Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Hệ ABO có các nhóm máu nào?


Mỗi một nhóm máu mang những đặc trưng riêng biệt, nếu truyền máu không phù hợp có thể sẽ gây ra các tai biến trầm trọng. Chúng ta cần phải nắm được nguyên tắc cơ bản về an toàn miễn dịch đó là không để cho các nhóm máu tương ứng gặp nhau.

Có bao nhiêu hệ nhóm máu?

Nhóm máu hệ ABO và Rh(D) là cực kỳ quan trọng trong thực hành truyền máu, chúng ta còn cần phải thực hiện đúng nguyên tắc cơ bản về an toàn miễn dịch đó là không để cho các kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau. Vì nếu truyền máu không phù hợp có thể sẽ đưa đến tử vong.

Năm 2019, Hội Truyền máu quốc tế công nhận có tới 39 hệ nhóm máu với 367 kháng nguyên nhóm máu khác nhau. Trong đó, hai hệ nhóm máu ABO và Rh là quan trọng nhất trong hoạt động truyền máu. Mỗi hệ nhóm máu lại có các nhóm máu khác nhau mang đặc tính di truyền trên bề mặt hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh. Hệ nhóm máu Rh có hệ kháng nguyên đa dạng và phức tạp nhất với hơn 50 kháng nguyên.

    • Hệ ABO có 4 nhóm máu: A, B, AB và O
    • Hệ Rh có 2 nhóm máu thường gặp là Rh(D) dương và Rh(D) âm, hay còn gọi là Rh(D)+ và Rh(D)-
    • 2 hệ nhóm máu ABO và hệ Rh có 8 nhóm máu phổ biến như: A+; A-; B+; B-; AB+; AB-; O+; O- (A+. Nghĩa là người đó vừa có nhóm máu A thuộc hệ ABO vừa có nhóm máu Rh(D)+ thuộc hệ Rh).

Hai hệ thống này kết hợp với nhau tạo thành tám nhóm máu cơ bản:

  • Nhóm máu A dương tính
  • Nhóm máu A âm tính
  • Nhóm máu B dương tính
  • Nhóm máu B âm tính
  • Nhóm máu AB dương tính
  • Nhóm máu AB âm tính
  • Nhóm máu O dương tính
  • Nhóm máu O âm tính.

Hệ ABO có các nhóm máu nào?

Nhóm máu A

Nhóm máu A kháng thể B trong huyết tương được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng nguyên A trên các tế bào hồng cầu

Những người có nhóm máu A hoặc những người mang nhóm máu AB có thể an toàn hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu A. Những người có nhóm máu A cũng có thể nhận truyền máu từ những người cho mang nhóm máu O.

Nhóm máu B

Nhóm máu B được đặc trưng bởi sự hiện diện của kháng thể A trong huyết tương, kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu.

Những người có nhóm máu B có thể hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu B, hoặc cho những người có nhóm máu AB. Những người có nhóm máu B cũng có thể an toàn nhận truyền máu từ những người cho mang nhóm máu O.

Nhóm máu AB

Nhóm máu AB được đặc trưng, nhóm máu này không phổ biến bởi có cả kháng nguyên A và B trên tế bào hồng cầu, và không có kháng thể trong huyết tương. Những người có nhóm máu AB chỉ có thể hiến máu cho những người có cùng nhóm máu AB với họ vì sự hiện diện của cả hai kháng nguyên trên tế bào hồng cầu loại AB. Nhóm máu AB có thể chấp nhận máu từ bất cứ ai.

