hỗ trợ người bệnh bị suy hô hấp cấp: trừ các trường hợp cần thông khí theo phương thức giảm thông khí phế nang điều khiển
  • Dùng cho hầu hết các suy hô hấp cấp
  • Thủ thuật đặt nội khí quản còn được dùng trong các trường hợp sau cấp cứu ngừng tuần hoàn
  • Giảm thông khí phế nang do bệnh lý thần kinh cơ, bệnh lý thần kinh trung ương, ngộ độc
  • Kiểm soát đường thở tốt và hiệu quả trong lĩnh vực phẫu thuật, hồi sức và cấp cứu. Mặc dù tiềm ẩn nhiều nguy cơ nhưng đây vẫn là thủ thuật cần thiết và bắt buộc hỗ trợ sự sống cho bệnh nhân.
  • Phương pháp đặt ống nội khí quản dùng khi bỏng đường hô hấp trên, phù nề hay co thắt thanh quản.
  • Suy hô hấp giảm Oxy máu, tăng CO2
  • Gãy xương hàm 2 bên
  • Mất các phản xạ bảo vệ đường thở do có rối loạn tri giác do, tai biến mạch máu não, chấn thương, quá liều thuốc.
  • Ngừng tim, ngưng thở
  • Bệnh nhân sẽ được chỉ định đặt nội khí quản khi cần tạo điều kiện hút đàm
  • Hôn mê
  • Gây mê nội khí quản trong trường hợp thực hiện phẫu thuật cần gây mê toàn thân.
  • Chảy máu nhiều vào khoang miệng do u hay chấn thương
  • Bệnh nhân bị suy hô hấp nhưng cần phải thông khí
  • Người bệnh bị tổn thương phổi cấp do đuối nước, những trường hợp như do chấn thương gây dập phổi,
  • Người bệnh bị ngừng tuần hoàn sau cấp cứu, đợt cấp của suy hô hấp mạn tính

tac-nghen-duong-tho-cap-tinh-do-chan-thuong-di-vat

Tắc nghẽn đường thở cấp tính do chấn thương, dị vật

Các đối tượng tuyệt đối không được thực hiện việc đặt ống nội khí quản là những bệnh nhân có vấn đề về đường mũi rối loạn đông máu, viêm xoang, giảm tiểu cầu mũi - hàm mặt bị biến dạng, phì đại cuống mũi. Bệnh nhân có các vấn đề về phẫu thuật vùng hàm họng, đường miệng vỡ xương hàm, u vòm họng, sai khớp hàm, cứng khớp.

Lợi ích khi đặt nội khí quản

  • Kiểm soát, duy trì đường thở
  • Thở máy
  • Cung cấp Oxy nồng độ cao
  • Dùng các thuốc cấp cứu, hồi sức khi chưa có đường truyền
  • Các tai biến có thể gặp khi đặt nội khí quản
  • Hút đàm nhớt, và giúp ngăn ngừa hít sặc các chất tiết từ dạ dày hay đường hô hấp trên

Những tai biến có thể gặp khi đặt nội khí quản

Tai biến tức thời      

  • Tai biến do tổn thương: rách môi, gãy răng, rách lưỡi, thủng khí quản, thực quản.
  • Tai biến do kích thích: Mạch nhanh, huyết áp tăng
  • Mạch chậm, ngừng tim do kích thích phó giao cảm
  • Áp lực đường thở quá cao dẫn đến vỡ phế nang
  • Sưng phù nề thanh quản gây khó thở, thiếu Oxy
  • Ống bị bẹp, gấp hoặc đờm dãi có thể gây tắc đường thở
  • Ống nội khí quản bị tuột hoặc ra ngoài do khi cố định không chắc
  • Co thắt phế quản
  • Viêm phế quản, viêm phổi
  • Thiếu máu, phù nề, hoại tử vùng thanh môn do áp lực cuff cao
  • Bội nhiễm gây viêm xoang, viêm tai giữa
  • Niêm mạc miệng, hầu họng, mũi, thanh khí quản bị hoại tử
  • Ứ đọng đờm dãi gây xẹp phổi
  • Phù, sẹo hoặc xơ hoá thanh quản gây nên tình trạng chít hẹp thanh quản thứ phát
  • Xẹp phổi do đặt ống quá sâu vào phế quản gây xẹp phổi trái
  • Nôn ói, hít sặc chất nôn vào phổi gây hội chứng Mendelson xảy ra khi người bệnh có dạ dày đầy
  • Co thắt thanh khí quản do kích thích
  • Nhiễm trùng phổi do không tôn trọng nguyên tắc vô trùng
  • Tắc ống nội khí quản do dị vật hay xẹp ống, gập ống
  • Tụt ống nội khí quản hoặc lệch ống do cố định không kỹ
  • Đặt vào thực quản: có thể gây tổn thương não không hồi phục hay tử vong do thiếu Oxy.
  • Không đặt được nội khí quản do người bệnh có đường thở khó
  • Liệt dây thanh quản do tổn thương thần kinh quặt ngược
  • Tai biến nghiêm trọng có thể dẫn tới tử vong do không kiểm soát được đường thở.

 Tai biến lâu dài

  • U hạt, bướu gai ở dây thanh gây khàn tiếng kéo dài
  • Nuốt đau, nuốt khó hay khàn tiếng do tổn thương hầu thường khỏi sau 5-7 ngày
  • Hẹp khí quản: bơm bóng chèn của ống nội khí quản quá căng chèn ép làm tổn thương, hoại tử niêm mạc gây sẹo hẹp khí quản

Những thông tin trong bài viết do Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp chỉ mang tính tham khảo. Người bệnh cần đặt nội khí quản hãy thực hiện theo hướng dẫn của các dược sĩ chuyên môn.