Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hướng dẫn phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật


Những thông tin hướng dẫn phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật được chúng tôi chia sẻ đầy đủ trong nội dung dưới đây đều là những thông tin cần thiết cho bệnh nhân sắp hoặc mới trải qua phẫu thuật khớp gối.

Trên thế giới phẫu thuật thay khớp gối toàn phần đã được tiến hành kể từ những năm 1970 và đã đem lại chất lượng cuộc sống tốt cho những bệnh nhân bị thoái hóa khớp gối. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật cho ra đời nhiều thế hệ khớp mới có những ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Bên cạnh đó, sự tiến bộ về vô khuẩn, gây mê hồi sức và đặc biệt là sự tiến bộ về phẫu thuật làm cho phẫu thuật thay khớp gối ngày càng phổ biến và đạt được nhiều thành công hơn. 

Hướng dẫn phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật

phuc-hoi-chuc-nang-khop-goi
Cần phục hồi chức năng sau phẫu thuật khớp gối để bệnh nhân khôi phục khả năng đi lại

Mục tiêu của việc điều trị phục hồi chức năng sau phẫu thuật thay toàn bộ khớp gối chính là: Kiểm soát tình trạng phù nề, giảm đau; Tăng cường tầm vận động khớp; Tăng cường sức mạnh, sức dẻo dai của các cơ. Từ đó giúp bệnh nhân nhanh chóng trở lại hoạt động bình thường.

Việc phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật là cần thiết, đóng vai trò quan trọng đối với thành công của toàn bộ quá trình điều trị. Các liệu pháp phục hồi chức năng giúp bệnh nhân kiểm soát cơn đau, tăng cường khả năng vận động, hạn chế các di chứng để lại sau chấn thương.

Việc điều trị phục hồi chức năng khớp gối sau phẫu thuật cần phải tiến hành sớm. Ngay từ khi bệnh nhân đang nằm tại bệnh viện, các kỹ thuật viên đã bắt đầu tập gấp gối cho bệnh nhân. Cho tới khi gối vững vàng, ổn định, các kỹ thuật viên sẽ giúp bệnh tập đi bộ với nạng hoặc khung tập đi theo cường độ tăng dần.

Các bài tập này sẽ được tập vài lần trong ngày và bệnh nhân trở về được cho về nhà khi: Vết mổ ổn định; Tự lên xuống giường được; Đi bộ được với nạng, khung tập đi; Tự đi được vào nhà vệ sinh... Và điều quan trọng nhất là bệnh nhân phải có cơ lực cơ đùi tốt, tầm vận động của khớp gối được cải thiện đáng kể. 

Tiếp theo, sau khi rời bệnh viện bệnh nhân chọn một hoặc nhiều cách điều trị như: Chườm lạnh, nóng hoặc điện trị liệu để giúp làm giảm tình trạng phù nề hoặc đau và tiếp tục dùng nạng, khung tập đi 4-6 tuần sau ca phẫu thuật.  Đa phần, các chương trình tập luyện phục hồi chức năng khớp gối bao gồm các bài tập làm vững chắc khớp gối, chịu lực thăng bằng và hoạt động chức năng.

Với sự hướng dẫn của nhân viên vật lý trị liệu, bệnh nhân sẽ tiến triển qua qua quá trình phục hồi chức năng. Và cần lưu ý rằng, tập các bài tập theo đề nghị của nhân viên vật lý trị liệu nhưng không tập quá sức. Nhớ kiểm soát cơn đau trước và sau khi tập bằng cách sử dụng túi chườm đá khoảng 15-20 phút từ 4-6 lần/ngày; 

Đồng thời, kiểm soát việc sưng tấy bằng cách nâng cao chân, thay đổi tư thế khớp gối thường xuyên, luân phiên thực hiện gập gối tối đa và duỗi gối hoàn toàn, đi bộ theo hướng dẫn của nhân viên vật lý trị liệu để tránh tình trạng cứng khớp và mang vớ áp lực theo yêu cầu của bác sĩ.

