Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cúm lợn (cúm H1N1) có thể lây truyền sang người không?


Thuật ngữ "cúm lợn" dùng để chỉ bệnh cúm ở lợn. Thỉnh thoảng, lợn truyền virut cúm cho người, chủ yếu là cho nông dân làm nghề chăn nuôi và bác sĩ thú y còn một số trường hợp hiếm hoi nó vẫn lây bệnh cho những đối tượng khác.

cúm lợnDịch cúm lợn có thể truyền sang người

Vào năm 2009, các nhà khoa học đã công nhận một chủng vi-rút cúm đặc biệt được gọi là H1N1, sự kết hợp của virus từ lợn, chim và người. Tổ chức Y tế Thế giới đã tuyên bố bệnh cúm do H1N1 gây ra là một đại dịch toàn cầu. Kể từ thời điểm đó, các nhà khoa học đã thay đổi cách đặt tên cho virus. Vi-rút H1N1 hiện được gọi là H1N1v. Chữ v là viết tắt của biến thể và chỉ ra rằng virus thường ký sinh ở động vật nhưng đã được phát hiện ở người.

Cúm lợn có những triệu chứng nào?

Các dấu hiệu của cúm lợn tương tự như các bệnh nhiễm trùng do các chủng cúm khác gây ra, có thể bao gồm:

  • Sốt
  • Ớn lạnh
  • Ho
  • Viêm họng
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi
  • Chảy nước, mắt đỏ
  • Nhức mỏi cơ thể
  • Đau đầu
  • Mệt mỏi
  • Bệnh tiêu chảy
  • Buồn nôn và ói mửa
  • Các triệu chứng cúm phát triển khoảng một đến ba ngày sau khi người đó tiếp xúc với vi-rút.

Khi nào đi khám bác sĩ?

Không cần thiết phải gặp bác sĩ nếu bạn thường khỏe mạnh mà thỉnh thoảng mắc những biểu hiện như ho, sốt và đau nhức cơ thể. Tuy nhiên, hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có các triệu chứng nặng hoặc khi đang mang thai hay mắc một bệnh mãn tính nào đó như hen suyễn, khí phế thủng, tiểu đường, tim mạch vì nguy cơ biến chứng do cúm càng cao.

Nguyên nhân gây ra bệnh cúm lợn

Vi-rút H1N1 lây nhiễm vào các tế bào dọc theo mũi, cổ họng và phổi. Chúng xâm nhập vào cơ thể bạn khi bạn hít phải khí thải hay uống nước bị ô nhiễm, thậm chí có thể truyền vi-rút sống từ bề mặt bị ô nhiễm sang mắt, mũi miệng. Tuy nhiên, thịt lợn không phải là nguyên nhân gây ra dịch này.

Các yếu tố rủi ro

  • Đi du lịch ở những nơi thường xuyên có dịch
  • Sống chung với người nhiễm virus
  • Người chăn nuôi lợn và bác sĩ thú y có nguy cơ tiếp xúc cao nhất

»»» Xem thông tin tuyển sinh Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch ««<

cúm lợnNông dân nuôi lợn và bác sĩ thú y là những đối tượng dễ mắc H1N1 nhất

Biến chứng của bệnh cúm lợn

Bác sĩ đến từ Cao đẳng Y tế Hà Nội cảnh báo các biến chứng của cúm lợn bao gồm:

  • Mắc bệnh tim và hen suyễn, viêm phổi
  • Các dấu hiệu và triệu chứng thần kinh, từ nhầm lẫn đến co giật
  • Suy hô hấp

Phòng ngừa H1N1

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh khuyến cáo nên tiêm phòng cúm hàng năm cho mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên. Vắc-xin giúp bảo vệ, chống lại vi-rút gây ra cúm lợn hoặc các dịch cúm khác.

Vắc-xin có sẵn dưới dạng thuốc tiêm hoặc thuốc xịt mũi. Thuốc xịt mũi được chỉ định cho những người khỏe mạnh từ 2 đến 49 tuổi không mang thai. Thuốc xịt mũi không được khuyến cáo cho một số nhóm, chẳng hạn như phụ nữ mang thai, trẻ em từ 2 đến 4 tuổi bị hen suyễn hoặc thở khò khè và những người bị tổn thương hệ thống miễn dịch.

Những biện pháp sau đây cũng giúp ngăn ngừa cúm và hạn chế sự lây lan của nó:

  • Ở nhà nếu bị bệnh: Nếu bị cúm, bạn có thể truyền nó cho người khác; hãy ở nhà nghỉ ngơi và điều trị phù hợp, ít nhất là 24 giờ sau khi hết sốt. Đặc biệt, các phụ huynh cần lưu ý, không cho trẻ đến trường trong thời gian con bị ốm. Ở nhà vừa giúp bé chóng khỏe vừa ngăn chặn được sự lây lan sang các học sinh khác.
  • Rửa tay kỹ và thường xuyên: Sử dụng xà phòng và nước. Nếu không, hãy dùng chất khử trùng tay chứa cồn. Khi rửa tay, hãy dành thời gian để mát xa thật kỹ các ngón tay để đảm bảo tay của bạn đã sạch hết. 
  • Chữa ho và hắt hơi: Che miệng và mũi khi bạn hắt hơi hoặc ho. Tốt nhân nên ho hoặc hắt hơi vào khăn giấy để tay không bị nhiễm bẩn.
  • Tránh tiếp xúc: Tránh xa đám đông nếu có thể, nhất là khi có nguy cơ cao bị biến chứng do cúm ví dụ: dưới 5 tuổi hoặc từ 65 tuổi trở lên, đang mang thai hoặc mắc bệnh mãn tính như hen suyễn; hãy cân nhắc tránh tiếp xúc với chuồng lợn khi vào mùa dịch.

Tóm lại cúm lợn H1N1bệnh truyền nhiễm sang người khi chúng ta ăn hoặc hít phải những khí thải độc hại, không phải do ăn thịt lợn. Bệnh xảy ra với mọi người ở mọi độ tuổi để lại những biến chứng nguy hiểm với sức khỏe. Vì vậy, mỗi người chúng ta cần có ý thức cao trong việc thực hiện nếp sống sinh hoạt sạch sẽ, lành mạnh, để tiêu diệt những mầm mống gây bệnh.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/