Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Khi nào cần bổ sung vitamin B3?


Vitamin B3 có vai trò đặc biệt quan trọng với cơ thể, là chất dinh dưỡng quan trọng, giúp đảm bảo sự phát triển và sinh trưởng tế bào. Vậy vitamin B3 có cần phải bổ sung vitamin B3 ngoài thực phẩm không?, lợi ích của nó với sức khỏe người như thế nào?

Vitamin B3 là gì?

Vitamin B3 có hai dạng hóa học chính và mỗi dạng có tác dụng khác nhau đối với cơ thể. Giúp hệ thần kinh, hệ tiêu hóa, tim mạch và làn da khỏe mạnh. Cơ thể không tự tổng hợp được Vitamin B3 này nên cần bổ sung qua thực phẩm ăn hàng ngày.

Hai dạng này được tìm thấy trong thực phẩm:

  • Axit nicotinic: Là một chất bổ sung, là một dạng niacin được sử dụng để giảm mức cholesterol và giảm nguy cơ mắc bệnh tim
  • Niacinamide: không làm giảm cholesterol, nó có thể giúp điều trị bệnh vẩy nến và giảm nguy cơ không tế bào hắc tố
  • Niacin tan trong nước, nghĩa là cơ thể bạn có thể bài tiết lượng vitamin dư thừa nếu không cần thiết vì vậy cơ thể bạn không dự trữ được chất này. Cơ thể nhận phần lớn niacin thông qua thực phẩm.

Thực phẩm cung cấp vitamin B3 hiện nay gồm viên nén viên nang, hoặc dung dịch tiêm. Những dạng như viên uống, bạn có thể sử dụng kèm theo thức ăn hoặc sau khi ăn. Với dạng dung dịch uống vitamin B3, cần lưu ý đo đúng liều lượng bằng muỗng đo hoặc cốc đo đặc biệt. Lưu ý không được nhai, nghiền hoặc bẻ viên thuốc hãy nuốt nguyên viên cùng nước vì có thể làm giảm lượng chất trong thuốc.

thuc-pham-cung-cap-vitamin-b3

Thực phẩm cung cấp vitamin B3

Khi nào cần bổ sung vitamin B3?

Theo ý kiến chuyên gia y dược tại Cao đẳng y Khoa Phạm Ngọc Thạch, thể của mỗi người chúng ta hàng ngày đều cần một lượng vitamin B3 nhất định từ thực phẩm hoặc chế phẩm bổ sung. Chúng ta đều nhận được lượng vitamin B3 khi thực hiện chế độ ăn uống để đảm bảo hoạt động sống bình thường và một sức khỏe tốt. Vitamin B3 trong điều trị bệnh có thể được kê trong loại thuốc bổ sung để điều trị triệu chứng hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp, bệnh Pellagra, bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch,…

Vitamin B3 còn được sử dụng là thành phần hoạt chất tốt trong nhiều loại mỹ phẩm. Ngoài có trong chế phẩm dinh dưỡng vitamin B3 khuyến cáo hàng ngày với lượng vừa đủ.

Tác dụng của vitamin B3

Do tác dụng của Niacin đối với các loại cholesterol chất này có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng nếu sử dụng liệu pháp niacin chất này có thể giúp giảm căng thẳng oxy hóa và viêm xơ vữa động mạch hoặc xơ cứng động mạch.

Ngoài ra, niacin kết hợp với statin có thể giúp giảm nguy cơ các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh tim đột quỵ hoặc tử vong do bệnh tim ở những người mắc bệnh tim.

Giảm cholesterol LDL xấu

Niacin đã điều trị cholesterol cao, chất này có thể làm giảm 5% - 20% cholesterol xấu LDL.

Trên thực tế, niacin không phải là phương pháp điều trị chính cho cholesterol, nó chủ yếu được sử dụng điều trị giảm cholesterol cho những người không dung nạp được statin.

Tăng cholesterol HDL tốt

Ngoài việc giảm cholesterol LDL xấu, vitamin B3 còn làm tăng cholesterol HDL tốt. Các nghiên cứu cho thấy niacin làm tăng mức HDL lên 15% -35%.

Giảm chất béo trung tính (triglycerides)

Một số nghiên cứu Niacin cũng có thể hạ 20% đến 50% triglyceride bằng cách ngăn chặn hoạt động của một enzyme.

