Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Danh mục thuốc tại quầy thuốc nhất định không thể thiếu


Bạn đang chuẩn bị mở nhà thuốc, quầy thuốc và đang băn khoăn không biết nên nhập những loại thuốc nào, tìm kiếm nguồn hàng ra sao. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn Danh mục thuốc tại quầy thuốc nhất định không thể thiếu khi mở nhà thuốc.

Tùy thuộc vào từng vùng và nhu cầu của khách hàng, nhà thuốc có thể cân nhắc việc nhập với số lượng ít hay nhiều. Dưới đây là danh sách các nhóm thuốc có trong nhà thuốc cơ bản một số nhà thuốc lớn nhỏ nhất định phải có.

Chuẩn bị đầy đủ các nhóm thuốc cần có là điều mà quý nhà thuốc nên lưu ý. Để đạt tiêu chuẩn GPP, trong nhà thuốc cần đảm bảo một số quy định về cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc.

Các nhóm thuốc trong nhà thuốc

Theo quy định của Cục quản lý dược phẩm, thuốc tại nhà thuốc sẽ được phân thành 2 nhóm chính, gồm thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn.

Thuốc không kê đơn

Danh mục thuốc không kê đơn gồm 250 hoạt chất.

Thuốc kê đơn

Thuốc kê đơn được phân thành 30 nhóm

Danh mục thuốc tại quầy thuốc

Muốn kinh doanh Nhà thuốc có lời thì nguồn hàng là yếu tố quyết định. Cao đẳng y dược TPHCM sẽ tổng hợp danh sách thuốc cần có trong quầy thuốc/ nhà thuốc

Danh mục thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm

– Paracetamol ( Panadol, Hapacol, Partamol, Efferagal, Servigesic

– Alphachymotrylsil, Alphachoay

– Ibuprofen

– Meloxicam

– Celecoxib

– Piroxicam

– Prednisolon

– Methylprednisolon

Danh mục thuốc kháng sinh

– Amoxicillin trong viêm họng, viêm phế quản.

– Ampicillin

– Cefpodoxime

– Cefuroxime

– Cefixime

– Cefnidir 300mg

– Cephalexin

– Klamentin, Augbactam, Ofmantine

– Docxycyclin

– Ciprofloxacin

– Levofloxacin

– Metronidazol

– Azithromycin ( Azicin, hàng của DHG )

Kháng nấm: Itraconazol của stada hoặc hàng Ấn.

Kháng virus: Acylovir, Acy của Stada.

Danh mục thuốc kháng histamin

– Alimemazin: Giảm ho tốt cho trẻ

– Loratadin

– Chlorpheniramin

– Fexofenadin

– Cetirizine

Danh mục thuốc ho- long đờm

– Giảm ho: Terpin codein , Terpin Zoat, Neocodion

– Long đàm:

+ Acetylcystein, Acemuc, Exomuc.

+ Bromhexin

+ Ambroxol

Nhóm dạ dày

– Omeprazol

– Esomeprazol

– Pantoprazol

– Rabeprazol

– Domperidol

– Lansoprazol

Tiếp theo Nospa, Spasmaverin, Trimebutin, Phosphalugel

Thuốc cầm tiêu chảy: Loperamid ( Hàng nội hoặc hàng Ấn ) hoặc Smecta ( của VN).

Thuốc nhuận tràng: Duphalac, bisacodyl.

Nhóm tiêu hóa:

Men tiêu hóa: Menpeptine, Menpeptine Drops

Men vi sinh: Men Sachaces Cốm – Viên nang, Men vi sinh USANTIBIOPRO FORT, Lactomin

Các thuốc điều trị dãn tĩnh mạch: Daflon, Hasaflon, Hesmin, Venrutin, Rutin C, Gingko fort.

