Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Đau khớp gối nguyên nhân do đâu?


Đau khớp gối là triệu chứng thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể liên quan đến chấn thương, các loại viêm khớp và một số vấn đề sức khỏe khác. Do đó, nếu bị đau khớp gối người bệnh nên đến bệnh viện để điều trị phù hợp.  Đau khớp gối nguyên nhân do đâu?.

Đau khớp gối là bệnh gì?

Đau khớp gối là dấu hiệu cho thấy xuất hiện tổn thương ở trong và xung quanh khớp gối có thể do chấn thương hoặc do một bệnh lý cơ xương khớp khác. Đau khớp gối là triệu chứng thường gặp do nhiều nguyên nhân khác nhau, từ các mô mềm, gân, sụn, dây chằng và túi hoạt dịch. Do có cấu tạo phức tạp, chịu áp lực lớn từ toàn bộ trọng lượng cơ thể, khớp gối có vị trí tiếp giáp giữa phần dưới của xương lồi cầu đùi phần trên của xương chày và mặt sau của xương bánh chè. Trong một số trường hợp, đau đầu gối có thể yêu cầu phẫu thuật sửa chữa. Khớp gối có tần suất hoạt động nhiều nhất nên khớp gối rất dễ bị tổn thương. Nhiều loại đau đầu gối nhẹ đáp ứng tốt với các biện pháp tự chăm sóc.

Tuy nhiên, đau khớp gối có thể liên quan đến chấn thương và một số vấn đề sức khỏe. Nếu bị đau khớp gối người bệnh nên đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị phù hợp. Dù có thể gây đau đớn và khó chịu nhưng hầu hết các trường hợp đau khớp gối đều có thể điều trị được. Khớp gối là khớp chịu trọng tải của cơ thể dễ bị tổn thương và khi bị tổn thương có thể gây đau.

Cần có sự nhận biết cần thiết về bệnh khớp gối để biết khi nào cần đi khám đau đầu gối với bác sĩ và có hướng điều trị tốt nhất nhất là đối với những người để đau lâu ngày tránh những biến chứng xảy ra.

dau-khop-goi-gay-kho-khan-cho-viec-cu-dong

Đau khớp gối gây khó khăn cho việc cử động

Có nhiều nguyên nhân gây đau đầu gối, nên hiểu rõ tình trạng để đi khám và chăm sóc sức khỏe kịp thời. Để biết chính xác tình trạng đau đầu gối là do đâu cần được thăm khám cụ thể, chụp Xquang, siêu âm khớp hoặc một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán mức độ tổn thương khớp và có chỉ định điều trị thích hợp.

Nhận biết triệu chứng đau đầu gối

Những dấu hiệu sau cảnh báo đầu gối của bạn đang gặp vấn đề,:

  • Đau nhức khớp gối
  • Đầu gối nổi đỏ, khi chạm vào cảm thấy ấm
  • Sưng rõ, có thể quan sát bằng mắt
  • Một số triệu chứng toàn thân có thể kèm theo: sốt, ớn lạnh.
  • Mất cảm giác ở đầu gối
  • Cứng khớp
  • Khớp gối bị dị dạng, cong hoặc lõm
  • Mất khả năng duỗi thẳng hoặc uốn cong đầu gối
  • Nghe tiếng lạo xạo trong khớp

Nguyên nhân đau đầu gối phổ biến

Chấn thương đầu gối

Chấn thương đầu gối là một trong những loại chấn thương phổ biến o chơi thể thao, tai nạn giao thông hoặc tai nạn lao động nghiêm trọng nhất. Chấn thương làm tổn thương đến xương, sụn, dây chằng

Tổn thương dây chằng

Dây chằng chéo trước rất dễ bị giãn hoặc đứt do té. Tổn thương dẫn đến cơn đau ở khớp gối, hạn chế vận động gối. Sau 2-3 tuần xuất hiện hiện tượng teo cơ các triệu chứng mất dần nhưng liên kết giữa xương đùi và xương chày trở nên lỏng lẻo.

Bong gân

Đây là tình trạng tổn thương ở một vài bó sợi hoặc giãn dây chằng, bong gân, đầu gối rất đau nhưng không làm đứt dây chằng.

Tổn thương sụn chêm

Khi mang vác vật nặng hoặc xoay gối đột ngột, sụn chêm sẽ bị rách và sưng nề đầu gối. Một số trường hợp kẹt khớp, bắt buộc phải phẫu thuật nội soi cấp cứu để cắt sụn chêm mảnh sụn rách có thể lọt vào giữa khe khớp.

Gãy xương

Khi ấn nhẹ vào ổ xương có cảm giác đau nhói, bầm tím. Xương bánh chè trong khớp gối, dễ bị gãy nhất nếu có tác động mạnh diễn ra đột ngột gãy rời hai đầu xương.

Trật khớp

Người thường xuyên chơi thể thao thường bị trật xương bánh chè xảy ra khi đầu của xương bị lệch khỏi vị trí ban đầu gây đau và sưng tấy.

nguoi-thuong-xuyen-choi-the-thao-co-the-bi-dau-khop-goi

Người thường xuyên chơi thể thao có thể bị đau khớp gối

Viêm bao hoạt dịch gối

Bao hoạt dịch là túi chứa chất lỏng, giúp gân và dây chằng có thể nhịp nhàng. Các chấn thương đầu gối có thể khiến bao hoạt dịch bị viêm, làm khớp gối bị cứng.

