Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cường cận giáp: tất tần tật những thông tin cần biết


Cường cận giáp là một căn bệnh nguy hiểm, dễ để lại biến chứng nặng, thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, việc phát hiện và phòng ngừa bệnh là điều mọi người nên thực hiện. Muốn vậy, cần tìm hiểu kiến thức về bệnh trong bài viết dưới đây.

cường cận giápCường cận giáp có nguy hiểm không?

Ở Mỹ, mỗi năm có đến 100.000 người mắc bệnh này, nhất là phụ nữ sau độ tuổi mãn kinh.

Cường cận giáp là bệnh gì?

Bệnh cường cận giáp là tình trạng một hoặc nhiều tuyến cận giáp bỗng hoạt động quá mức khiến nhiều hooc môn (PTH) được tiết ra dẫn đến nồng độ canxi trong máu tăng lên, không tốt cho sức khỏe. Tuyến cận giáp là 4 tuyến nhỏ nằm ở cổ, gần bên tuyến giáp.

Cường cận giáp xảy ra khi nào?

Có 2 loại cường cận giáp, nguyên phát và thứ phát:

  • Với loại nguyên phát, tuyến cận giáp tự phát tạo ra một lượng PTH quá mức, khiến mức độ canxi trong máu tăng lên. Đa số các trường hợp đều lành tính.
  • Trong trường hợp thứ phát, do các bệnh khác như suy thận khi nồng độ canxi thấp buộc tuyến cận giáp phải hoạt động mạnh hơn để duy trì, cân bằng lượng Ca.

Các triệu chứng của cường cận giáp là gì?

Nhiều bệnh nhân mắc bệnh này nhưng lại không có triệu chứng. Còn phổ biến là những biểu hiện sau đây:

  • Đau khớp
  • Yếu cơ
  • Mệt mỏi
  • Phiền muộn
  • Khó tập trung
  • Ăn không ngon
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Khát nước, đi tiểu nhiều hơn
  • Giảm chức năng thận, ảnh hưởng đến khả năng lọc máu của thận
  • Sỏi thận
  • Xương mỏng (loãng xương)
  • Huyết áp cao

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<

cường cận giáp

Cường cận giáp ở mèo

Chẩn đoán và điều trị cường cận giáp

Chẩn đoán

Để chẩn đoán cường cận giáp, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để kiểm tra lượng canxi trong máu.

  • Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu là cách đầu tiên giúp họ kiểm tra các chỉ số của máu, mức PTH cao, mức độ phosphatase và mức độ phốt pho.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu giúp xác định tình trạng sức khỏe của thận bằng cách đo lượng canxi, từ đó xem đây có phải là nguyên nhân thứ phát gây ra bệnh này không. Nếu canxi quá nhiều trong cơ thể sẽ bị tích tụ lại thành những viên sỏi.
  • Xét nghiệm thận: Bác sĩ có thể đề nghị chụp X – quang để ghi lại những hình ảnh của thận.

Điều trị

Bệnh cường cận giáp nguyên phát:

  • Bạn có thể không cần điều trị nếu thận vẫn hoạt động tốt, nồng độ canxi chỉ hơi cao hoặc nếu mật độ xương bình thường. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng của bạn, có thể kiểm tra mức canxi trong máu hai lần trên một năm.
  • Bệnh nhân nên hỏi thêm về chế độ ăn nên cung cấp bao nhiêu canxi, vitamin D và tăng cường bổ sung nước, tập luyện thường xuyên để giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc sỏi thận, cải thiện sức khỏe, cơ bắp, xương khớp dẻo dai hơn.
  • Trong trường hợp nặng, có thể bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ các tuyến cận giáp hay khối u ở đó. Cách này ít để lại biến chứng, thỉnh thoảng có những ca bị ảnh hưởng đến dây thần kinh và nồng độ canxi bị thấp trong một thời gian dài.
  • Một phương pháp điều trị khác là canxi hóa. Những loại thuốc này có thể đánh lừa các tuyến đó tạo ra PTH ít hơn. Bác sĩ sẽ áp dụng cách này nếu phẫu thuật không thành công hoặc cách đó không ưu việt bằng cách này.
  • Bisphophonates, giữ cho xương của bạn không bị mất canxi, có thể giúp giảm nguy cơ loãng xương.
  • Liệu pháp thay thế hormone có thể điều trị cho phụ nữ mãn kinh bị loãng xương, mặc dù có những rủi ro liên quan nếu sử dụng kéo dài, ví dụ như tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư và bệnh tim mạch.

Bệnh cường cận giáp thứ phát:

Các phương pháp điều trị bao gồm dùng vitamin D theo toa cho những thiếu hụt nghiêm trọng và kết hợp thêm canxi cho những bệnh nhân bị suy thận mãn tính. Ngoài ra, bạn có thể cần phải lọc máu.

Cường cận giáp là bệnh tuy không quá nguy hiểm nhưng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Do vậy, mỗi người cần có ý thức nâng cao ý thức bảo vệ sức khỏe đồng thời nên tăng cường tuyên truyền, giáo dục ý thức đến người thân và cộng đồng xung quanh.

Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/