Các thuốc điều trị bệnh thiếu máu não, rối loạn tiền đình: Gingko biloba, Tanakan Sibelium, Stugon

Thuốc sát khuẩn đường niệu: Domitazol

– Nhóm antacid: Photphalugel, Antacil, Yumagel, Gaviscon, Maalox

– Nhóm trị rong kinh: Orgamantril, Primolut-N

– Nhóm kháng h2: Cimetidine, Ranitidine, Famotidine

– Nhóm điều trị mỡ máu: Rosuvastatin, Atorvastatin

– Nhóm giảm co thắt: Alverin, No-spa, Spamavarin, Buscopan

Nhóm tiểu đường:

Metfotmin: Ghuco phage

Sulfonylurea: Diamiron

– Nhóm hormon: Tránh thai: Rigevidon, Regulon, Newchoi, Marvelon, Mercilon, Dian 35, Newlevo (ngừa cho con bú)

– Nhóm kháng nấm: Itraconazol, Fluconazol, Griseofulvin, Nystatin

Nhóm vitamin – khoáng chất :

B1, B6, 3B : noubiron

C : 100mg, 500mg Rotun-C, PP 500mg

Canxi: Sandoz, Calcium Corbiere

E : Ecap Nhật bản 400 , Enat 400,

Zn : Farzincol

Fe : Obimin, Ferrovit

– Nhóm trị giun: Fugacar, Benda, Zentel

– Nhóm thuốc bổ tổng hợp: Pharmaton, Homtamin

– Nhóm thuốc Gan: Bar, Boganic, Tonka

– Nhóm trị sỏi thận: Rowatinex, Kim tiền thảo

– Nhóm trị cảm đau nhức thông thường: Decolgen, Tiffy, Alaxan

– Nhóm trị suy giãn tĩnh mạch: Daflon

– Nhóm trị táo bón: Duphalac, Bisacodyl, Sorbitol

– Nhóm thuốc nhỏ mắt: Dexacol, Ciprofloxacin 0,3%, nước mắt nhân tạo, Tobradex – tobrex, Neodex, Tetracyclin tra mắt, Nacl 0,9%, Osla, V Rohto, Refresh.

– Nhóm thuốc bôi lở miệng: Mouthpaste, Daktarin

– Các tuýp bôi ngoài da: Tomax, Kedermfa, Aciclovir, Kentax, Dipolac-G, Silkron, Gentrison, Dibetalic, Dermovate, Flucinar, Hitten, Erythromycin & nghệ

– Nhóm xịt: Ventolin

– Nhóm vật tư y tế: Bông – băng – gạc, Bao cao su, Băng cá nhân, Băng thun, Oxy-gia, Cồn 70-90, , Povidine, Que thử thai, Bình sữa, Đo nhiệt độ, Que thử thai.

– Nhóm thuốc đặt: Canesten, Polygynax, Neo Tergynan.

– Nhóm dầu: Dầu nóng mặt trời, Dầu khuynh diệp, Dầu nóng trường sơn, Dầu gió trường sơn Dầu ông già, Dầu singapore, Dầu Phật Linh, Dầu nóng mặt trời.

– Nhóm nước rửa phụ khoa: Dạ hương, Gynofar Lactacyd, Phytogyno

– Nhóm dán – bôi giảm đau: Salonpas, Ecosip, Voltaren

–  Phần Mỹ Phẩm: tùy nhu cầu khách hàng từng địa phương để nhập sản phẩm về

– Các loại siro trị ho: Ho Bảo Thanh, Pectol, siro Bengold Mediphar USA, Bổ phế Nam Hà, Bisolvon, Atussin

– Nhóm thực phẩm chức năng: Tràng Phục linh, Bảo Xuân, Xuân nữ bổ huyết cao, Sâm alipas, Cadumarin Fort, Thiên môn bổ phổi, Trà Tâm Lan, Biotin Collagen 30.

quay-thuoc-tay-can-trang-bi-da-dang-cac-mat-hang-de-dap-ung-nhu-cau-nguoi-dung

Quầy thuốc tây cần trang bị đa dạng các mặt hàng để đáp ứng nhu cầu người dùng

Một số lưu ý khi lựa chọn danh mục thuốc tại quầy thuốc

Ngoài việc tìm hiểu về danh mục thuốc tại quầy thuốc, nhà thuốc cần lưu ý một số vấn đề quan trọng khác như:

  • Cần trang bị các tủ thuốc phù hợp: nên phân thành 5 khu rõ ràng để tránh sự nhầm lẫn như: Thuốc không kê đơn, Thực phẩm chức năng, Khu thuốc kê đơn, Mỹ phẩm, Vật tư y tế
  • Mỗi tủ thuốc cần phân chia thành từng nhóm thuốc nhỏ tránh nhầm lẫn để tiện tìm kiếm. Như phân chia các nhóm nhỏ thuốc tiêu hóa, tim mạch, thuốc từ dược liệu, như nhóm kháng sinh, hay khu ra lẻ hay tủ ra lẻ thuốc, bàn hướng dẫn
  • Các mặt hàng kinh doanh tại nhà thuốc có nguồn gốc xuất xứ và chứng nhận rõ ràng. Dù là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thuốc, mỹ phẩm đều phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ. Thanh tra Bộ y tế thường kiểm tra đột xuất nên đối không nên ham rẻ mà kinh doanh các mặt hàng trôi nổi. Nhà thuốc bị tước giấy phép kinh doanh vì vấn đề này.
  • Chọn nhà sản xuất uy tín, chọn những đơn vị sản xuất Dược phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe danh tiếng, chất lượng sản phẩm đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm. Lợi nhuận phải đi đôi với đảm bảo sức khỏe.

Hướng dẫn cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc đạt chuẩn GPP

Việc bố trí thuốc trong nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP, điều này không chỉ giúp nhà thuốc của bạn thuận tiện hơn trong việc tìm kiếm là yếu tố bắt buộc mà các nhà quản lý nhà thuốc cần quan tâm. Bởi trên thực tế bố trí thuốc giúp quá trình xét duyệt nhà thuốc đạt GPP nhanh chóng và thuận tiện hơn.

GPP là tiêu chuẩn cuối cùng trong 5 tiêu chuẩn thực hành tốt (GPs) quy trình đảm bảo chất lượng thuốc. Từ sản xuất đến kiểm tra chất lượng, lưu trữ và bảo quản, lưu thông và phân phối, phân phối đến người bệnh. Khi xây dựng nhà thuốc đạt tiêu chuẩn GPP bạn cần đảm bảo khả năng thực hiện các nguyên tắc chính sau:

Tiêu chuẩn cơ sở vật chất

Diện tích tối thiểu của nhà thuốc phải từ 10m2, việc sắp xếp thuốc trong nhà thuốc phải theo đúng quy định, có đủ không gian bố trí khu trưng bày, khu bảo quản, khu mỹ phẩm. Đảm bảo các trang thiết bị cần thiết cho thuốc lưu trữ.

Dược sĩ cần ghi rõ tên thuốc, độ mạnh, nồng độ và hướng dẫn cụ thể với thuốc bán lẻ không có bao bì. Ngoài danh mục mã thuốc được liên kết với cơ sở dữ liệu Dược quốc gia với các cửa hàng sử dụng phần mềm quản lý nhà thuốc với đầy đủ thông tin để dễ quản lý hơn.

Tiêu chuẩn hoạt động

Không thực hiện các hành vi quảng cáo, lôi kéo khách hàng. Mọi hoạt động ghi chép, lưu trữ ít nhất 1 năm kể từ khi thuốc hết hạn sử dụng.

Tiêu chuẩn nhân sự

Yêu cầu người phụ trách nhà thuốc phải có bằng cử nhân dược trở lên và có ít nhất 02 năm kinh nghiệm hành nghề dược tại các cơ sở chuyên khoa thuốc.

Ngoài trình độ chuyên môn, phải có chứng chỉ hành nghề Dược do Sở Y tế cấp. Người phụ trách quầy thuốc phải có trình độ Dược sĩ Trung cấp trở lên và có kinh nghiệm thực hành tại các cơ sở thuốc với thời gian ít nhất là 1,5 năm.

nha-thuoc-can-dien-tich-toi-thieu-cua-nha-thuoc-phai-tu-10m2

Nhà thuốc cần diện tích tối thiểu của nhà thuốc phải từ 10m2

Người phụ trách nhà thuốc phải có giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề để mở nhà thuốc đạt chuẩn GPP.

