Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Glucocorticoid được sử dụng trong trường hợp nào?


Glucocorticoid là nhóm thuốc được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau như chống viêm, chống dị ứng, ức chế miễn dịch. Để hạn chế tác dụng không mong muốn của thuốc corticoid, mọi người cần tuân theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.

Glucocorticoid là gì?

Corticoid (tên đầy đủ là glucocorticoid) là một loại thuốc kháng viêm, thuốc thường làm giảm nhanh các triệu chứng, lạm dụng corticoid là hiện tượng khá phổ biến. Glucocorticoid (GC) chỉ có tác dụng với một số bệnh nhất định, nhiều bệnh nhân đã gặp phải những tác dụng phụ nặng nề do sử dụng không hợp lý nhóm thuốc này.

Khi sử dụng chúng có thể có một số tác dụng không mong muốn xảy ra, đặc biệt là khi sử dụng một cách tùy tiện không theo chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, để hạn chế tác dụng phụ, mọi người cần tuân theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ khám bệnh. Đây là một loại thuốc phải dùng theo đơn, không tự động mua thuốc để điều trị cho mình hoặc cho người nhà của mình.

corticoid-duoc-chi-dinh-trong-nhieu-benh-ly-khac-nhau

Corticoid được chỉ định trong nhiều bệnh lý khác nhau

Corticoid dùng trong điều trị có tác dụng tương tự như hormone được sản xuất bởi tuyến thượng thận. Thuốc chứa corticoid được sản xuất dưới nhiều dạng dùng khác nhau:

  • Dạng kem, gel, thuốc mỡ.... dùng tại chỗ (bôi ngoài da, nhỏ mắt, mũi, tai....)
  • Dạng hít qua miệng
  • Dạng viên (corticoid dùng đường uống)
  • Dạng dung dịch dùng với máy khí dung
  • Dạng tiêm trực tiếp vào trong mạch máu, trong khớp, cơ
  • Dạng xịt mũi

Các loại corticoid thường gặp trong thành phần của thuốc là: prednisone, methylprednisolone, hydrocortisone, prednisolone, betamethasone, dexamethasone, triamcinolone, fluticasone, beclomethasone,clobetasone, budesonide...

BẢNG TÓM TẮT ĐẶC ĐIỂM VÀ LIỀU QUY CHUẨN MỘT SỐ GLUCOCORTICOID

Thuốc

Hiệu lực kháng viêm

Tính giữ

Na+

Ái lực với  receptor glucocorticoid

Liều quy chuẩn  (mg)

Thời gian tác dụng ng ắn (T bán huỷ s inh học: 8 - 1 2 giờ)

 

Cortisol

Cortison

Fluorocortison

1

0,8

10

1

0,8

125

100

1

-

20

25

Thời gian tác dụng tru ng bình (T bán huỷ sinh học:  12 - 36 giờ)

 

Prednison

Prednisolon

Methyl prednisolon

Triamcinolon

4

4

5

5

0,8

0,8

0,5

0

5

220

1.190

190

5

5

4

4

Thời gian tác dụng dài  (T bán huỷ sin h học: 36 - 7 2 giờ)

 

Betamethason

Dexamethason

25

25

0

0

740

540

0,75

0,75

Corticoid được sử dụng trong trường hợp nào?

Corticoid được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh lý khác nhau, đó là:

  • Các phản ứng dị ứng nặng: dùng trong thời gian ngắn để làm giảm các phản ứng dị ứng nặng
  • Các bệnh tự miễn như viêm khớp dạng thấp, Crohn, lupus.
  • Các bệnh có hệ thống miễn dịch của cơ thể có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại nhiễm trùng tấn công vào các mô và cơ quan khỏe mạnh
  • Cơn gút cấp
  • Dùng để thay thế hormone tuyến thượng thận khi cơ thể không tự sản xuất đủ các hormone này.
  • Hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính
  • Dự phòng thải ghép: corticoid có thể được sử dụng cùng các thuốc khác để dự phòng hệ miễn dịch tấn công gan, thận
  • Một số bệnh lý ngoài da: vảy nến, phát ban, eczema, kích ứng nhẹ do côn trùng đốt...
  • Buồn nôn và nôn: corticoid dùng đường uống có thể được sử dụng cùng với các thuốc khác để dự phòng buồn nôn do thuốc điều trị ung thư

Tác dụng phụ

Sử dụng corticoid trong thời gian ngắn (1 – 2 tuần) thường không gây tác dụng phụ. Tác dụng phụ dễ xảy ra hơn nếu bạn dùng thuốc trong thời gian dài lặp đi lặp lại nhiều lần. Một số tác dụng phụ nhẹ có thể gặp khi sử dụng gồm:

  • Kích ứng dạ dày
  • Tăng cảm giác ngon miệng, khó ngủ.
  • Liều càng cao, nguy cơ gặp tác dụng phụ càng lớn, nếu bạn cần phải điều trị bằng corticoid trong thời gian dài, cân nhắc liều thấp nhất kiểm soát được các triệu chứng
  • Loãng xương
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Tăng huyết áp
  • Một số tác dụng phụ nghiêm trọng có thể kết hợp với việc sử dụng thuốc kéo dài, gồm tăng nguy cơ loét dạ dày tá tràng
  • Tăng đường huyết
  • Chậm lành vết thương, da teo mỏng, dễ bị bầm tím
  • Đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, glocom
  • Hội chứng Cushing (hiện tượng mặt tròn như mặt trăng
  • Chậm lớn ở trẻ em
  • Lắng đọng mỡ ở vùng cổ, lưng trong khi chân tay teo nhỏ
  • Nếu dùng corticoid trong thời gian dài sẽ có nguy cơ teo tuyến thượng thận do tuyến này sẽ ngừng hoạt động không còn duy trì chức năng bài tiết hormone bình thường nữa.
  • Nếu bạn cần dùng corticoid trong thời gian dài nên tái khám và thực hiện các xét nghiệm định kỳ theo chỉ định của bác sĩ
  • Tác dụng trên sự tăng trưởng ở trẻ em: Các mức liều từ 45mg/m2/ngày trở lên gây chậm lớn ở trẻ em
  • Gây xốp xương: Cơ chế gây xốp xương là do GC tăng cường sự hủy xương, nhưng lại ức chế quá trình tạo xương. Với người cao tuổi, do sự giảm sút lượng hormon sinh dục nên càng dễ xốp xương. Khi kê đơn cần lưu ý tác dụng kích ứng tại chỗ mạnh
  • Loét dạ dày – tá tràng: nếu gặp thường rất nặng, thậm chí có thể gây thủng dạ dày hoặc tử vong. Tác dụng phụ này có nhiều trường hợp không phụ thuộc loại corticoid
  • Tác dụng phụ do dùng corticoid tại chỗ: Tai biến thường gặp bao gồm mụn trứng cá hoặc bội nhiễm nấm và vi khuẩn, teo da, xơ cứng bì, viêm da ửng đỏ, virus. Các dạng bôi ngoài hoặc nhỏ mắt- mũi có chứa corticoid rất nhiều. Hiện tượng chậm liền sẹo gặp với dạng bôi ngoài mà cả khi dùng đường toàn thân.
  • Đục thủy tinh thể hoặc tăng nhãn áp trên nhãn thuốc có chứa corticoid phải ghi chống chỉ định cho những trường hợp này hay gặp khi dùng dạng nhỏ mắt.
  • Không được nhỏ mắt các chế phẩm chứa GC khi nhiễm virus hoặc nấm
  • Hạn chế bôi kéo dài không tự ý dùng thuốc là biện pháp tốt nhất để giảm tác dụng phụ này.
  • Hiện tượng ức chế chế trục dưới đồi- tuyến yên-thượng thận (HPA): nồng độ thuốc trong máu luôn ở mức cao trên trục HPA bị ức chế mạnh khi dùng những loại GC có tác dụng kéo dài như dexamethasone. Sử dụng GC một liều duy nhất vào buổi sáng tạo sự ức chế HPA ít hơn những loại có t1/2 ngắn như hydrocortison hoặc prednisolone. Độ dài của đợt điều trị trong vài ngày thì ngưng dùng thuốc trục HPA cũng không bị ảnh hưởng. 5-20mg prednisolon trong nhiều tháng dễ gặp hiện tượng suy thượng thận đột ngột. Tuyến thượng thận chỉ trở về mức bình thường sau một năm kể từ khi ngừng thuốc. Sau khi điều trị dài ngày, việc ngừng thuốc từ từ là điều bắt buộc
  • Khi sử dụng các corticoid có t1/2 dài (thí dụ dexamethason) phải giám sát bệnh nhân chặt chẽ. Thời gian giảm liều tùy thuộc liều dùng và độ dài của đợt điều trị.
  • Quy tắc giảm dần liều cũng được áp dụng cả với các chế phẩm bôi ngoài khi bôi kéo dài, đặc biệt với các chế phẩm giải phóng chậm như fluocinolon acetonid(flucinar) khả năng thấm của GC qua da và niêm mạc rất lớn.
  • Khi sử dụng cho trẻ em nên chọn tránh băng ép để giảm khả năng thấm qua da.
  • Tình trạng thừa corticoid và bệnh Cushing do thuốc: Khi sử dụng GC kéo dài sẽ tạo hình ảnh Cushing như khi u thượng thận tuy nhiên khi gặp một trong các hiện tượng trên thì phải ngừng thuốc. Việc ngừng thuốc trong trường hợp này vẫn phải tuân theo quy tắc giảm liều không được ngừng đột ngột. Nếu bệnh tái phát thì nên sử dụng các thuốc đặc hiệu giảm đau khớp bằng thuốc chống viêm không steroid

Những lưu ý khi dùng thuốc thuộc nhóm glucocorticoid

  • Chỉ dùng thuốc khi có chẩn đoán chính xác và thực sự cần thiết.
  • Theo dõi thường xuyên và kết hợp phòng ngừa biến chứng do thuốc rối loạn điện giải, tăng đường máu, tổn thương dạ dày tá tràng, tăng huyết áp, nhiễm khuẩn, loãng xương
  • Sử dụng trong thời gian ngắn nhất có thể
  • Giảm liều và ngừng ngay khi triệu chứng hoặc bệnh được kiểm soát.

Theo Cao đẳng y dược TPHCM tổng hợp