  • Tiếp đất không an toàn sau khi nhảy cao, nhảy xa.
  • Dừng di chuyển một cách đột ngột.
  • Chấn thương do tập luyện thể dục thể thao.
  • Chuyển hướng di chuyển quá nhanh.
  • Các bệnh lý tự phát bên trong cơ thể, nhất là các bệnh liên quan đến xương khớp.
  • Va chạm hoặc té ngã với lực mạnh.
  • Tai nạn khi tham gia các hoạt động thường ngày.

Chấn thương khớp gối

Chấn thương đầu gối có thể gây ảnh hưởng đến dây chằng, gân hoặc các sụn Các chấn thương phổ biến thường bao gồm:

– Gãy xương: xương đùi, xương ống chân và xương bánh chè có thể bị gãy, nứt vỡ trong các va chạm, tai nạn hoặc té ngã.

– Trật xương khớp gối: thường là ở bên ngoài khớp gối và gây đau khớp. Đây là tình trạng xương bánh chè ở khớp gối trượt ra khỏi vị trí ban đầu.

– Viêm gân bánh chè: Tình trạng này thường phổ biến ở những người chạy bộ. Viêm gân là tình trạng kích thích và viêm ở một hoặc nhiều gân ở khớp.

Viêm khớp gối

Có nhiều loại viêm khớp khác nhau, hai loại phổ biến nhất bao gồm:

– Thoái hóa khớp gối: 

– Viêm khớp dạng thấp

– Viêm khớp nhiễm khuẩn

Bệnh gout

Có thể gây sưng, đỏ, nóng và đau ở các khớp. Các triệu chứng Gout là kết quả của sự tích tụ các tinh thể Axit Uric trong khớp gây đau, khó chịu cũng như khiến khớp sưng, đỏ và có cảm giác nóng rát.

Hoại tử vô mạch ở đầu gối

Nếu tình trạng này xảy ra ở đầu gối, người bệnh cảm thấy đau dữ dội ở bên trong đầu gối.

Các yếu tố rủi ro khác

Đôi khi đau khớp gối có thể liên quan đến một số nguyên nhân như:

– Béo phì hoặc thừa cân: Tình trạng này có thể gây căng thẳng cho khớp gối, béo phì cũng làm tăng nguy cơ viêm xương khớp.

– Một số môn thể thao hoặc tính chất nghề nghiệp:  gây căng thẳng cho khớp gối như trượt tuyết, bóng rổ,… những công việc đòi hỏi sự căng thẳng thường xuyên ở khớp gối làm tăng nguy cơ đau khớp.

– Khớp gối thiếu linh hoạt

Kỹ thuật chẩn đoán tình trạng đau khớp gối

Để chẩn đoán tình trạng đau khớp gối, bác sĩ có thể tiến hành kiểm tra trong một số trường hợp bác sĩ có thể đề nghị một số xét nghiệm như:

– Chụp X-quang:  để phát hiện tình trạng gãy xương và các bệnh thoái hóa khớp.

– Chụp cắt lớp vi tính (CT):  Quét CT có thể hỗ trợ chẩn đoán các vấn đề về gãy xương.

– Chụp cộng hưởng từ (MRI):  Xét nghiệm này được sử dụng để chẩn đoán các chấn thương mô mềm như gân, sụn và cơ bắp.

– Siêu âm khớp: tạo ra hình ảnh cấu trúc mô mềm bên trong đầu gối.

Các biện pháp chăm sóc khi đau khớp gối

Trong một số trường hợp người bệnh có thể áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà chăm sóc khi đau khớp gối. Các biện pháp tự chăm sóc phổ biến bao gồm:

– Dành thời gian nghỉ ngơi

Người bệnh cần tránh các hoạt động căng thẳng trên đầu gối, có thể cần 1 – 2 ngày nghỉ ngơi hoàn toàn cho các chấn thương nhẹ, chấn thương nghiêm trọng có thể cần điều trị y tế.

– Chườm nóng hoặc chườm lạnh

Chườm lạnh có thể giảm đau, viêm và sưng.

– Xoa bóp, massage khớp gối

Giúp cơ thư giãn, giảm tình trạng co cứng cơ. Phương pháp này còn kích thích lưu thông khí huyết,giúp người bệnh bớt đau nhức, dưỡng chất được vận chuyển tới phục sụn khớp nhanh hơn.

– Giảm áp lực cho khớp gối

Nếu đang trong tình trạng thừa cân, béo phì, người bị đau khớp gối nên giảm cân để giảm trọng lượng đè lên khớp. Hạn chế các cơn đau và không làm tình trạng đau khớp gối trở nên nghiêm trọng hơn.Tránh ngủ nằm nghiêng, người sang hai bên.

– Vận động, tập thể dục vừa sức, thường xuyên

Người bệnh cần tăng cường hoạt động thể chất, tập thể dục thường xuyên ngăn ngừa quá trình thoái hóa, teo cơ. Ngoài ra, tập thể dục cũng tăng cường hỗ trợ cho các hoạt động của khớp gối.

Theo Cao đẳng y dược TPHCM tổng hợp