Nhóm máu O

Nhóm máu O là nhóm máu phổ biến nhất không có kháng nguyên A cũng không có kháng nguyên B trên tế bào hồng cầu. Nhóm máu O lại có cả hai kháng thể A và B trong huyết tương. Nhóm máu O hoàn toàn không có kháng nguyên, những người có nhóm máu O chỉ có thể nhận truyền máu từ những người có cùng nhóm máu O. Có thể hiến máu cho tất cả các nhóm máu khác tuy nhiên, những người có nhóm máu O lại chỉ có thể nhận truyền máu từ những người có cùng nhóm máu O kháng thể trong huyết tương của nó sẽ tấn công các loại khác

Nhóm máu Rhesus – kháng nguyên D

Nhóm máu Rhesus là kháng nguyên có tính sinh miễn dịch mạnh nhất trong tất cả các hệ nhóm máu ngoài hệ ABO. Tỷ lệ của RhD ùy theo chủng tộc, tại Việt Nam thì tỷ lệ RhD âm khoảng 0,07% nên được xem là nhóm máu hiếm. Mọi người có mang kháng nguyên D trên hồng cầu thường gọi là Rh+. Những người không mang kháng nguyên D trên hồng cầu sẽ được gọi là Rh-. Phụ nữ mang thai cần các xét nghiệm kháng nguyênRhD.

he-abo-co-cac-nhom-mau-nao

Hệ ABO có các nhóm máu nào?

Nếu người mẹ có RhD âm và em bé là RhD dương, cơ thể người mẹ sẽ phản ứng với máu của em bé. Qua đó để sàng lọc và phát hiện sự tương thích trong cơ thể mẹ và bé bé như một chất bên ngoài. Cơ thể mẹ sẽ tạo ra kháng thể (protein) chống lại máu RhD dương+ của em bé, RhD không tương thích còn có thể gây ra các vấn đề khó khăn trong lần mang thai sau và có thể gây ra các triệu chứng tán huyết từ nhẹ đến nặng.

Kháng thể D ở người mẹ được sản sinh ra qua cơ chế đáp ứng miễn dịch ở lần mang thai trước có thể đi qua nhau thai và tấn công các tế bào hồng cầu của thai nhi có thể nặng hơn dẫn đến tình trạng sảy thai.  RhD không tương thích còn có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu tan huyết ở em bé. Nếu phát hiện sớm sự không tương thích trên điều trị trước khi sinh, giúp phòng ngừa các triệu chứng trên.

Phân bố nhóm máu tại Việt Nam

Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu là A, B, O và AB với tỷ lệ phân khác nhau ở từng chủng tộc. Ở Việt Nam, nhóm O khoảng 45%, nhóm B khoảng 30%, nhóm A khoảng 20% và nhóm AB khoảng 5%. Hệ Rh có 2 nhóm máu thường gặp là Rh(D) dương và Rh(D) âm, hay còn gọi là Rh(D)+ và Rh(D)-. những người có nhóm máu Rh(D) âm (bao gồm nhóm O-, A-, B-, AB-) ước tính chiếm khoảng 0,1% dân số. Ở Việt Nam, trong 1.000 người mới có 1 người, nên được coi là nhóm máu hiếm.

Nhóm máu hiếm nhất là nhóm máu nào?

Theo quy ước của Hội Truyền máu quốc tế, nhóm máu có tỷ lệ dưới 0,1% được coi là hiếm và dưới 0,01% được coi là rất hiếm. Kháng nguyên nhóm máu có tỷ lệ rất khác nhau tùy thuộc vào chủng tộc, quốc gia. Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc chiếm khoảng 15% – 40% dân số tỷ lệ nhóm máu Rh(D) âm trong cộng đồng cao hơn nhiều.

Các nhóm máu hiếm ở Hoa Kỳ từ hiếm nhất đến phổ biến nhất như sau:

  • B dương tính (8,5 phần trăm)
  • A dương tính (35,7 phần trăm)
  • O dương tính (37,4 phần trăm).
  • AB dương tính (3,4 phần trăm)
  • A âm (6,3 phần trăm)
  • O âm tính (6,6 phần trăm)
  • B âm tính (1,5 phần trăm)
  • AB âm tính (0,6 phần trăm)

Theo Cao đẳng y dược Phạm Ngọc Thạch tổng hợp