Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Gai xương – những triệu chứng thường gặp


Gai xương là loại bệnh được nhiều người biết đến tên nhưng không biết đó là bệnh gì, có những triệu chứng nào và cách điều trị ra sao?

gai xương là bệnh gì

gai xương là bệnh gì

Gai xương là bệnh gì

Theo Wikipedia: Gai xương chính là các mỏm xương hoặc điểm lồi nhô ra tại các khớp. Chúng thường được hình thành do sự tổn thương bề mặt của khớp và cản trở cử động của xương, đồng thời gây ra đau đớn ở các mức độ khác nhau. Nhìn chung, bất cứ phần nào của cột sống cũng có thể bị ảnh hưởng bởi bệnh gai cột sống, nhưng thông thường khu vực thắt lưng và cổ hay mắc chứng bệnh này nhất.

Gai xương là hiện tượng có những phần xương bị cứng, có thể gây đau hoặc không cũng có thể kéo dài hoặc không. Nếu trường hợp nhẹ thì bệnh nhân có thể vượt qua bằng cách thay đổi lối sống  còn nếu nặng thì cần được khám và điều trị kịp thời để không bị mắc những  biến chứng khó lường.

Những dấu hiệu nhận biết bạn mắc bệnh gai xương

Ở giai đoạn ban đầu thì một số bệnh nhân bị gai xương có thể không xuất hiện các triệu chứng còn một số người thì có thể gây đau, tê ở ung quanh vùng bị tổn thương.

Nếu bị ở chân thì có thể đau chân gây khó khăn cho việc đi lại.

Nếu bị gai cột sống thì đau, tê, yếu, khó thực hiện được các động tác đúng tư thế.

Bệnh nhân có thể gặp bất kỳ các triệu chứng khác, nếu còn thắc mắc thì hãy hỏi thêm bác sĩ. Còn nếu mắc những biểu hiện kể trên thì đi khám để được bác sĩ chỉ định liệu pháp điều trị thích hợp.

Nguyên nhân dẫn đến gai xương?

Bệnh gai xương chủ yếu do viêm khớp hoặc viêm gân gây ra do hậu quả của sự lắng đọng canxi ở bờ đốt sống hoặc ở dây chằng đốt sống. Gai xương ở vị trí nào phụ thuộc vào viêm ở vị trí đó. Ví dụ viêm dây chằng cột sống gây ra gai cột sống,  viêm dây chằng Achilles dẫn đến gai gót chân,…

Nắm được những nguy cơ mắc bệnh và tránh các yếu tố đó để phòng bệnh:

  • Tuổi tác: người cao tuổi dễ bị gai xương, nhất là những người trên 60 tuổi. Tất nhiên, không loại trừ những người trẻ tuổi.
  • Thoái hóa khớp, địa đệm, ngồi hay đứng làm việc sai tư thế: Đây là những yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gai xương ở bất kỳ vị trí nào.
  • Những người mắc bệnh viêm khớp, viêm dây chằng, hẹp cột sống cũng dễ bị gai xương hơn.
  • Ngoài ra, bệnh này có thể do yếu tố di truyền gây ra.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<

điều trị gai xương

Gai xương có nguy hiểm không?

Biện pháp điều trị hiệu quả

Tùy vào từng vị trí bị gai xương và mức độ khác nhau mà liệu pháp điều trị bệnh cũng khác nhau.

Trước hết các bác sĩ phải chẩn đoán để xác định được tình trạng bệnh.

  • Xét nghiệm lâm sàng làm rõ đau ở cùng nào.
  • Siêu âm, chụp X-quang, MRI và CT scan, giúp hoạch địch kế hoạch điều trị.

Cách điều trị

  • Uống thuốc hoặc tiêm để giảm đau và giảm viêm. Cách này thường chỉ phù hợp với những người bị nhẹ.
  • Phẫu thuật: Trong những trường hợp nghiêm trọng thì các bác sĩ phải tiến hành phẫu thuật để cắt bỏ các gai.
  • Ngoài ra, bệnh nhân cần tăng cường tần suất và cường độ tập luyện để giúp xương chắc khỏe, tăng khả năng chịu áp lực của xương, cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cho xương. Nếu trường hợp không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt thì không cần điều trị bằng uống thuốc hay phẫu thuật mà chỉ cần tập luyện, ăn uống lành mạnh là khỏi.

Chế độ ăn uống, tập luyện phù hợp

Mọi người có thể giảm các triệu chứng hoặc phòng bệnh nhờ những thói quen lành mạnh sau đây:

  • Bổ sung các chất dinh dưỡng để tốt cho khớp, sụn
  • Duy trì trọng lượng cơ thể ở mức độ phù hợp
  • Kiểm soát các cơn đau bằng cách cách tự nhiên như xoa bóp
  • Tập luyện thường xuyên

Tóm lại, hiểu một cách nôm na rằng Gai xương là hiện tượng xương mọc gai gây đau đớn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống. Bệnh được điều trị càng sớm càng nhanh khỏi. Vì thế, nhiệm vụ của mọi người là thường xuyên theo dõi, kiểm tra những vấn đề bất thường để đi khám và tìm cách chữa sớm nhất có thể.

Cao đẳng Y Hà Nội tổng hợp

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/