Sau phẫu thuật phục hồi chức năng khớp gối cần lưu ý những gì?

phuc-hoi-chuc-nang-khop-goi3
Bệnh nhân cần tập phục hồi chức năng khớp gối dưới sự giám sát của chuyên gia

Sau phẫu thuật phục hồi chức năng khớp gối các bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân phải tiếp tục điều trị phục hồi chức năng với sự giám sát của nhân viên y tế. Trong quá trình đó, cần chú ý một số vấn đề sau:

- Tùy thuộc vào tình trạng bệnh nhân, chương trình điều trị phục hồi cho bệnh nhân ngoại trú sẽ mất vài tuần đến vài tháng để bệnh nhân có thể phục hồi hoàn toàn. 

- Người bệnh sau phẫu thuật cần lưu ý không đặt sức nặng lên chân phẫu thuật nhiều hơn hướng dẫn của bác sĩ phẫu thuật và các chuyên viên vật lý trị liệu. Chú ý không giữ khớp gối gập ở biên độ giữa và xoay ngoài. Giữ cho khớp gối thẳng hoàn toàn hoặc gập hoàn toàn.

- Không được xoay gối khi chuyển hướng cơ thể. Khi nằm ngủ ở bên khỏe, đặt gối bên dưới chân phẫu thuật. Khi ngồi không ngồi bắt chéo chân. Khi đi cầu thang theo hướng dẫn của chuyên viên vật lý trị liệu. Đồng thời, luôn sử dụng các dụng cụ trợ giúp cho đến khi chuyên viên vật lý trị liệu xác nhận sự tiến bộ của người bệnh.

- Sau phẫu thuật phục hồi chức năng khớp gối bệnh bệnh nhân có thể cần nghỉ làm việc từ 4 đến 6 tuần, nhưng cần phải trao đổi với bác sĩ phẫu thuật và chuyên viên vật lý trị liệu nhằm đảm bảo thời gian và tình trạng tốt nhất để nhanh chóng quay trở lại với công việc.

- Kiên trì thực hiện các chỉ dẫn và hướng dẫn của bác sĩ, của nhân viên vật lý trị liệu vào tháng thứ sáu, chức năng khớp gối của người bệnh sẽ bình thường trở lại và lúc này bệnh nhân có thể thực hiện tất cả các hoạt động cơ bản hàng ngày.

Tại Việt Nam vài năm trở lại đây đã bắt đầu có dịch vụ phục hồi chức năng cho bệnh nhân ngay tại nhà, thay vì phải đến trung tâm hoặc bệnh viện. Do đó, nếu có điều kiện thì bệnh nhân nên tìm kiếm sự hỗ trợ của các bác sĩ, kỹ thuật viên phục hồi chức năng có trình độ chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, chẳng hạn như các kỹ thuật viên phục hồi chức năng tốt nghiệp trường Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch.

Hiện nay, Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch vẫn liên tục tuyển sinh đào tạo Kỹ thuật Phục hồi chức năng với các thí sinh tốt nghiệp THPT, có sức khỏe tốt, hạnh kiểm khá trở lên và quan trọng nhất là yêu nghề.

Chương trình đào tạo Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng - Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch kéo dài trong 3 năm. Trong thời gian này, sinh viên sẽ được học tập lý thuyết, thực hành ở trường, thực tập ở bệnh viện giúp các sinh viên y khoa vững vàng tay nghề ngay sau khi ra trường. Đảm bảo rằng sau khi có tấm bằng Cao đẳng phục hồi chức năng trong tay, các bạn có thể xin việc làm tại các trung tâm trị liệu, trung tâm phục hồi chức năng, bệnh viện, phòng khám trên toàn quốc hoặc có thể học liên thông lên đại học nếu có nguyện vọng và đáp ứng đủ điều kiện.

Mọi thắc mắc về chương trình tuyển sinh Cao đẳng Kỹ thuật Phục hồi chức năng - Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch thí sinh vui lòng liên hệ trực tiếp về nhà trường qua:

Hotline: 096.153.9898 - 093.156.9898

Email: [email protected]