Có thể góp phần điều trị bệnh tiểu đường type 1

Có nghiên cứu cho thấy rằng niacin có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1 ở trẻ em có nguy cơ mắc bệnh này. Bệnh tiểu đường type 1 là một bệnh tự miễn phá hủy các tế bào tạo insulin trong tuyến tụy. Niacin đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 2 có thể giúp giảm mức cholesterol. Mặt khác, nó có khả năng làm tăng lượng đường trong máu. những người mắc bệnh tiểu đường dùng niacin để điều trị cholesterol cao cần theo dõi cẩn thận lượng đường trong máu.

benh-nhan-tieu-duong-type-2-co-the-dung-vitamin-b3-de-ngan-ngua-bien-chung

 Bệnh nhân tiểu đường type 2 có thể dùng vitamin B3 để ngăn ngừa biến chứng

Giúp cải thiện sức khỏe da

Vitamin B3 được chứng minh có khả năng ngăn ngừa một số bệnh ung thư da, được sử dụng dưới dạng uống hoặc bôi như kem dưỡng da. 

Giúp tăng cường chức năng não

Thực tế, một số bệnh lý tâm thần như sương mù não. tâm thần phân liệt, đã được điều trị bằng Niacin như một chất bổ sung. Hoạt động của não không thể thiếu Vitamin B3 để đảm bảo năng lượng cho cơ quan này hoạt động

Với bệnh nhân Alzheimer, vitamin B3 cũng giúp giảm tiến triển bệnh, giúp não khỏe mạnh. Tuy nhiên áp dụng vitamin này trong điều trị thực tế cần nhiều nghiên cứu chứng minh hơn.

Tăng cường chức năng não

Não của bạn cần niacin, một phần của coenzyme NAD và NADP để năng lượng và hoạt động chính xác.

Trên thực tế, chứng tâm thần phân liệt có thể được điều trị bằng niacin, sương mù não (brain fog) và các triệu có liên quan đến sự thiếu hụt niacin. Vitamin B3 được chứng minh có khả năng chữa lành các tổn thương của tế bào não xảy ra do thiếu hụt.

Vitamin B3 cũng có thể giúp não khỏe mạnh trong các trường hợp mắc bệnh Alzheimer.

Cải thiện chức năng da

Nghiên cứu sơ bộ cho thấy Niacin giúp bảo vệ các tế bào da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời. niacin có thể giúp ngăn ngừa một số loại ung thư da, dùng 500 mg nicotinamide với tần suất 2 lần một ngày đã làm tỷ lệ mắc ung thư da không u sắc tố ở những người có nguy cơ cao.

Có thể làm giảm triệu chứng viêm khớp

Vitamin B3 Trong một nghiên cứu sơ bộ giúp giảm bớt một số triệu chứng viêm xương khớp, giảm nhu cầu sử dụng thuốc chống viêm không steroid (NSAID). cải thiện khả năng vận động của khớp.

Điều trị Pellagra (thiếu niacin)

Thiếu Niacin là hiếm ở các nước phát triển. Thiếu niacin nghiêm trọng gây ra một tình trạng gọi là bệnh Pellagra. Vitamin B3 mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng, uống bổ sung niacin là phương pháp điều trị chính cho bệnh này.

tuy nhiên khi dùng quá liều hoặc gặp các tác dụng không mong muốn của vitamin B3 nên dừng sử dụng và báo cho các bác sĩ hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

Hướng dẫn bổ sung vitamin B3 đúng cách

Vitamin B3 cung cấp từ thực phẩm đã đủ nhu cầu cần thiết của cơ thể mỗi ngày. Với người khỏe mạnh, vitamin B3 hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe.

Bổ sung vitamin B3 từ chế phẩm thường chỉ định trong các trường hợp giảm hấp thu, dùng để ngăn ngừa đau tim, thiếu hụt vitamin B3 tự nhiên hoặc để người cholesterol trong máu cao.

Liều dùng

Liều bổ sung vitamin B3 với người lớn

Tùy theo nhu cầu bổ sung mà áp dụng liều lượng. Có thể bổ sung vitamin B3 dưới dạng uống 50mg mỗi 12 giờ hoặc 100mg mỗi ngày.

- Nam giới trên 19 tuổi: 16mg mỗi ngày.

- Nữ giới trên 19 tuổi: 14mg mỗi ngày

- Phụ nữ mang thai: 18mg mỗi ngày.

- Phụ nữ đang cho con bú: 17mg mỗi ngày.

