Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Dấu hiệu và nguyên nhân gây rối loạn hệ thần kinh thực vật


Rối loạn hệ thần kinh thực vật tác động đến hầu hết hoạt động của các cơ quan gây ảnh hưởng đến chức năng điều hòa quá trình vận chuyển vật chất như hệ thần kinh trung ương?. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những thông tin về căn bệnh này.

Rối loạn thần kinh thực vật là gì?

Hệ thần kinh thực vật là các cơ quan trong cơ thể chịu sự chi phối của những bộ phận thần kinh có tính chất tự động như hoạt động của cơ quan hô hấp, hoạt động của tim, hoạt động của các cơ quan tiêu hóa.

Rối loạn thần kinh thực vật gây ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ quan nội tạng là sự mất cân bằng giữa 2 hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm. Gây ra những triệu chứng ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt và chất lượng sống của người bệnh.

Rối loạn thần kinh thực vật xảy ra ở cả trẻ em và người lớn. Khi một trong hai hệ thống thần kinh giao cảm và phó giao cảm bị rối loạn sẽ dẫn đến hội chứng rối loạn hệ thần kinh thực vật. Hai hệ thần kinh này có tác dụng điều khiển các hoạt động của các cơ quan trong cơ thể, không chịu chi phối của não bộ. Tuy không quá nguy hiểm không gây tử vong nhưng rối loạn thần kinh thực vật lại ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Khiến chất lượng cuộc sống của người bệnh bị giảm đi đáng kể, bệnh cũng gây khó chịu cho người bệnh khiến tâm lý thay đổi.

cang-thang-la-nhung-trieu-chung-nhan-biet-roi-loan-than-kinh-thuc-vat

Căng thẳng là những triệu chứng nhận biết rối loạn thần kinh thực vật

Dấu hiệu rối loạn hệ thần kinh thực vật

Rối loạn thần kinh thực vật sẽ có những dấu hiệu khác nhau tùy thuộc vào từng loại:

  • Người bệnh hay bị chóng mặt do huyết áp bị giảm
  • Nhịp tim đập nhanh hơn hoặc chậm đi, hay hồi hộp
  • Người bệnh hay bị thiểu năng mạch vành
  • Người bệnh cảm thấy khó thở, mệt mỏi
  • Người bệnh đau đầu, giảm trí nhớ, giảm sự chú ý
  • Bệnh nhân bị rối loạn thần kinh thực vật sẽ có dấu hiệu đi tiểu khó do bị rối loạn tiết niệu
  • Bị thiếu ngủ, hay lo âu, buồn không rõ nguyên nhân
  • Dễ bị tiêu chảy, đầy hơi, hoặc có thể táo bón. Chức năng co bóp của dạ dày bị rối loạn gây rối loạn tiêu hóa khiến người bệnh có cảm giác ăn nhanh no
  • Hệ hô hấp của bệnh nhân rối loạn hệ thần kinh thực vật cũng bị ảnh hưởng, khó thở do phế quản bị co thắt.
  • Bệnh nhân bị rối loạn thần kinh thực vật hay bị đau nhức xương khớp.
  • Giảm tiết hoặc tăng tiết mồ hôi quá mức do bị rối loạn tiết mồ hôi.
  • Rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục
  • Các biểu hiện như rụng tóc, khô da, cũng là những dấu hiệu có thể gặp ở người bị rối loạn thần kinh thực vật.
  • Bị rối loạn tình dục, ở nam giới là hiện tượng xuất tinh sớm khó đạt sự hưng phấn khi quan hệ
  • Phản ứng chậm chạp với ánh sáng.

Triệu chứng

- Đánh trống ngực, hồi hộp: Đây là biểu hiện dễ nhận biết và thường gặp nhất. Cảm giác luôn hồi hộp, nhịp tim của mình nhanh bất thường dễ khiến người bệnh cảm thấy hốt hoảng và sợ hãi.

