Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Khi dùng thuốc Levothyrox cần lưu ý những gì?


Thuốc Levothyrox là thuốc gì?. Khi dùng thuốc, cần lưu ý những gì?. Tại sao thuốc được dùng để điều trị trong hội chứng suy giáp?. Hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để hiểu rõ về Levothyrox nhé!

Chỉ định của thuốc Levothyrox

Tên thành phần hoạt chất: levothyroxin.

Thuốc có thành phần tương tự:  Napharthyrox; Seachirox; Berlthyrox; Levosum; L-Thyroxin; Tamidan; Thyrostad 50.

  • Điều trị thay thế cho các hội chứng suy giáp do bất cứ nguyên nhân nào
  • Điều trị ức chế trong ung thư giáp
  • Phối hợp với thuốc kháng giáp trong điều trị cường giáp.
  • Ức chế tiết thyrotropin trong bướu cổ đơn thuần và trong bệnh viêm giáp mạn tính
  • Phối hợp với các thuốc kháng giáp trong nhiễm độc giáp, ngăn chặn bướu giáp và tình trạng suy giáp.
  • Làm giảm kích thước của bướu.
  • Điều trị bướu giáp đơn thuần lành tính
  • Riêng viên Levothyrox 100mcg còn được sử dụng để chẩn đoán trong xét nghiệm ức chế tuyến giáp.
  • Điều trị dự phòng tái phát sau khi phẫu thuật bướu giáp đơn thuần

 

Không nên dùng thuốc Levothyrox trong những trường hợp nào?

Thuốc Levothyrox chống chỉ định trong các trường hợp:

  • Dị ứng với levothyroxin hoặc bất kỳ thành phần nào khác của thuốc
  • Bệnh nhân bị suy tim mất bù; suy mạch vành; loạn nhịp mất kiểm soát.
  • Đối tượng là bệnh nhân bị suy thượng thận không hồi phục
  • Không sử dụng levothyroxin cho những bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp có mức TSH (thyrotropin) máu bình thường.
  • Các trường hợp mắc cường giáp nhưng không được điều trị bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp

Cách dùng và liều dùng thuốc Levothyrox

Cách dùng

  • Levothyrox được dùng bằng đường uống. 
  • Levothyroxin đường uống dùng 1 lần duy nhất trong ngày.
  • Thuốc được uống vào lúc đói, thường trước bữa ăn sáng. 
  • Liều dùng phải được điều chỉnh theo đáp ứng của mỗi bệnh nhân.

Liều khuyến cáo cho một số trường hợp:

  • Điều trị bướu giáp đơn thuần lành tính: 75–200 mcg/ ngày
  • Điều trị thay thế trong suy giáp ở người lớn: khởi đầu là 25–50mcg/ ngày, liều duy trì 100–200mcg/ ngày
  • Điều trị dự phòng tái phát sau khi phẫu thuật bướu giáp đơn thuần: 75–200mcg/ ngày
  • Liều điều trị ức chế trong ung thư giáp: 150–300mcg/ ngày
  • Sử dụng trong chẩn đoán cho xét nghiệm ức chế tuyến giáp: 200mcg

Liều dùng thuốc Levothyrox cho trẻ em

Điều trị thay thế trong suy giáp ở trẻ em khởi đầu 12,5–50mcg/ ngày. Các trường hợp sẽ được bác sĩ chỉ định liều lượng phù hợp

levothyrox-dieu-tri-uc-che-trong-ung-thu-giap

Levothyrox điều trị ức chế trong ung thư giáp

 

Bạn nên lưu ý gì khi dùng thuốc Levothyrox?

Không sử dụng thuốc trong các trường hợp sau:

  • Nhồi máu cơ tim cấp, viêm cơ tim, viêm toàn tim cấp
  • Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc
  • Không phối hợp với các tác nhân kháng giáp cho cường giáp trong thời kỳ mang thai
  • Suy tuyến yên chưa điều trị
  • Suy tuyến thượng thận chưa điều trị
  • Nhiễm độc giáp chưa điều trị
  • Trước khi bắt đầu điều trị bằng hormon tuyến giáp tiến hành xét nghiệm ức chế tuyến giáp phải loại trừ hoặc điều trị các bệnh và tình trạng đau thắt ngực, xơ cứng tiểu động mạch, suy mạch vành, cao huyết áp, suy tuyến yên, suy tuyến thượng thận.

Thận trong khi điều trị bằng thuốc Levothyrox ở những người bệnh:

  • Phụ nữ mãn kinh và có nguy cơ loãng xương
  • Có nguy cơ rối loạn tâm thần
  • Bị đái tháo đường hay đang điều trị bằng thuốc chống đông máu
  • Suy mạch vành, suy tim, rối loạn nhịp tim nhanh
  • Không nên dùng chung Levothyrox trong tình trạng cường giáp
  • Không dung nạp galactose do di truyền, kém hấp thu glucose-galactose
  • Bệnh tuyến giáp tự chủ nên được loại trừ hoặc điều trị trước khi bắt đầu điều trị với hormon tuyến giáp.
  • Khuyến cáo nên giám sát bệnh nhân.
  • Khi bắt đầu điều trị levothyroxin ở những bệnh nhân bị rối loạn tâm thần, khuyến cáo nên bắt đầu với liều levothyroxin thấp.
  • Phải thường xuyên kiểm tra các chỉ số hormon tuyến giáp
  • Cường giáp do thuốc dù nhẹ cũng nên tránh ở những bệnh nhân suy mạch vành, rối loạn nhịp tim nhanh.
  • Khi nghi ngờ mắc bệnh tuyến giáp tự chủ, nên tiến hành xét nghiệm TRH
  • Trong trường hợp suy giáp thứ phát, nếu cần thiết phải bắt đầu điều trị thay thế suy thượng thận còn bù, phải xác định nguyên nhân trước khi điều trị thay thế.
  • Không nên dùng levothyroxin trong tình trạng cường giáp
  • Nên tránh để xảy ra tình trạng levothyroxin huyết thanh trên mức sinh lý ở phụ nữ mãn kinh và tăng nguy cơ loãng xương
  • Nên chỉnh liều theo đáp ứng lâm sàng của bệnh nhân và kết quả xét nghiệm
  • Suy giáp có thể xảy ra khi phối hợp orlistat và levothyroxine
  • Bệnh nhân dùng levothyroxin nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi bắt đầu điều trị
  • Đối với bệnh nhân đái tháo đường và bệnh nhân đang điều trị chống đông máu khuyến cáo nên theo dõi bệnh nhân

Một số tương tác có thể xảy ra khi dùng chung Levothyrox

  • Salicylat, dicumarol, furosemid, clofibrat
  • Thuốc đái tháo đường
  • Thuốc chống đông máu dẫn chất coumarin
  • Thuốc chứa nhôm, sắt, canxi carbonat
  • Thuốc ức chế tyrosine kinase như imatinib, sunitinib
  • Chất ức chế protease như ritonavir, indinavir, lopinavir
  • Phenytoin
  • Cholestyramine, colestipol
  • Orlistat
  • Sevelamer
  • Sertraline, chloroquin/ proguanil
  • Các thuốc gây cảm ứng enzyme
  • Estrogen, các chất có chứa đậu nành
  • Propylthiouracil, glucocorticoid, chất cản quang có chứa i-ốt

 

 Theo Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp