Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh cực kỳ quan trọng đối với hoạt động trong não. Nếu thiếu chất này sẽ ảnh hưởng lớn đến các hoạt động thể chất và tinh thần của con người. Trong khi đó, thừa dopamine cũng ảnh hưởng không ít.
Dopamine là chất gì?
Dopamine là là một chất dẫn truyền thần kinh được tạo ra từ tyrosin, nó đóng vai trò quan trọng với não và cơ thể. Thiếu dopamine có thể gây ra một số bệnh lý tiêu biểu như parkinson, béo phì. Thừa dopamine cũng gây ra một số bệnh một trong số đó là tâm thần phân liệt.
Dopamine là một trong những thành phần trung tâm cho mọi hoạt động của não bộ. Bất cứ khi nào bạn muốn tìm hiểu bất cứ điều gì, dopamine luôn xuất hiện. Dopamine còn được gọi là hormone hạnh phúc. Không chỉ đơn giản, nếu không có dopamine, bạn sẽ mất hầu hết các hành động của của con người.
Dopamine là chất gì?
Theo chuyên gia y dược Cao đẳng Dược TPHCM, Dopamine tạo cảm giác phấn chấn khi chúng ta chinh phục một mục tiêu đã đặt ra trong cuộc sống. Khi con người càng mong muốn và nỗ lực để hoàn thành một mục tiêu, thì mức độ hài lòng khi thành công càng tăng cao, và hàm lượng Dopamine càng được sản sinh ra nhiều. Cơ thể bạn tạo ra Dopamine để hệ thống thần kinh sử dụng để gửi tín hiệu giữa các tế bào thần kinh. Đó là lý do tại sao nó đôi khi được gọi với tên “chất truyền tin hóa học”.
Để duy trì hàm lượng Dopamine được sản sinh, hãy chia các mục tiêu lớn thành nhiều phần nhỏ. Bạn có thể tạo ra một loạt các dòng kết thúc nhỏ để có được dopamine thường xuyên. Quá nhiều hoặc quá ít dopamine có thể dẫn đến nhiều tình trạng sức khỏe như bệnh Parkinson. Dopamine hormone được tạo ra trong não bộ thông hai bước. Đầu tiên, nó thay đổi axit amin tyrosine thành một chất gọi là dopa, sau đó chuyển đổi chất đó thành dopamine.
Dopamine có tác dụng gì?
- Dopamine có tác dụng tạo cảm giác vui vẻ, như ăn uống, mua sắm hoặc hoạt động tình dục, cải thiện tâm trạng, khả năng tập trung và sáng tạo của con người.
- Kích thích não bộ liên tưởng đến những ham muốn về các sở thích làm bạn cảm giác vui vẻ
- Dopamine hormone thường được sản xuất nhiều khi cơ thể mong muốn được khen tặng. Khi hormone hạnh phúc này tăng lên trong cơ thể nó sẽ giúp bạn cảm thấy vui vẻ hơn, làm bạn tràn đầy cảm hứng, thấy thích thú hưng phấn hơn.
- Dopamine giúp bạn tăng cường trí nhớ và khả năng tập trung của cơ thể, có thêm động lực thúc đẩy việc thực hiện các kế hoạch đã đặt ra trong cuộc sống. Khi mức độ hormone này thấp sẽ làm bạn lười biếng, kém linh hoạt với mọi thứ xung quanh.
- Dopamine có nhiều công dụng với cơ thể như tác động lên cảm xúc, tư duy và chuyển động của cơ thể. Dopamine này sẽ phát tín hiệu đến vùng vỏ não và ảnh hưởng đến tư duy logic, trí nhớ, trí thông minh, khả năng giải quyết vấn đề và ngôn ngữ.
- Dopamine mang lại niềm vui, tạo ra động lực cho con người như mong muốn đạt được mục tiêu đề ra sẽ làm tăng sự hài lòng. Vì vậy hoàn thành càng nhiều mục tiêu thì mức độ thỏa mãn càng tăng.
- Dopamine mang lại niềm vui và cảm giác hài lòng tức thời, khiến con người muốn có được nó nhiều hơn.
- Trong một số trường hợp cấp cứu, bác sĩ có thể sử dụng dopamine (inotropin) để điều trị huyết áp thấp
- Một số trường hợp sốc nhiễm trùng
- Cung lượng tim thấp (khi tim không bơm đủ máu)
- Điều chỉnh lưu lượng máu đến các cơ quan quan trọng. Vì dopamine có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác, bạn nên cung cấp cho bác sĩ thông tin về các loại thuốc đang sử dụng.
Dopamine không hoạt động riêng biệt mà cùng với các loại chất dẫn truyền thần kinh và hormone khác như adrenaline và serotonin tạo ra các tác động đến sức khỏe tâm lý và thể chất con người như:
- Chức năng của tim mạch, thận, mạch máu, tiêu hóa, tuyến tụy và điều tiết insulin
- Thời gian cho con bú
- Kiểm soát buồn nôn, nôn, các cơn đau
- Niềm vui và hành vi tự/muốn được tán thưởng
- Động lực, mức độ tập trung trong học tập và làm việc
- Tác động đến giấc ngủ
- Cách thức phản ứng với căng thẳng
- Điều khiển vận động và tâm trạng
Ở mỗi cơ quan khác nhau, Dopamine lại có các chức năng khác nhau:
+ Ở thận hormone thúc đẩy bài xuất natri và nước tiểu.
+ Trong tuyến tụy, nó giúp giảm sản xuất insulin.
+ Trong mạch máu với nồng độ hormone bình thường sẽ có tác dụng như thuốc giãn mạch.
+ Hệ thống miễn dịch làm giảm hoạt động của tế bào lympho.
+ Hệ thống tiêu hóa có vai trò bảo vệ niêm mạc ruột và giảm nhu động ruột.
Dopamine ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Dopamine ảnh hưởng lớn đến các hoạt động thể chất và tinh thần của con người. Thiếu dopamine có thể gây ra một số bệnh lý như parkinson, trầm cảm. Thừa dopamine cũng ảnh hưởng là tâm thần phân liệt.
Ảnh hưởng của dopamine đến sức khỏe tâm thần
Hàm lượng quá nhiều hoặc quá ít dopamine là một trong số các nguyên nhân gây ra các rối loạn tâm thần. Các nhà khoa học nghiên cứu cho rằng thiếu hụt dopamine là nguyên nhân gây ra rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD). Một số Dopamine bị thiếu là do cấu trúc gen trong cơ thể.
Lạm dụng ma túy và các chất gây nghiện: làm tăng nồng độ dopamine gây cảm giác hưng phấn cao. Cảm giác dễ chịu này khiến con người muốn thử lại nhiều lần.
Trầm cảm: là nguyên nhân gây ra các triệu chứng buồn bã, khó ngủ. Trầm cảm được cho là có liên quan đến hàm lượng dopamine thấp.
Ảnh hưởng của dopamine đến các bệnh lý khác
Dopamine còn ảnh hưởng đến một số bệnh lý khác như bệnh Parkinson xuất hiện các triệu chứng vật lý như run, cứng cơ, chuyển động chậm tự phát. Ở bệnh parkinson, có một loại tế bào thần kinh bị thoái hóa dần. Những tế bào này mất khả năng truyền tín hiệu làm cơ thể tạo ra ít dopamine hơn.
Hội chứng loạn trương lực cơ kèm theo hội chứng parkinson thiếu hụt vận chuyển dopamine.
Béo phì: Dopamine có khả năng khiến những người mắc bệnh béo phì không giải phóng đủ dopamine và serotonin trong quá trình ăn uống. Điều này làm họ ăn một lượng lớn thức ăn mà vẫn chưa cảm thấy hài lòng.
Dopamine còn ảnh hưởng đến bệnh parkinson
Ảnh hưởng của dopamine đến giấc ngủ
Thiếu dopamine làm tăng cảm giác buồn ngủ, thiếu ngủ làm giảm đáng kể các thụ thể dopamine sẵn có vào buổi sáng. Ngược lại, không ngủ được cũng làm giảm dopamine.
Ảnh hưởng của dopamine đến các loại hormone khác
Dopamine cũng tương tác với các chất dẫn truyền thần kinh và hormone khác. Testosterone, estrogen và glucocorticoids tác động đến hàm lượng dopamine, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ và chức năng nhận thức.
