Cùng với việc sử dụng những loại thuốc Đông y hoặc Tây y để điều trị bệnh gout thì chúng ta cũng cần phải có một chế độ ăn uống và sinh hoạt phụ hợp để có thể làm tăng hiệu quả điều trị bệnh cũng như ngăn chặn trường hợp bệnh tái phát lại.
Đẩy lùi bệnh gout bằng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý
Gout chính là một căn bệnh xuất phát từ chế độ ăn uống nên khi thực hiện một chế độ ăn uống hoặc sinh hoạt có điều độ thì chúng ta cũng có thể phòng tránh được căn bệnh quái ác này.
Hãy tự lên cho bản thân một chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý bằng cách tham khảo những thông tin được Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch cung cấp sau đây:
Nên ăn uống như thế nào là hợp lý?
1, Thức ăn
Những người bị mắc bệnh gout nên bổ sung vào cơ thể những loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: rau cần, dưa leo, rau cải xanh, bí đỏ, khoai tây, táo, lê, củ sắn, nho, cà chua… Những loại thực phẩm này có thể giúp cho người bệnh làm giảm quá trình hấp thụ đạm, sử dụng đạm để sinh ra năng lượng cho cơ thể từ đó làm giảm quá trình hình thành acid uric.
Lượng rau tươi mà người mắc bệnh gout cần phải cung cấp cho cơ thể mỗi ngày là 500 - 600g và khoảng 100 -200g trái cây.
Những loại thức ăn chứa hàm lượng purin thấp là chính là những loại thức ăn lý tưởng đối với người mắc bệnh gout. Lượng protein cần hấp thụ vào trong cơ thể mỗi ngày chỉ khoảng 50-70g. Để có lượng protein cần thiết này, người bệnh có thể sử dụng lòng trắng trứng, sữa bò, các loại ngũ cốc. Tuy nhiên, để đảm bảo được chức năng của thận của những người bị mắc bệnh gout thì các chuyên gia dinh dưỡng đã đưa ra lời khuyên nên hạn chế lượng protein được hấp thụ vào trong cơ thể.
Trong các loại trứng gà, vịt, sữa bò không chỉ chứa protein và nhiều dưỡng chất có lợi đối với cơ thể của chúng ta mà còn chứa lượng purin rất thấp. Do đó, các bác sĩ khuyên bệnh nhân gout nên ưu tiên sử dụng những loại thực phẩm này.
Ngoài sữa bò, chúng ta có thể sử dụng sữa đặc, kem cốc… vì đây đều là những loại thực phẩm chứa ít purin, người bệnh có thể yên tâm sử dụng khoảng 100g mỗi ngày.
2, Nước uống
Thông thường, những người bị mắc bệnh gout sẽ phải bổ sung vào cơ thể từ 2 đến 3 lít nước mỗi ngày vì nước giữ một vai trò rất quan trọng. Khi cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể có thể phòng tránh được sự tồn đọng tinh thể urat ở thận làm giảm nguy cơ gây ra bệnh sỏi thận. Nếu không thể uống đủ lượng nước cần thiết mỗi ngày thì phải sử dụng biện pháp truyền dịch để lượng nước tiểu thải ra ngoài cơ thể mỗi ngày phải đạt mức 2000ml.