Người phụ trách quầy thuốc làm việc tại nhà thuốc phải mặc áo blouse trắng, đeo biển ghi tên, ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ.

Thuốc là mặt hàng có số lượng tên thuốc, nhãn hiệu rất lớn, có thể chia thành các nhóm mặt hàng riêng biệt như: thực phẩm chức năng, mỹ phẩm, dụng cụ y tế, Dược phẩm điều trị bệnh. Nhà thuốc cần xác định các loại mặt hàng để sắp xếp thuốc trong kho, đối với các nhà thuốc không sử dụng công nghệ để quản lý như phần mềm quản lý đảm bảo hợp lý, đúng vị trí và dễ sử dụng. Dễ dàng tìm kiếm và kiểm tra thuốc.

Trên hộp thuốc sẽ có số đăng ký là chữ và số – năm cấp, VN là thuốc nhập khẩu, VD, VS, V là thuốc sản xuất trong nước.

Phân loại thuốc theo nhóm cần bảo quản

Tất cả các nhà thuốc cần đảm bảo về nhiệt độ trong nhà thuốc để duy trì chất lượng, thành phần trong mỗi loại thuốc. Ngoài ra, những loại thuốc đặc biệt phải được bảo quản theo yêu cầu riêng. Thuốc kháng sinh hoặc thuốc hạ sốt cần bảo quản trong điều kiện bình thường. Với vắc xin, thuốc hạ sốt, dễ bay hơi, hoặc các sản phẩm có mùi dễ phân hủy thì nhà thuốc cần có nơi bảo quản và nhiệt độ đặc biệt.

Tuân thủ các quy định hiện hành

Theo quy định hiện hành, một số loại thuốc đặc biệt cần được đảm bảo bảo quản riêng an toàn tuyệt đối cũng như hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.

  • Thuốc thuộc nhóm A, B độc dược phải được bố trí trong quầy thuốc riêng hoặc bảo có khóa bảo mật. Cần đảm bảo nhiệt độ, điều kiện bảo quản theo đúng quy chế chuyên môn.
  • Đối với những đồ dễ vỡ, chất lỏng ống tiêm, ống tiêm nên đặt ở phần trong cùng cũng như tuyệt đối.
  • Hàng đợi đang chờ xử lý: Cần được đặt trong một khu vực riêng biệt gắn nhãn “Hàng đợi đang chờ xử lý”
  • Có thể sắp xếp nhà thuốc theo nhóm tác dụng dược lý, công thức hóa học; nhà chế tạo; dạng thuốc.
  • Đảm bảo dễ tìm, dễ lấy, dễ nhìn, dễ kiểm tra: việc sắp xếp này là một trong những yếu tố quan trọng, với hình thức kinh doanh có quy mô sản phẩm vô cùng lớn giúp đẩy nhanh quá trình bán hàng cũng như đảm bảo việc quản lý kho, quầy. Nhiều cửa hàng thường sẽ sử dụng phần mềm quản lý nhà thuốc để đảm bảo chính xác và dễ quản lý.
  • Sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo nguyên tắc FEFO & FIFO: là hàng hóa có thời hạn sử dụng ngắn hơn được bỏ ra ngoài và hàng hóa nào mà có thời hạn sử dụng dài hơn được xếp vào bên trong.
  • Sắp xếp FIFO là hàng hóa được sản xuất trước xuất trước và lô nhập trước xuất đi trước.
  • Ngoài thuốc, thực phẩm chức năng, nhà thuốc cũng cần sắp xếp các giấy tờ, sổ sách, một cách hợp lý. Các loại văn phòng phẩm, dụng cụ kê đơn, bán hàng vệ sinh sạch sẽ theo đúng quy định.
  • Đảm bảo phân loại, sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định, đồ dùng cá nhân của dược sĩ chuyên nghiệp không được để ở khu vực quầy thuốc.

Trên đây là một số gửi ý về Danh mục thuốc tại quầy thuốc nhất định không thể thiếu. Sau thời gian kinh doanh, quý nhà thuốc có thể bổ sung thêm các sản phẩm khác tùy theo vốn và nhu cầu của khách hàng.