Một nghiên cứu chỉ ra rằng các hoóc môn giới tính có mối quan hệ mật thiết với các loại hormone khác trong đó có serotonin, GABA và glutamate, dopamine.
Cơ thể sẽ ra sao khi thiếu hormone hạnh phúc?
- Hormone thấp sẽ gây ra một số triệu chứng cho cơ thể như sau:
- Người mệt mỏi, thiếu năng lượng, không có động lực.
- Ngủ không ngon hay ngủ không đủ giấc.
- Cảm xúc thay đổi thất thường, tâm trạng bất ổn.
- Trí nhớ suy giảm, giảm tư duy, kém tập trung.
- Ăn uống không ngon.
- Gặp ảo giác có thể dẫn đến trầm cảm, có những suy nghĩ tiêu cực.
- Một số người cảm thấy buồn chán, tiêu cực và tìm đến rượu bia hay các chất kích thích
Một số phương pháp giúp tăng nồng độ hormone Dopamine
Để luôn cảm thấy vui vẻ bạn có thể thực hiện một số phương pháp giúp tăng nồng độ hormone tự nhiên như sau:
- Có kế hoạch rõ ràng cho bản thân và hoàn thành tốt công việc giúp tăng lượng hormone hạnh phúc.
- Có mục tiêu để luyện tập thể thao: khi chúng ta luyện tập thể dục nồng độ hormone hạnh phúc sẽ tăng lên và kích thích sản xuất thêm hormone.
- Ăn nhiều thực phẩm chứa protein là rất cần thiết cho việc tổng hợp hormone. Protein được hình thành từ các axit amin và tyrosin là một trong những axit amin đó, mà tyrosin là nơi sản xuất Dopamine. Một số thực phẩm có chứa nhiều tyrosin như: cá, thịt bò, thịt gà, trứng, sữa
- Lập ra một kế hoạch cụ thể cho bản thân và nỗ lực để hoàn thành công việc từ đó giúp sản sinh thêm hormone hạnh phúc
- Ngủ đủ giấc: ngủ đúng giờ và đủ giấc sẽ giúp tinh thần thoải mái do khi đó hormone hạnh phúc được tìm thấy
- Âm nhạc: nghe những bản nhạc yêu thích sẽ giúp tăng nồng độ hormone hạnh phúc. Âm nhạc mang lại cho chúng ta năng lượng và sự tích cực, có sức mạnh giúp chúng ta cảm thấy tốt hơn rất nhiều. Bạn hãy tìm kiếm một bản nhạc lạc quan mà mình thích và tận thưởng.
- Tắm nắng: tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng sớm sẽ làm gia tăng lượng hormone hạnh phúc trong cơ thể khiến bạn cảm thấy tràn đầy năng lượng
- Sử dụng ít các chất béo bão hòa: ăn nhiều chất béo bão hòa như mỡ động vật, bơ, dầu dừa, dầu cọ làm thay đổi cấu trúc và phá vỡ các liên kết Dopamine. Bên cạnh đó sử dụng thực phẩm chứa carbohydrate giúp làm tăng nồng độ hormone
- Nhảy và khiêu vũ: Khiêu vũ giúp chúng ta kết nối với tâm hồn của mình, giúp bạn tăng trí nhớ và giảm bớt căng thẳng và giúp chúng ta tăng tính linh hoạt.
- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên là một cách cung cấp dopamine tốt tự nhiên. Các hoạt động những môn thể thao đồng đội sẽ giúp chúng ta tạo ra dopamine.
- Mát-xa: Mát-xa giúp giải tỏa căng thẳng và cũng làm tăng dopamine trong cơ thể. Hãy thử các liệu pháp thư giãn hoặc mát-xa bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.
Hormone hạnh phúc đều có sẵn trong mỗi người, vì vậy chúng ta hãy tìm cách kích hoạt chúng để tận hưởng cảm giác hạnh phúc của riêng mình. Dopamine là chất liên quan nhiều nhất đến cảm giác sung sướng và niềm vui. Để trở thành người hạnh phúc trước tiên bạn phải biết cách tự tạo ra hạnh phúc cho bản thân yêu bản thân mình hơn mỗi ngày. Và đừng quên chăm sóc bản thân mình dù ở hoàn cảnh nào.