Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Huyết áp bình thường là bao nhiêu?


 

Huyết áp là một trong những chỉ số giúp bác sĩ có thể đánh giá được tình trạng sức khỏe của cơ thể. Ở mỗi độ tuổi, huyết áp bình thường lại thay đổi khác nhau. Vậy chỉ số huyết áp bình thường là bao nhiêu?.

Các thông số sẽ cho bạn biết bạn thuộc nhóm huyết áp bình thường, huyết áp cao hay huyết áp thấp. Huyết áp được coi là một trong những chỉ số bác sĩ có thể đánh giá được là sức khỏe và tình trạng hoạt động của bộ phận tim mạch. Bài viết dưới đây chuyên gia y dược tại Cao đẳng y dược TPHCM sẽ trả lời câu hỏi này:

Huyết áp là gì? 

Huyết áp là áp lực máu tạo ra do sự tuần hoàn máu trong các mạch máu tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Huyết áp là một trong những dấu hiệu chính cho biết một cơ thể còn sống hay đã chết. Huyết áp được tạo ra do lực co bóp của tim và sức cản của động mạch. Khi tim đập, huyết áp thay đổi từ cực đại áp lực tâm thu tới cực tiểu áp lực tâm trương. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp như trọng lực, nhịp thở, co cơ, các van trong tĩnh mạch.

co-nhieu-yeu-to-anh-huong-den-huyet-ap

 

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Như thế nào là huyết áp bình thường?

Căn cứ vào 2 trị số huyết áp tối đa hay còn gọi là tâm thu, huyết áp tối thiểu hay còn gọi là tâm trương để chẩn đoán huyết áp thế nào là bình thường. Về các số đo huyết áp gồm có 2 trị số

Huyết áp bình thường: Đối với người lớn huyết áp bình thường là huyết áp tâm thu dưới 120mmHg và huyết áp tâm trương dưới 80mmHg.

Huyết áp cao: Huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên.

Theo Hội Tim mạch học Việt Nam, người bị huyết áp cao khi có chỉ số huyết áp tâm thu ≥140mmHg và/hoặc chỉ số huyết áp tâm trương ≥90mmHg. Riêng với người cao tuổi chỉ số huyết áp tâm thu ≥140mmHg có thể gặp hình thái huyết áp tâm thu đơn độc.

Cao huyết áp được chia thành các dạng sau:

  • Tăng huyết áp độ 1: mức huyết áp ≥140/90 mmHg
  • Tăng huyết áp độ 2: mức huyết áp ≥160/100 mmHg

Huyết áp thấp: được chẩn đoán khi huyết áp tâm thu dưới 100 mmHg.

Tiền cao huyết áp: nằm giữa huyết áp bình thường và cao huyết áp. Huyết áp tâm thu từ 120-139 mmHg hoặc huyết áp tâm trương từ 80-89 mmHg)

Ở một số người, huyết áp có thể tăng nhất thời khi quá stress, hoặc sau khi uống rượu, bia, sau tập luyện, lao động nặng. Phải đo huyết áp thường xuyên, theo dõi trong nhiều ngày và mỗi ngày nhiều lần. Để kết luận một người bị tăng huyết áp hay không cần căn cứ vào trị số huyết áp của nhiều ngày.

Huyết áp của mỗi người thay đổi theo độ tuổi, và chỉ số huyết áp bình thường ở mỗi độ tuổi cũng khác nhau.

Chỉ số huyết áp bình thường theo độ tuổi

Tùy theo từng độ tuổi, có mức chỉ số huyết áp an toàn khác nhau. Do đó, không phải ai cũng biết rõ thông tin sức khỏe từ chỉ số đo huyết áp của mình. Hãy đối chiếu với thông tin các chỉ số huyết áp bình thường chuẩn theo từng độ tuổi dưới đây

Độ tuổi từ 15 - 19: chỉ số huyết áp bình thường là:

Minimum-BP: 105/73 mm/Hg

Trung bình:117/77 mm/HG

Tối đa: 120/81 mm/Hg

Độ tuổi từ 20 - 24: Chỉ số huyết áp bình thường là:

Minimum-BP: h108/75 mm/Hg

Trung bình: 120/79 mm/Hg

Tối đa: 132/83 mm/Hg

Độ tuổi từ 25 - 29: Chỉ số huyết áp bình thường là:

Minimum-BP: 109/76 mm/Hg

Trung bình 121/80 mm/Hg

Tối đa 133/84 mm/Hg

Độ tuổi từ 30 – 34: chỉ số huyết áp bình thường là:

Minimum-BP: 110/77 mm/Hg

Trung bình: 122/81 mm/Hg

Tối đa: 134/85 mm/Hg

Độ tuổi 35 – 39: chỉ số huyết áp bình thường là:

Minimum-BP: 111/78 mm/Hg

BP trung bình: 123/82 mm/Hg

BP tối đa: 135/86 mm/Hg

Độ tuổi từ 40-44: chỉ số huyết áp bình thường là:

Minimum-BP: 112/79 mm/Hg

BP trung bình: 125/83 mm/Hg

BP tối đa: 137/87 mm/Hg

Độ tuổi từ 45-4: chỉ số huyết áp bình thường là:

Minimum-BP: 115/80 mm/Hg

BP trung bình: 127/64 mm/Hg

BP tối đa: 139/88 mm/Hg

Độ tuổi từ 50-54: chỉ số huyết áp bình thường là:

Minimum-BP: 116/81 mm/Hg

BP trung bình 129/85 mm/Hg

BP tối đa : 142/89 mm/Hg

Độ tuổi từ 55-59: chỉ số huyết áp bình thường là:

Minimum-BP: 118/82 mm/Hg

Trung bình 131/86 mm/Hg

Tối đa: 144/90 mm/Hg

Độ tuổi từ 60-65: chỉ số huyết áp bình thường là:

Minimum-BP: 121/83 mm/Hg

Trung bình 134/87 mm/Hg

Tối đa: 147/91 mm/Hg

Các yếu tố tác động tới chỉ số huyết áp

Huyết áp có sự thay đổi theo từng độ tuổi. Huyết áp đạt mức thấp nhất khi ở trong hệ tĩnh mạch. Huyết áp càng rời xa các động mạch chủ thì càng giảm dần.

 suc-co-bop-cua-tim-tim-anh-huong-kha-nhieu-den-huyet-ap

Sức co bóp của tim tim ảnh hưởng khá nhiều đến huyết áp

Chỉ số huyết áp sẽ có sự thay đổi phụ thuộc vào một số yếu tố như sau:

  • Sức co bóp của tim tim ảnh hưởng khá nhiều đến huyết áp. Vì khi tim co bóp càng mạnh, đập càng nhanh thì sẽ làm huyết áp tăng cao hơn bình thường. Áp lực của máu lên thành động mạch càng lớn hơn khi tim đập nhanh do vận động mạnh hoặc cảm xúc hồi hộp.
  • Trong một số trường hợp có thể gây huyết áp cao, khi chúng ta vận động mạnh hay sau khi tập thể dục khiến cho chỉ số huyết áp có thể dâng cao. Ngược lại, khi tim đập chậm lại thì huyết áp có thể bị giảm xuống.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Thói quen ăn uống dùng các chất kích thích như rượu bia, café, ăn nhiều mỡ động vật và ăn mặn sẽ gây ra các bệnh như xơ cứng thành động mạch, máu nhiễm mỡ.
  • Khi cơ thể bị thương, mất nhiều máu cũng khiến cho huyết áp giảm đi.
  • Khi con người già đi, thành mạch máu mất đi sự đàn hồi cũng là yếu tố làm thay đổi chỉ số huyết áp.
  • Sức cản của động mạch
  • Ăn uống các thức ăn quá mặn trong một thời gian dài khiến cho tăng thể tích máu là nguyên do dẫn đến bệnh cao huyết áp.
  • Trong trường hợp xơ vữa động mạch thành mạch đàn hồi kém thì cao làm huyết áp tăng cao.
  • Tư thế ngồi: Tư thế ngồi cũng quyết định đến huyết áp, nên tập tư thế ngồi đúng thẳng lưng và vai vì sẽ giúp cho máu dễ dàng lưu thông.Từ đó huyết áp của bạn luôn ở mức ổn định.
  • Lượng máu trong cơ thể thấp sẽ dẫn đến tình trạng huyết áp thấp
  • Yếu tố bên ngoài cơ thể
  • Tình trạng tâm lý thiếu ổn định như lo lắng, kích động mạnh cũng khiến huyết áp có thể bị thay đổi.

Cao huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng”, để lại những hậu quả nặng nề cho người bệnh. Cao huyết áp nó không có triệu chứng, biểu hiện rõ ràng nhưng lại rất nguy hiểm. Những triệu chứng thường gặp ở người bị cao huyết áp là hoa mắt, nhức đầu, ù tai, hồi hộp,chóng mặt, nóng bừng mặt,... Một số người có biểu hiện dữ dội hơn như mặt đỏ bừng hoặc tái nhợt, nôn ói, đau vùng tim, thị lực giảm, thở gấp, dễ hồi hộp, hốt hoảng.

ao huyết áp thường được phát hiện muộn, khi đó người bệnh có nguy cơ iến chứng nặng nề như tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim, thậm chí là tử vong do đột quỵ.

Người bị cao huyết áp nên tuân thủ đúng liệu trình điều trị của bác sĩ, điều chỉnh lối sống, giảm muối trong khẩu phần ăn chế độ dinh dưỡng hợp lý.