Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Đau đầu gối mãn tính có nguy hiểm không?


Đau đầu gối mãn tính là tình trạng đau lâu dài kèm theo sưng ở một hoặc cả hai đầu gối. Tuy không quá nguy hiểm nhưng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mỗi người. Vì thế cần đi khám, tìm ra nguyên nhân và điều trị khi còn sớm.

đau đầu gốiĐau đầu gối là bệnh gì?

Điều gì gây ra đau đầu gối mãn tính, biểu hiện như thế nào?

Đau đầu gối tạm thời khác với đau đầu gối mãn tính. Nhiều người bị đau đầu gối tạm thời do chấn thương hoặc tai nạn. Đau đầu gối mãn tính không phải là một sự cố, hiếm khi tự khỏi mà không cần điều trị.

Tình trạng thể chất hoặc bệnh có thể gây đau đầu gối:

  • Viêm xương khớp: đau, viêm và hủy hoại khớp do thoái hóa khớp.
  • Viêm gân: đau ở phía trước đầu gối, nhất là khi leo trèo, đi cầu thang.
  • Viêm burs: viêm do lạm dụng thuốc điều trị chấn thương ở gối.
  • Chondromalacia patella: sụn bị hư hỏng dưới xương bánh chè
  • Bệnh gút : viêm khớp do sự tích tụ axit uric
  • U nang Baker: tích tụ chất lỏng hoạt dịch (chất lỏng bôi trơn khớp) phía sau đầu gối.
  • Viêm khớp dạng thấp (RA): một rối loạn viêm tự miễn mãn tính gây sưng đau, cuối cùng có thể gây biến dạng khớp và xói mòn xương.
  • Trật khớp: trật khớp xương do chấn thương.
  • Rách sụn khớp: vỡ ở một hoặc nhiều sụn nơi đầu gối
  • Rách dây chằng: rách ở một trong bốn dây chằng nơi đầu gối - dây chằng bị tổn thương phổ biến nhất là dây chằng chéo trước (ACL).
  • Khối u xương: ung thư xương thường xảy ra đau ở đầu gối.
  • Các yếu tố có thể làm cho đau đầu gối mãn tính tồi tệ hơn:
  • Chấn thương cấu trúc của đầu gối có thể gây chảy máu và sưng trong một thời gian dài nếu không được điều trị đúng cách.
  • Bong gân
  • Nhiễm trùng
  • Vận động thể chất sai tư thế
  • Không làm ấm hay hạ nhiệt trước và sau khi vận động
  • Duỗi cơ không đúng cách

»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<

đau đầu gối có chữa được khôngĐau đầu gối có điều trị được không?

Ai có nguy cơ bị đau đầu gối mãn tính?

Những người thừa cân hoặc béo phì có nguy cơ mắc đau đầu gối cao hơn. Bởi vì nếu thừa cân thì áp lực đối cới đầu gối nặng nề hơn, nhất là khi đi bộ, chạy hoặc leo cầu thang.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ đau đầu gối mãn tính bao gồm:

  • Tuổi tác
  • Chấn thương hoặc chấn thương trước đó
  • Hoạt động thể dục, thể thao

Các triệu chứng của đau đầu gối mãn tính là gì?

Các triệu chứng đau đầu gối mãn tính khác nhau tùy từng người do nguyên nhân mỗi người một khác:

  • Đau liên tục, khó chịu âm ỉ
  • Sưng và đau nhức đầu gối khi bị chạm nhẹ

Chẩn đoán và điều trị đau đầu gối mãn tính

Mỗi nguyên nhân gây đau đầu gối mãn tính đòi hỏi các xét nghiệm chẩn đoán khác nhau, gồm xét nghiệm máu, kiểm tra thể chất, X-quang, CT scan hoặc MRI và các xét nghiệm hình ảnh khác.

Căn cứ vào mức độ nghiêm trọng của bạn, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện những loại xét nghiệm khác nhau để tìm ra chính xác nguyên nhân, từ đó xác định liệu pháp điều trị phù hợp.

Điều trị đau đầu gối mãn tính: Mỗi nguyên nhân cơ bản của bệnh đau đầu gối có một liệu pháp điều trị cụ thể. Những phương pháp điều trị có thể bao gồm:

  • Vật lý trị liệu
  • Thuốc
  • Phẫu thuật
  • Tiêm

Trong đó, nếu đau đầu gối do viêm burs sẽ được điều trị như sau:

  • Băng đầu gối khoảng 15 phút / giờ trong 3 – 4 giờ; không băng trực tiếp vào đầu gối; thay vào đó là che đầu gối bằng một chiếc khăn bông. Sau đó lấy một túi nhựa có chứa nhiều đá lạnh, kéo khóa túi lại rồi đặt lên khăn.
  • Mang giày có đệm, bằng phẳng để hỗ trợ cho bàn chân và không làm trầm trọng thêm cơn đau.
  • Tránh ngủ nghiêng người; khi đi ngủ nên đặt gối hai bên hông để không bị lăn còn khi nằm nghiêng thì cần kê thêm một gối ở giữa hai đầu gối.
  • Nếu có thể, nên ngồi yên còn nếu bạn phải đứng, tránh các bề mặt cứng và giữ trọng lượng cơ thể chia đều cho cả hai chân.
  • Giảm cân nếu bạn thừa cân hoặc béo phì

Cách phòng bệnh đau đầu gối mãn tính

Một số cơn đau đầu gối, đặc biệt là đau do viêm xương khớp có thể sẽ vĩnh viễn. Đó là vì cấu trúc của đầu gối bị tổn hại nghiêm trọng. Nếu không phẫu thuật hay được điều trị bằng biện pháp khác thì chắc chắn tình trạng đó vẫn tiếp tục tái diễn. Mọi người nên kiểm soát cơn đau, ngăn ngừa bùng phát và làm việc để giảm kích ứng cho đầu gối.

Bạn có thể tránh những nguyên nhân có thể gây đau đầu gối. Tuy không phải là tất cả nhưng sẽ giúp bệnh nhân bớt đau đớn. Nếu cơn đau đầu gối mãn tính của bạn trở nên tồi tệ hơn hoặc có xu hướng đau đớn nhất thời sau khi hoạt động thể chất, hãy thay đổi lối sống để giúp điều trị cơn đau:

  • Làm nóng trước khi tập thể dục: Kéo căng cơ tứ đầu, gân kheo trước và sau khi tập thể dục.
  • Hãy thử các bài tập tác động thấp: Thay vì quần vợt hoặc chạy, hãy bơi hoặc đạp xe. Bạn cũng có thể kết hợp các bài tập tác động thấp với các bài tập tác động cao để cho đầu gối của bạn nghỉ ngơi.
  • Giảm cân
  • Đi bộ: Chạy sẽ tăng thêm lực vào đầu gối. Thay vì chạy xuống một độ nghiêng thì hãy đi bộ.
  • Không đi ở những nơi gồ ghề: Đường gồ ghề hoặc lối đi bộ không bằng phẳng có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe đầu gối của.
  • Mang giày hỗ trợ:  Giày chèn giúp điều trị các vấn đề về chân hoặc dáng đi khiến bạn bị đau đầu gối.
  • Thay giày chạy bộ của bạn thường xuyên để đảm bảo chúng vẫn có đệm lót phù hợp.

Cao đẳng Y khoa Phạm NGọc Thạch tổng hợp

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/