Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hướng dẫn cách chữa sôi bụng, đầy hơi ở trẻ sơ sinh nhanh chóng


Trẻ sơ sinh bị đầy bụng là một hiện tượng phổ biến, tuy nhiên sẽ làm cho các bậc phụ huynh lo lắng vì thấy trẻ ăn không ngon, ngủ không yên và hay quấy khóc… Chính vì vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây để có biết cách chữa sôi bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh.

Mặc dù các triệu chứng này sẽ không gây nguy hiểm đến tính mạng con người nhưng đặc biệt sẽ làm ảnh hưởng đến sự  phát triển toàn diện của trẻ nhỏ.

Trẻ trong giai đoạn từ 3 – 18 tuần sau khi sinh sẽ dễ có nguy cơ mắc các hiện tượng đầy hơi, chướng bụng, sôi bụng…

1. Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Thường thấy nguyên nhân chủ yếu bé bị sôi bụng là do chế độ ăn uống. Đặc biệt khi sinh mới sinh xong hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu và chưa được hoàn thiện do đó nếu mẹ cho bé uống sữa công thức quá sớm sẽ khiến bé chưa kịp thích nghi và có thể gây ra hiện tượng sôi bụng, khó tiêu.

Bình sữa không được giữ sạch sẽ, đúng cách hoặc quá trình pha chế không hợp vệ sinh cũng sẽ là một nguyên nhân và ngay  cả hiện tượng bé nuốt phải nhiều không khí khi bú cũng sẽ gây ra đầy bụng.

Trẻ không thể hấp thu được loại đường phức có nhiều trong sữa công thức là Lactose.  Điều này là bẩm sinh trẻ đã không có khả năng dung nạp được hoặc  trẻ có các triệu chứng bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy ngay từ khi còn bé.

Ngoài nguyên nhân trực tiếp đã kể ở trên thì đối với trẻ bú sữa mẹ thì vấn đề về dinh dưỡng của mẹ cũng sẽ làm ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của trẻ. Khi mẹ ăn  quá nhiều các thực phẩm nhiều dầu mỡ,  đồ chiên, cay, nóng sẽ làm  trẻ sơ sinh bị sôi bụng.

tre-si-sinh-bi-day-bung
Sẽ có rất nhiều các nguyên nhân khác nhau khiến cho trẻ sơ sinh bị sôi bụng đầy hơi

2. Dấu hiệu nhận biết sôi bụng ở trẻ sơ sinh

Dấu hiệu đặc trưng của hiện tượng sôi bụng ở trẻ sơ sinh đó là bị sôi bụng khi bú mẹ hoặc uống sữa công thức. Ngay cả khi dùng các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai, váng sữa… trẻ cũng bị sôi bụng hoặc tiêu chảy.

Đặc biệt nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám để có biện pháp điều trị hợp lý, kịp thời nếu có các triệu chứng đầy hơi, quấy khóc, nôn chớ, chán bú, gặp khó khăn khi đại tiện, không thể xì hơi… Vì không chỉ đơn  giản là các triệu chứng của sôi bụng mà nó còn có thể là  dấu hiệu của một bệnh lý nào đó nếu không được phát hiện sớm có thể gây ra các biến chứng khó lường.

Tốt nhất không nên dùng sữa bò cho trẻ sơ sinh  vì dễ gây ra các hiện tượng sôi bụng, đầy hơi, rối loạn tiêu hóa.

3. Cách chữa sôi bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Theo như các giảng viên đang trực tiếp giảng dạy tại Cao Đẳng Y Điều Dưỡng Hà Nội  thì sôi bụng, đầy hơi không gây ra nguy hiểm tuy nhiên sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và sự sự phát triển của trẻ. Do đó ngoài việc quan tâm đến nguyên nhân gây ra bệnh thì các bậc phụ huynh cũng nên lưu ý đến cách chữa sôi bụng đầy hơi.

Hướng dẫn một số cách khắc phục hiện tượng trẻ sơ sinh bị sôi bụng

Thay đổi tư thế khi cho trẻ bú

Cách thay đổi tư thế bú được nhiều bà mẹ tin tưởng và áp dụng có hiệu quả cao.

Ngay khi thấy bé có các dấu hiệu của sôi bụng me nên nhanh chóng thay đổi tư thế bú cho bé và tiếp đến nhẹ nhàng nâng đầu bé lên vai mẹ và vỗ lưng để giúp bé ợ nóng ra ngoài. Có cách khác là mẹ có thể đặt bé nằm ngửa xuống giường và liên tục gập đầu gối chân của bé.

Trong trường hợp trẻ bú bình  thì các mẹ nên cố gắng không để bé nuốt không khí vào bên trong khi bú.

Mẹ không nên cho bé bú quá no mà hãy chia làm nhiều bữa nhỏ. Hãy đến bé no nửa vời vừa phù hợp với chế độ ngủ của bé vừa giúp bé không bị sôi bụng, đầy hơi.

tre-si-sinh-bi-day-bung
Cách chữa sôi bụng, đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Cẩn thận khi chon sữa công thức

Đối với những trẻ không thể hấp thu được đường Lactose thì mẹ nên cắt  giảm khẩu phần sữa cà cho trẻ ăn từ từ các loại sữa có thành phần đường phức hợp để cơ thể trẻ tự sản sinh ra men tiêu hóa đường Lactose.

Trẻ đang trong quá trình ăn dặm và bị dị ứng với các chế phẩm từ sữa thì mẹ nên cân nhắc, tìm hiểu thật kỹ và bổ sung  thêm các thực phẩm chứa canxi để trẻ có thể phát triển tốt hệ xương và răng.

4. Cách phòng ngừa sôi bụng, đầy hơi ở trẻ sơ sinh

Khi trẻ bị sôi bụng đầy hơi và đi ngoài, hệ tiêu hóa bị mất cân bằng có thể khiến chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ bị suy giảm. Từ đó nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ.

Chính vì vậy bản  thân  mỗi ông bố bà mẹ hãy nên  tìm những cách phòng ngừa cho con trẻ để sức khỏe được đảm bảo một cách tốt nhất:

  • Hãy cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Nếu mẹ  không đủ sữa cho con bú  thì nên tăng cường các thực phẩm bổ sung để có thêm nhiều sữa hoặc tiến hành cho con bú nhiều lần trong  một ngày để sữa về nhiều hơn.
  • Có trường hợp mẹ không thể cho bé bú sữa thì nên dùng sữa ngoài. Hãy tìm hiểu thật kỹ loại sữa phù hợp với cơ thể trẻ. Nhớ rằng hãy pha đúng theo tỉ lệ vì là sữa công thức, nếu pha  sai thì  sẽ không phát huy được hiệu quả như mong muốn đồng thời giữ vệ sinh dụng cụ pha sữa cho bé tốt nhất. 
  • Nên chú ý  đến chế độ dinh dưỡng của người mẹ đối với những trẻ đang bú hoàn toàn bằng sữa  mẹ. Mẹ hãy bổ sung  các thực phẩm giàu chất xơ, có tính thanh nhiệt, mát để trẻ được cân bằng lượng dinh dưỡng.

Với những thông tin hữu ích ở trên, chúng tôi tin rằng bạn đã có các cách chữa sôi bụng đầy hơi ở trẻ sơ sinh hiệu quả. Nếu các bạn còn thắc mắc gì thì hãy tiếp tục cập nhật những bài viết tiếp theo của nhà trường nhé!