Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hướng dẫn sử dụng thuốc Ampicillin đúng cách nhất


Ampicillin là thuốc kháng sinh đường uống thuộc nhóm penicillin được sử dụng để điều trị một số loại bệnh nhiễm khuẩn do một số loại vi khuẩn gây ra như nhiễm khuẩn đường tiểu, viêm họng. Dưới đây là thông tin thuốc và các hướng dẫn sử dụng thuốc Ampicillin.

Thông tin chung của thuốc Ampicillin

Ampicillin không có tác dụng với các trường hợp cúm, cảm lạnh bệnh khác do virus gây ra.

Thành phần

Ampicillin trihydrate tương đương Ampicillin

Tá dược vừa đủ 1 viên

Dược lực học

Ampicillin là một kháng sinh thuộc họ b– lactam, có hoạt phổ kháng khuẩn rộng trên nhiều vi khuẩn gram âm và gram dương như Streptococcus, Staphylococcus, Pneumococcus, Fusobacterium, Salmonella, Meningococcus, Leptospira, Shigella, Brucella,…

Ampicillin-la-thuoc-khang-sinh-duong-uong

Ampicillin là thuốc kháng sinh đường uống

Dược động học

– Sau khi uống thuốc, Ampicillin được hấp thu qua đường tiêu hóa khoảng 40%, phần còn lại được đào thải qua phân. Sự hấp thu qua ruột giảm khi có thức ăn.

– Ampicillin hầu như không được chuyển hóa trong cơ thể và đào thải chủ yếu qua nước tiểu (75%) dưới dạng hoạt động.

Hoạt chất này được sản xuất thành thuốc kháng sinh với nhiều dạng bào chế với đường dùng và hàm lượng đa dạng:

  • Viên nang cứng dùng đường uống: ampicillin 500mg
  • Thuốc bột pha tiêm: ampicillin 500mg, 1g

Cách dùng Ampicillin

Theo dược sĩ Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, Ampicillin là thuốc kháng sinh nên hãy thông báo cho bác sỹ biết bạn có bị dị ứng với bất kỳ loại thuốc, thực phẩm nào hay không. Người bệnh không được tự ý dùng thuốc mà cần phải có đơn kê của bác sỹ.

Nếu như bạn đã từng dị ứng với kháng sinh penicillin bác sĩ sẽ cân nhắc dựa vào tiền sử dị ứng của bạn để lựa chọn kháng sinh phù hợp. Ampicillin có thể tương tác với một số thuốc như thuốc tránh thai, allopurinol, một số loại kháng sinh khác (chloramphenicol, sulfamethoxazole, tetracycline, erythromycin). Tương tác thuốc có thể làm giảm hiệu quả hoặc làm tăng tác dụng không mong muốn của thuốc được dùng.

Khi dùng thuốc, cần dùng đúng liều, cần phải dùng nhiều lần trong ngày để đảm bảo hiệu quả của thuốc. Nên uống ampicillin khoảng 30 phút đến 1 giờ trước khi ăn hoặc đợi sau khi ăn khoảng 2 giờ. Nếu dùng cùng thức ăn thì lượng thuốc ampicillin được hấp thu vào cơ thể sẽ ít hơn. Nếu chẳng may quên mất 1 liều, hãy uống ngay khi nhớ ra, không uống 2 liều để bù cho liều đã quên.Uống đủ thời gian là để giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn tái phát trở lại.

Tác dụng của thuốc ampicillin là gì?

Ampicillin được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn.

Các chỉ định thông thường của ampicillin là:

  • Điều trị viêm đường hô hấp trên do Streptococcus pneumoniae, Streptococcus pyogenes, Haemophilus influenzae.
  • Điều trị viêm xoang, viêm tai giữa, viêm nắp thanh quản viêm phế quản mạn tính, do các chủng vi khuẩn nhạy cảm gây ra.
  • Điều trị lậu do Gonococcus chưa kháng penicillin
  • Điều trị nhiễm khuẩn huyết ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Điều trị viêm màng trong tim, viêm màng não, nhiễm khuẩn ở phổi.