 - Khó thở: Người bệnh sẽ cảm thấy khó thở, sẽ tăng mạnh khi ở nơi đông đúc, ồn ào, phải rướn người để thở hoặc hít thở sâu mới cảm thấy dễ thở hơn.

- Chóng mặt: Cảm giác choáng váng, do nhịp tim quá nhanh khiến cho thiếu máu lên não, đứng không vững hoặc như muốn ngất xỉu, cơ thể lả đi, hạ huyết áp tư thế đột ngột.

- Đau ngực: Đau, nóng và rát ở vùng ngực đau nhói hoặc đau thắt ngực.

- Tay chân run và đổ mồ hôi:  xuất hiện khi người bệnh bị hốt hoảng và nhịp tim đập nhanh. Cơ thể đổ mồ hôi nhiều do hệ thần kinh thực vật bị kích thích quá mức.

- Tăng không khí: Các triệu chứng như tê cứng và ngứa ran ở vùng xung quanh miệng, dễ bị ngất.

- Cơ thể mệt mỏi: Người bệnh luôn cảm thấy uể oải và thiếu sức sống thường sẽ kéo dài và khó hồi phục.

- Mất ngủ: Người bệnh có thể cảm thấy lo lắng, bồn chồn khó ngủ hoặc ngủ không sâu giấc.

- Không thể vận động mạnh: Cơ thể không có khả năng vận động gắng sức.

- Khó tiêu hóa: Cơ thể chán ăn, đầy hơi, khó nuốt.

-Vấn đề tiết niệu: Người bệnh tiểu không tự chủ, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài ra còn kèm theo một số triệu chứng như rụng tóc, da khô bong tróc, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn tình dục.

benh-tieu-duong-la-mot-trong-nhung-yeu-to-gay-ra-roi-loan-than-kinh-thuc-vat

Bệnh tiểu đường là một trong những yếu tố gây ra rối loạn thần kinh thực vật

Nguyên nhân gây rối loạn hệ thần kinh thực vật

Nguyên nhân gây ra rối loạn hệ thần kinh thực vật bao gồm các nguyên nhân sau:

  • Các bộ phận của cơ thể bị tổn thương
  • Do tác động của virus
  • Do yếu tố di truyền
  • Có thể là biến chứng tác dụng phụ của thuốc
  • Hệ thống miễn dịch bị tấn công
  • Do tâm sinh lý bị rối loạn
  • Do tiếp xúc với các chất độc hại
  • Do các bệnh lý thoái hóa thần kinh như bệnh Parkinson.
  • Phẫu thuật vùng cổ hoặc xạ trị
  • Do các tư thế không tốt tác động vào cơ thể những dây thần kinh quan trọng bị tác động ví dụ như gây ra áp lực đối với động mạch quan trọng
  • Nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn hệ thần kinh thực vật là do bệnh tiểu đường
  • Do bệnh lý: Bệnh về nhiễm khuẩn, nhiễm virus, bệnh về thoái hóa thần kinh, bệnh mạn tính (tiểu đường, tăng huyết áp, loét dạ dày)
  •  
  • Chấn thương sọ não, hay chấn thương tủy sống làm tổn hại tới hệ thần kinh thực vật
  •  Do căng thẳng, suy nhược cơ thể kéo dài, các rối loạn loạn thần, rối loạn tâm sinh lý
  • Do thuốc: Thuốc điều trị các bệnh lý thần kinh, tim mạch, nội tiết, tình trạng dị ứng thuốc; các thuốc điều trị tâm thần.
  • Do di truyền
  • Do các bộ phận của cơ thể bị tổn thương, chấn thương sọ não

 

Nguyên nhân phổ biến nhất gây rối loạn hệ thần kinh thực vật là do bệnh tiểu đường

Rối loạn thần kinh thực vật có chữa được không?

Thực tế, một số trường hợp rối loạn thần kinh thực vật có thể không cần dùng thuốc mà có thể tự khỏi. Rối loạn thần kinh thực vật rất ít gây nguy hiểm đến tính mạng về lâu dài nếu chủ quan không kiểm soát sớm, bệnh sẽ có xu hướng nặng lên. Người bệnh phải thay đổi lối sống mới có thể điều trị bệnh hiệu quả.