Liều bổ sung vitamin B3 với các đối tượng cần bổ sung vitamin B3 để hạn chế tăng lipid máu

Dạng phóng thích nhanh: Bổ sung vitamin B3 đường uống với hàm lượng 250mg mỗi lần mỗi ngày. Điều chỉnh tăng hàm lượng liều để duy trì khi đã bổ sung đủ lượng cơ bản. 

Dạng phóng thích kéo dài: Dùng 500mg vitamin B3 mỗi ngày trước khi đi ngủ, tăng liều tùy vào khả năng dung nạp của cơ thể.

Liều bổ sung vitamin B3 với thanh thiếu niên và người trưởng thành

Nam giới từ 14 tuổi trở lên: Cần bổ sung 16mg mỗi ngày.

Nữ giới từ 14 tuổi trở lên: Cần 14mg mỗi ngày.

Liều bổ sung vitamin B3 với trẻ nhỏ

Liều dùng vitamin B3 cho trẻ sẽ chia theo độ tuổi như sau:

- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, bổ sung mỗi ngày 2 mg vitamin B3.

- Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi, bổ sung cho trẻ 3mg vitamin B3 mỗi ngày

- Trẻ từ 1 - 4 tuổi cần nạp vào 6mg mỗi ngày.

- Trẻ từ 4 - 9 tuổi: cần lượng vitamin B3 là 8mg mỗi ngày.

- Trẻ từ 9 - 14 tuổi, cần cho trẻ uống mỗi ngày 12 mg vitamin B3.

- Trẻ từ 14 tuổi trở lên, bé gái sẽ cần bổ sung 14mg mỗi ngày, bé trai cần 16mg mỗi ngày.

Một số lưu ý cần biết khi bổ sung vitamin B3

Để bổ sung vitamin B3 đúng cách, cần lưu ý:

·        Bảo quản vitamin B3 đúng cách:Vitamin B3 cần được bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và tránh độ ẩm cao.

  • Khi không sử dụng nữa, cần bỏ vỏ thuốc đúng quy định.

·        Tuyệt đối không thể thuốc ở phòng tắm hoặc trong ngăn đá tủ lạnh.

Tác dụng phụ khi bổ sung vitamin B3

Vitamin B3 thường không gây tác dụng phụ nguy hiểm nào cho sức khỏe, tuy nhiên nếu dùng bằng dạng chế phẩm có thể khiến bạn gặp một số tác dụng phụ như:

- Mất vị giác.

- Tiêu chảy.

- Tim đập nhanh.

- Ngất xỉu, choáng váng.

- Cơ thể mệt mỏi, thiếu năng lượng.

- Chảy máu hoặc thường có vết bầm tím bất thường.

- Khàn giọng, phù mặt, khô môi, họng, tay chân

- Nước tiểu và phân sậm màu.

-Có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch

- Nổi mẩn theo từng khu vực hoặc toàn cơ thể, ngứa, phát ban.

- Đau cơ, yếu cơ thường xuyên không rõ nguyên nhân.

Tương tác thuốc với vitamin B3

Vitamin B3 có thể làm giảm tác dụng của thuốc hoặc gia tăng mức độ tác dụng phụ khi sử dụng không đúng hướng dẫn. Vì vậy người dùng cần hỏi ý kiến bác sĩ với những loại thuốc đáng sử dụng. Dưới đây là một số loại thuốc có thể gây tương tác khi dùng đồng thời với vitamin B3.

- Thuốc chẹn thụ thể alpha - vitamin B3.

- Phenytoin và acid valproic.

- Thuốc chống đông máu.

- Aspirin.

- Kháng sinh nhóm Tetracyclin.

- Thuốc trị lao

- Thuốc điều trị tiểu đường.

Ngoài thuốc, khi bạn sử dụng rượu và thuốc lá cũng làm giảm hiệu quả sử dụng vitamin B3, gây ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Các bác sĩ khuyến cáo nếu quên dùng 1 liều bổ sung vitamin B3, hãy bổ sung nó càng sớm càng tốt. Các bác sĩ chuyên khoa khuyên rằng khi thời điểm này gần với lần uống tiếp theo thì nên bỏ qua, vẫn uống vitamin B3 theo liều như kế hoạch.

Hy vọng những thông tin trong bài viết này về vitamin B3 đã giúp bạn đọc biết bổ sung vitamin B3 đúng cách và sử dụng đúng liều lượng quy định. Mọi thông tin trong bài viết chỉ mang tính tham khảo, người dùng không nên tự ý sử dụng mà cần theo liều lượng chỉ dẫn của bác sĩ chuyên môn.