Hạ đường huyết là tình trạng khi lượng đường trong máu quá thấp, thường gặp ở những bệnh nhân bị tiểu đường khi họ không dùng thuốc hoặc dùng thuốc không phù hợp. Tuy nhiên nó cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ người bình thường nào.
Bị hạ đường huyết khiến mặt mày xây xẩm
Hạ đường huyết nguy hiểm như thế nào?
Nếu hạ đường huyết vẫn không được điều trị, nó có thể dẫn đến bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào được đề cập ở dưới đây, chẳng hạn như co giật, bất tỉnh và cuối cùng là tử vong. Đây là lý do tại sao bác sĩ đến từ Cao đẳng Y Dược Hà Nội khuyến cáo cần điều trị khi đường huyết thấp ngay lập tức, bất kể nguyên nhân là gì. Vì nó cũng chính là “kẻ thù” gây ra tai nạn như té ngã, tai nạn xe cơ giới khiến bạn và những người khác bị tổn thương nghiêm trọng.
Vì bản thân nó không phải là bệnh mà là dấu hiệu của một vấn đề khác, tương tự như khi bạn bị sốt. Vì vậy điều quan trọng là phải tìm ra nguyên nhân khiến lượng đường trong máu thấp, đặc biệt nếu bạn không bị tiểu đường và liên tục bị hạ đường huyết.
Có hai loại không phải do đái tháo đường:
- Hạ đường huyết phản ứng, xảy ra trong vòng vài giờ sau khi ăn.
- Hạ đường huyết lúc đói, có thể liên quan đến một bệnh
Glucose là nguồn năng lượng chính cho cơ thể, được nạp từ thức ăn hoặc đồ uống. Insulin, một loại hormone được tiết ra từ tuyến tụy giúp giữ đường huyết ở mức bình thường để cơ thể hoạt động tốt. Nhiệm vụ của Insulin là giúp glucose đi vào các tế bào. Khi chất này không đủ, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi.
Hạ đường huyết do nguyên nhân nào gây ra?
Mỗi loại hạ đường huyết không phải do bệnh tiểu đường có một nguyên nhân khác nhau. Các nhà nghiên cứu vẫn đang tìm các yếu tố gây hạ đường huyết phản ứng. Tuy nhiên, họ kết luận rằng do insulin trong máu cao dẫn đến lượng đường trong máu thấp.
- Bị tiền tiểu đường hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
- Phẫu thuật dạ dày, có thể khiến thức ăn đi quá nhanh vào ruột non của bạn.
- Thiếu hụt enzyme hiếm khiến cơ thể bạn khó phân hủy thức ăn
- Hạ đường huyết lúc đói
- Các loại thuốc, chẳng hạn như salicylat (aspirin), thuốc sulfa (một loại kháng sinh), pentamidine (để điều trị một loại viêm phổi nghiêm trọng), quinine (để điều trị sốt rét)
- Rượu, đặc biệt là khi uống say
- Các bệnh nghiêm trọng, chẳng hạn như những bệnh ảnh hưởng đến gan, tim hoặc thận.
- Nồng độ hormone thấp, chẳng hạn như cortisol, hormone tăng trưởng, glucagon hoặc epinephrine.
- Các khối u, ví dụ như một khối u trong tuyến tụy tạo ra insulin hoặc một khối u tạo ra một loại hormone tương tự có tên là IGF-II.
Các triệu chứng của hạ đường huyết là gì?
Các dấu hiệu bạn bị hạ đường huyết bao gồm:
- Đói bụng
- Run rẩy
- Ngái ngủ
- Lo lắng
- Chóng mặt
- Bối rối hoặc lo lắng
- Mồ hôi
- Cáu kỉnh
- Mất ý thức
»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Hà Nội ««<
Dấu hiệu nhận biết hạ đường huyết
Hạ đường huyết được chẩn đoán như thế nào?
Bác sĩ có thể chẩn đoán hạ đường huyết không tiểu đường bằng cách quan sát các triệu chứng của bạn, kiểm tra thể chất, xem xét nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhất là đo mức đường huyết của bạn. Bác sĩ cũng sẽ xem bạn có cảm thấy tốt hơn sau khi bổ sung đủ glucose lên mức bình thường hay không.
Chỉ số đường huyết thực sự thấp (khoảng 55 mg / dL hoặc ít hơn) khi mắc triệu chứng trên chính là một bằng chứng để kết luận bệnh. Bác sĩ sẽ kiểm tra và có thể yêu cầu các xét nghiệm khác.
Đối với hạ đường huyết lúc đói, bạn có thể kiểm tra đường huyết tại nhà. Đối với hạ đường huyết phản ứng, bạn có thể được đề nghị làm xét nghiệm dung nạp bữa ăn hỗn hợp các chất. Trước tiên là dùng thức uống đặc biệt chứa protein, chất béo và đường. Đồ uống làm tăng đường huyết, khiến cơ thể tạo ra nhiều insulin hơn. Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra nhiều lần về mức đường huyết trong năm giờ tiếp theo.
Cả hai xét nghiệm đều kiểm tra xem mức đường huyết của bạn có giảm quá thấp hay không. Ngoài ra, cũng có thể kiểm tra lượng máu của bạn để biết nồng độ insulin hoặc các chất khác.
Điều trị hạ đường huyết như thế nào?
Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây hạ đường huyết của bạn. Ví dụ, do một khối u, bạn có thể cần phẫu thuật. Nếu do thuốc, bạn cần thay đổi thuốc,…
- Để đạt hiệu quả, hãy đảm bảo bạn ăn hoặc uống 15 gram carbohydrate (dưới dạng nước ép, viên glucose hoặc kẹo cứng).
- Hãy hỏi bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng xem bạn có cần thay đổi chế độ ăn uống không. Lời khuyên về chế độ ăn kiêng khoa học cho bệnh nhân:
- Ăn các bữa nhỏ và đồ ăn nhẹ trong suốt cả ngày, cứ 3 giờ ăn một lần.
- Tăng cường protein (thịt, cá, trứng, đậu), thực phẩm béo và giàu chất xơ như bánh mì ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau củ quả.
- Hạn chế thực phẩm nhiều đường
- Một số bác sĩ khuyên áp dụng chế độ ăn giàu protein, ít carbohydrate nhưng điều này chưa được chứng minh hiệu quả.
Tóm lại hạ đường huyết là tình trạng chỉ số đường huyết trong cơ thể thấp hơn so với mức bình thường, nếu không phải do bệnh thì thường do đói hoặc do phản ứng. Nếu do đói thì nên ăn thực phẩm chứa tinh bột để bổ sung năng lượng kịp thời cho cơ thể.
Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội
Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)
Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn - Đống Đa - Hà nội
Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651
Email: [email protected]
Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/