Theo các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật có thể khỏi, nhưng khó “tự khỏi”. Có những trường hợp bị rối loạn thần kinh thực vật, thần có thể khỏi mà không cần dùng thuốc khi ở dạng nhẹ, bác sĩ sẽ ít kê đơn. Ví dụ như thuốc chống trầm cảm giúp hạn chế lo lắng quá mức, thuốc chẹn kênh beta chỉ giúp giảm nhịp tim nhanh.

Rối loạn thần kinh thực vật không gây tử vong, nhưng làm giảm hoạt động hoặc ảnh hưởng đến chức năng tự động của cơ thể như mồ hôi, tiêu hóa, nhịp tim, huyết áp. Rối loạn thần kinh thực vật  không phải là một loại bệnh cụ thể mà chỉ là những rối loạn hoạt động thần kinh tự động.

Hiện nay, việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật cho đến nay thì mới chỉ điều trị được các triệu chứng của bệnh, chủ yếu là điều trị các nguyên nhân gây ra bệnh. Về thuốc được dùng để điều trị rối loạn thần kinh thực vật gồm: thuốc chữa mất ngủ và các rối loạn lo âu, thuốc an thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc tim mạch, thuốc giảm tiết mồ hôi.

Các giảng viên y dược, Cao đẳng y Dược Phạm Ngọc Thạch chia sẻ, mỗi người cần có suy nghĩ tích cực kết hợp các phương pháp vật lý trị liệu như xoa bóp, bấm huyệt xông hơi thuốc cũng giúp cho việc điều trị bệnh nhanh khỏi hơn.

Các bác sĩ khuyên rằng nên duy trì thể dục và có lối sống lành mạnh, cần biết cách thư giãn, kiểm soát căng thẳng và tâm trạng của bản thân. Không lạm dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá. Sắp xếp lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Bệnh nhân không nên quá căng thẳng, xoa vùng trên rốn hàng ngày sẽ có tác dụng mạnh trong việc phòng và điều trị rối loạn thần kinh thực vật.

Rối loạn thần kinh thực vật có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh nhân không nên tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Cần gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn và có phác đồ điều trị kịp thời.

Phương pháp điều trị rối loạn hệ thần kinh thực vật

Hiện nay việc điều trị rối loạn thần kinh thực vật chủ yếu là điều trị nguyên nhân gây ra bệnh. Các bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh dùng thuốc an thần, thuốc chữa mất ngủ, thuốc chống trầm cảm, các loại thuốc làm giảm tiết mồ hôi để chữa rối loạn tiểu tiện, điều chỉnh co thắt bàng quang. Vì tính chất của bệnh không quá nghiêm trọng nên người bệnh không nên quá lo lắng. Người bệnh cũng nên kết hợp điều trị bệnh với các phương pháp khám tâm lý giúp kết quả điều trị đạt hiệu quả cao hơn và nhanh hơn. Muốn chữa trị được ngoài điều trị triệu chứng thì người bệnh nên tìm thêm nguyên nhân gây ra.

Để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh thì việc tập thể dục hàng ngày giúp nâng cao sức khỏe mà còn giúp giải tỏa căng thẳng, stress hiệu quả.

Bệnh này có tính chất không quá nghiêm trọng nên chỉ cần tuân thủ đúng theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ có được kết quả điều trị tốt nhất. Trong quá trình trị liệu thì tinh thần lạc quan là vô cùng quan trọng. Việc kiểm soát căng thẳng, cân bằng cuộc sống cũng rất quan trọng. Không nên làm việc quá nhiều sẽ khiến cho tình trạng bệnh ngày càng trở nên nghiêm trọng. Do đó, bạn nên sắp xếp hợp lý giữa nghỉ ngơi và làm việc. Bạn có thể lựa chọn tập yoga tại nhà để thư giãn và thả lỏng cơ thể hiệu quả.