Chế độ ăn uống hợp lý cho người bị bệnh gout
Những loại nước uống và thực phẩm mà người mắc bệnh gout không nên sử dụng
1, Thức ăn
Nếu bị mắc phải bệnh gout thì các bạn cần phải tránh tuyệt đối sử dụng những loại thực phẩm giàu đạm và chứa hàm lượng purin cao như:
- Các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa, thịt dê
- Các loại hải sản
- Nội tạng của các loại động vật: tim, gan, thận, dạ dày, tì, não, phổi…
- Thịt muối, các loại thị sử dụng để làm nhân bánh, nước nấu thịt đậm đặc, các loại nước lẩu
- Các loại động vật nhuyễn thể
- Các loại có vỏ cứng như: Ngao, sò, hến…
- Các loại thủy sản như: cá thanh ngư, cá chim, cá mè, cá mẫ lệ, cá đuôi phượng, cá sác đin, các loại cá con phơi khô…
- Tránh sử dụng những loại thực phẩm có chứa nhiều đạm trong bữa ăn hàng ngày như: thịt lợn, ếch, lươn, cua, vịt, gà, cá…
- Tránh sử dụng các loại đậu như: đậu nành, đậu hà lan, đậu phụ, đậu xanh…
- Tuyệt đối không nên sử dụng tất cả những loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh như: nấm, măng tre, giá… vì những loại thực phẩm này có thể làm tăng quá trình tổng hợp acid uric ở trong cơ thể.
2, Nước uống
Không chỉ kiêng các loại thực phẩm, người mắc bệnh gout cũng không nên sử dụng một số loại nước sau đây nếu muốn tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn.
- Các loại đồ uống có cồn như: bia và rượu có thể khiến cho quá trình bài tiết acid uric trong cơ thể bị ảnh hưởng theo hướng tiêu cực.
- Các loại đồ uống lợi tiểu như: Trà, nước ngọt có ga, cà phê, nước mía, nước rau má, rễ tranh… vì trong những loại đồ uống này đều chứa những chất làm giảm sự bài tiết acid uric thông qua đường nước tiểu. Ngoài ra, các loại nước ngọt có đường còn làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh béo phì, đây cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra bệnh gout.
- Hạn chế sử dụng những loại đồ uống có vị chua như: nước chanh, nước cam và một số loại nước trái cây khác vì sẽ làm tăng khả năng kết tinh của muối urate ở ống thận.
Những loại nước uống và thực phẩm mà người mắc bệnh gout không nên sử dụng
Chế độ sinh hoạt phù hợp cho những người bị mắc bệnh gout
Để quá trình điều trị bệnh gout hiệu quả hơn thì lên một chế độ ăn uống phù hợp là chưa đủ mà người bệnh cong phải sinh hoạt điều độ. Sau đây là chế độ sinh hoạt mà các bạn có thể tham khảo:
Khi các cơn đau tái phát: Phải để khớp được nghỉ ngơi tuyệt đối và không được làm gì vì các tinh thể muối urat sẽ được phóng thích nhiều hơn vào các khớp nếu chúng ta làm việc và đi lại khiến cho các khớp càng bị sưng và người bệnh sẽ cảm thấy đau nhiều hơn. Để giảm cơn đau tốt hơn, người bệnh nên nằm im một chỗ hoặc có thể cố định phần khớp bị đau bằng cách bó bột.
Để hạn chế những cơn đau cấp tính xảy ra trong quá trình điều trị thì người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý. Quá trình hư hại của các khớp sẽ diễn ra nhanh hơn khi làm việc quá sức hoặc bị stress nhiều.
- Thường xuyên tập những bài tập nhẹ nhàng vừa với sức lực của bản thân
- Làm làm việc quá sức, làm những công việc nặng nhọc hoặc luyện tập thể thao với một cường độ mạnh
- Tránh để cơ thể dầm mưa, bị lạnh và phải giữ ấm cơ thể
- Không nên quá căng thẳng, phải luôn giữ một tinh thần thật thoải mái
- Giảm cân, hạn chế tình trạng béo phì
Nên thường xuyên sử dụng nước nóng để ngâm chân mỗi tối, tuy nhiên nước sử dụng để ngâm chân không được quá nóng và những lúc bị viêm cấp thì không nên ngâm chân.
Ngoài những cách làm trên, các bạn cũng có thể thường xuyên tập luyện các bài tập yoga dành riêng cho những người mắc bệnh gout để tinh thần luôn được thư thái và đặc biệt là rèn luyện sức khỏe. Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch cảm ơn bạn đọc đã quan tâm theo dõi.