Các loại nhiễm khuẩn do các chủng nhạy cảm với Ampicillin như nhiễm khuẩn đường hô hấp, sinh dục.

Điều trị các bệnh ngoài da, viêm xương tủy, những người bị viêm màng não do Haemophilus, viêm màng trong tim.

 

Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ. Thuốc kháng sinh chỉ điều trị chứng nhiễm khuẩn, không có hiệu quả trong điều trị nhiễm virus.

Việc sử dụng kháng sinh có thể dẫn đến tình trạng đề kháng kháng sinh, giảm hiệu quả của thuốc.

ban-chi-su-dung-Ampicillin-khi-co-chi-dinh-cua-bac-si

Bạn chỉ sử dụng thuốc Ampicillin khi có chỉ định của bác sĩ

Chống chỉ định

Thuốc chống chỉ định đối với những người bị mẫn cảm với các Penicillin và Cephalosporin.

Ampicillin không phù hợp với: những người đã từng bị dị ứng kháng sinh nhóm penicillin hoặc cephalosporin hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc như gelatin, Magnesium stearate, black and red iron oxides erythrosine

Trường hợp khác nên thông báo với bác sĩ trước khi sử dụng Ampicillin, như:có vấn đề về thận và tiền sử dị ứng, có bệnh bạch cầu lympho cấp tính hoặc mãn tính, bệnh sốt tuyến hoặc cytomegalovirus

Phụ nữ đang cho con bú vì Ampicillin có thể truyền vào sữa mẹ với số lượng nhỏ.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng thuốc Ampicillin

Ampicillin giống như bất kỳ thuốc nào khác, đôi khi bạn có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn.

  • Trên đường tiêu hóa với các triệu chứng như: buồn nôn, nôn, tiêu chảy.
  • Các triệu chứng nguy hiểm cần báo cho bác sĩ biết như: đau ngực, yếu mệt bất thường, sưng môi, khó nuốt, khàn giọng, ban đỏ, ngứa, sưng mặt, khó thở, tiêu chảy kéo dài hoặc lẫn máu.

Liều dùng thuốc ampicillin cho người lớn

Tùy theo tình trạng nhiễm khuẩn, liều dùng sẽ được điều chỉnh cho phù hợp

Đường uống: thường dùng 250mg–1g/ lần, cứ 6 giờ một lần. 

Đường tiêm hoặc tiêm tĩnh mạch chậm: 2–4g mỗi ngày, chia thành 2–4 liều. Trong nhiễm khuẩn nặng tổng liều có thể lên đến 12g/ ngày.

Để điều trị lậu không biến chứng do những chủng nhạy cảm với ampicillin, thường dùng liều 2–3,5g, kết hợp với 1g probenecid, uống 1 liều duy nhất.

  • Liều dùng thuốc ampicillin cho người lớn điều trị bị viêm xoang:

+ Uống 250mg và cách 6h/lần;

+ Tiêm bắp/tính mạch: 250 - 500mg;

  • Liều dùng thuốc ampicillin cho người lớn điều trị nhiễm trùng hô hấp trên:

+ Sử dụng thuốc uống 250mg;

+ Điều trị bằng cách tiêm bắp/tĩnh mạch với liều lượng 25- - 500mg;

  • Liều dùng thuốc ampicillin cho người lớn điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu: uống ampicillin 500mg hay có thể tiến hành tiêm.

Liều dùng thuốc ampicillin cho người lớn điều trị nhiễm khuẩn nhóm B đối với phụ nữ mang thai: tiêm tĩnh mạch 2g đối với liều ban đầu.

