Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Không tăng học phí, chất lượng đào tạo Y dược thụt lùi


TẠI TPHCM: Lãnh đạo các trường đại học lo ngại, nếu như không tăng học phí khi tự chủ thì các trường đào tạo ngành Y dược rất khó giữ chân giảng viên giỏi đồng thời đầu ra cũng không theo kịp các nước.

Ngày 25/6 Trong buổi họp Hội đồng hiệu trưởng khối ngành sức khoẻ thì PGS Trần Diệp Tuấn (Hiệu trưởng Đại học Y dược TP HCM) chia sẻ thêm, bắt đầu từ năm học mới sẽ tăng học phí nhiều lần hơn so với trước, mỗi năm khoảng từ 30-70 triệu đồng. Tuy nhiên khi thực hiện tự chủ thì mức học phí trên này đều chưa được tính đúng và đủ những chi phí đào tạo tại trường. Điều đó Nhà trường vẫn phải bù lỗ.

Theo chia sẻ của ông Tuấn, về vấn đề học phí của bất kỳ ngành học nào đều phụ thuộc vào 3 yếu tố: cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, và chương trình đào tạo, trải nghiệm của sinh viên; đội ngũ giảng viên. Trong thời gian qua thì Nhà trường cũng đầu tư khá nhiều về cơ sở vật chất và chương trình đào tạo từ đó cũng được nâng chất khi phối hợp Đại học Harvard xây dựng.

Nếu như trước đây sinh viên học chương trình đại trà trong lớp với khoảng hơn 100 người thì hiện nay các em được học với lớp nhỏ. Do vậy mà việc số lượt giảng của giảng viên sẽ tăng lên. Đồng nghĩa nếu nhà trường không đãi ngộ tốt thì rất khó giữ chân giảng viên giỏi.

Ông Tuấn cũng chia sẻ thêm, nếu trường không tăng học phí thì sẽ không thể nâng cao được chất lượng đầu ra để đáp ứng yêu cầu cạnh tranh trên thị trường lao động hiện nay.

Chẳng hạn như trước đây những sinh viên của một số trường Y khoa tại Việt Nam đều có thể thi để lấy chứng chỉ hành nghề tại Mỹ. Tuy nhiên bắt đầu từ năm nay, nếu Nhà trường không được kiểm định chất lượng giảng dạy hay không được công nhận bởi Liên đoàn đào tạo y khoa thế giới thì sinh viên cũng sẽ không được tham gia kỳ thi này.

"Các trường Đại học tự chủ không có nghĩa Nhà trường tự lo, không cần vai trò của Nhà nước", ông Tuấn nhấn mạnh thêm và dẫn chứng, hơn 10 năm trước, trường Đại học Tokyo (Nhật Bản) phải chi trả kinh phí hoạt động hơn 3 tỷ USD mỗi năm, trong đó bao gồm tài trợ của chính phủ 30%. "Đa số trường rất mong có cơ chế đặt hàng từ Nhà nước để giúp có thêm nguồn thu", ông nói.

Theo nhận định của PGS Ngô Minh Xuân - Hiệu trưởng Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch chỉ ra rằng, nếu thực trạng chi phí đào tạo khoa học về sức khoẻ cao hơn gấp 4-5 lần so với những ngành học khác tuy nhiên học phí tại Việt Nam lại quá thấp. Mỗi năm trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ phải chi trả khoảng 500-600 USD trong đó tại Mỹ sẽ chi khoảng 50.000 USD. Còn tại một số nước châu Âu khoảng 40.000 USD và còn ở Đông Âu 20.000 USD.

Trong khoảng 2 năm nay thì trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch cũng tự chủ đồng thời bị cắt ngân sách của TP HCM khoảng hơn 80 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên thì Nhà trường hiện nay không được thu học phí cao hơn do vướng phải một số quy định. Trường này chỉ thu khoảng 13 triệu đồng mỗi năm trong khi đó thì thực tế ít nhất 32 triệu mới đủ để đào tạo.

Là một trường thuộc UBND TP HCM hiện nay nhà trường có nhiệm vụ đào tạo nhân lực ngành y dược cho cả thành phố nên sẽ phải chịu áp lực rất lớn phải tăng chỉ tiêu hằng năm. Hiện nay Mục tiêu của thành phố là khoảng 11 bác sĩ trên 10.000 dân, do vậy mỗi năm đòi hỏi phải có thêm khoảng 1.000 bác sĩ. Nếu không tăng chỉ tiêu thì sẽ không hoàn thành nhiệm vụ, tuy nhiên nếu tăng chi phí mà không được tăng học phí thì nhà trường cũng rất khó nâng cao chất lượng giảng dạy và đầu ra. Nếu tình trạng thu học phí thấp kéo dài thì nhà trường sẽ mất rất nhiều giảng viên giỏi, do đó sẽ mất các mã ngành đào tạo", ông Xuân nói.

Dưới góc nhìn của trường tư thục có đào tạo về ngành Y dược, GS Nguyễn Văn Thanh  hiện là Phó hiệu trưởng Đại học Nguyễn Tất Thành cho biết, đa số các trường sẽ phải công khai "thước đo" nhằm để chứng minh được việc tăng học phí này được xem là xứng đáng với những chi phí bỏ ra cùng với các điều kiện người học thụ hưởng.

Cũng như chia sẻ ở trên PGS Hồ Thanh Phong - Hiệu trưởng của trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng nói, để tăng tính thuyết phục trong đề án đào tạo, tuyển sinh thì hiện nay các trường cũng cần nghiên cứu chi phí đào tạo. Khoản tiền này sẽ bao gồm định phí như cơ sở vật chất, chi phí khấu hao và phòng thí nghiệm cộng với biến phí bao gồm chi phí cho các tiết giảng, giờ thính giảng, giờ thí nghiệm...).

Theo đó thì mùa học năm nay được nhiều phụ huynh và thí sinh quan tâm Học phí khối ngành Y dược bắt đầu từ tháng 6, trong đó trường Đại học Y Dược TP HCM cũng đã công bố học phí năm học 2020-2021 dao động khoảng từ 30 đến 70 triệu đồng tùy ngành, tăng gấp khoảng 2-5 lần so với năm ngoái. Nguyên nhân là do Nhà trường được tự chủ, không nhận hỗ trợ từ phía Nhà nước nên học phí phải tăng để đảm bảo chi phí trong chất lượng và hoạt động của trường.

Tại khối trường công, học phí đa số các trường đại học Y, Dược miền Bắc khoảng 14,3 triệu đồng. trong đó cao nhất là Khoa Y của trường Đại học Quốc gia TP HCM là 88 triệu đồng, còn của trường Đại học Y Dược TP HCM 30-70 triệu đồng. 

Với khối tư thục, ngành Y, Dược sẽ có học phí khoảng 20-70 triệu đồng một năm, riêng với ngành Y đa khoa  của trường Đại học Tân Tạo là 150 triệu, ngành Răng - Hàm - Mặt của Đại học Quốc tế Hồng Bàng là khoảng 198 triệu đồng.

Trên đây là những thông tin do ban tư vấn tuyển sinh trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp về tăng học phí ngành Y Dược năm 2020 – 2021 hi vọng sẽ hữu ích với bạn đọc. Nếu có thắc mắc gì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn thành công!