  • Liều dùng thuốc ampicillin cho người lớn điều trị mắc bệnh leptospirosis:

+ Mắc bệnh ở mức độ trung bình đến nặng: các bác sĩ sẽ tiến hành tiêm tĩnh mạch với liều 0.5 - 1g;

+ Mức độ nhẹ: các bác sĩ sẽ chỉ định uống ampicillin 500-700mg

  • Liều dùng thuốc ampicillin cho người lớn điều trị viêm tai giữa: uống 500mg hay có thể tiêm bắp/tĩnh mạch khoảng tầm 1 - 2g. Tùy vào mức độ nhiễm trùng .
  • Liều dùng thuốc ampicillin cho người lớn điều trị cho người phẫu thuật: Ghép gan: tiêm tĩnh mạch 1g ampicillin, bên cạnh đó sẽ kết hợp tiêm cefotaxime 1g khi gây mê.

Liều dùng thuốc ampicillin cho người lớn điều trị bị suy thận:

  • Độ thanh thải creatinin 30ml/ phút hoặc cao hơn: không cần thay đổi liều thông thường ở người lớn.
  • Độ thanh thải creatinin 10ml/ phút hoặc thấp hơn: dùng liều thông thường với khoảng cách liều là 8 giờ/ lần.
  • Người chạy thận nhân tạo phải dùng thêm 1 liều ampicillin sau mỗi lần thẩm tích.

Liều dùng ampicillin cho trẻ em

  • Đường uống: có thể dùng 250–500mg/ lần, ngày uống 2–3 lần.
  • Đường tiêm: dùng 12,5–25mg/ kg thể trọng/ ngày, chia thành 2 liều. Trong trường hợp nhiễm khuẩn nặng có thể dùng 150–200mg/ kg thể trọng/ ngày, chia thành các liều bằng nhau sử dụng mỗi ngày 3–4 giờ, tuy nhiên không quá 12g/ ngày.

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng ampicillin?

Tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc bao gồm:

  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn, nôn
  • Sốt
  • Co giật
  • Tiêu chảy
  • Viêm lưỡi
  • Viêm ruột non hoặc ruột kết
  • Buồn nôn hoặc
  • Viêm đại tràng
  • Thiếu máu, giảm tiểu cầu
  • Viêm lưỡi, viêm miệng
  • Viêm da cấp tính
  • Đỏ và bong tróc da (viêm da tróc vẩy)
  • Phát ban
  • Tổ ong
  • nôn
  • Nhiễm trùng nấm men trong miệng
  • Số lượng bạch cầu/hồng cầu thấp
  • Viêm thận kẽ cấp.
  • Thiếu máu
  • Viêm thận
  • Mề đay, phù Quincke, khó thở.
  • Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, tiêu chảy, nhiễm Candida, viêm lưỡi, viêm miệng.
  • Thiếu máu, tăng bạch cầu ưa Eosin, giảm tiểu cầu và bạch cầu thuận nghịch
  • Đau đầu
  • Ngứa âm đạo hoặc tiết dịch
  • Nước tiểu sẫm màu
  • Dễ bị bầm tím hoặc chảy máu
  • Đau họng
  • Thông báo cho bác sỹ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Ampicillin có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc. Không được tự ý dùng thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Một số thuốc có thể gây ra tương tác khi dùng chung với ampicillin là:

  • Alopurinol
  • Các kháng sinh kìm khuẩn như cloranphenicol, tetracyclin, erythromycin
  • Thuốc ngừa thai chứa estrogen
  • Methotrexat và probenecid
  • Sulfonamide
  • Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định.
  • Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này

Thận trọng

– Nên đi kiểm tra định kỳ chức năng gan thận khi điều trị lâu dài.
– Phụ nữ có thai – cho con bú Ampicillin khuếch tán qua nhau thai, Ampicillin bài tiết một ít qua sữa mẹ nhưng không gây những phản ứng có hại cho trẻ bú mẹ
– Đề kháng chéo với Cephalosporin.
– Bệnh nhân suy thận cần giảm liều.