Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Công dụng tuyệt vời mà cây lá lốt mang đến cho sức khỏe


Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta mới chỉ biết cách sử dụng lá lốt để chế biến những món ăn. Ở vùng nông thôn, hầu hết các gia đình đều có tròng loại cây này. Nhưng lại có rất ít người biết được rằng, lá lốt không chỉ là một loại thực phẩm mà còn là một cây thuốc có rất nhiều công dụng tốt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những công dụng tuyệt vời của lá lốt trong bài viết này.


Công dụng tuyệt vời mà cây lá lốt mang đến cho sức khỏe

Tìm hiểu thông tin về cây lá lốt

Lá lốt là loại cây vừa có thể sử dụng làm thực phẩm trong những bữa ăn hàng ngày, vừa là một loại thảo dược trong các bài thuốc dân gian. Loại cây này có chiều cao khoảng 20-40cm, thân cây được chia thành cách đốt, mọc nhiều ở những nơi có đất ẩm ướt, được trồng rất phổ biến ở miền núi và vùng trung du.

Lá lốt có bản rộng hình trái tim, gân lá chằng chịt, đầu lá thuôn nhọn và các lá mọc so le nhau. Hoa của cây lá lốt được mọc ra từ phần kẽ lá và đơn độc với nhau. Quả rất mọng và chỉ chứa 1 hạt. Cây thường ra hoa và kết quả vào khoảng tháng 8 đến tháng 10.

Trong cuộc sống hàng ngày, lá lốt thường được sử dụng làm rau ăn. Trong nghiên cứu ngành Dược của trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch thì cả thân cây, rễ cây và lá cây đều được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh. Trong Y học hiện đại, người ta đã nghiên cứu được lá lốt có công dụng giảm đau, kháng khuẩn và chống viêm.

Công dụng của cây lá lốt trong điều trị bệnh

Để giúp bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về công dụng trị bệnh của loại cây này, ban tư vấn Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp một số bài thuốc điều trị bệnh từ cây lá lốt từ những tài liệu Y học.

1, Chữa đau bụng do bị nhiễm lạnh

Lấy 20g lá lốt tươi rửa sạch và cho vào 300ml sắc lên đến khi còn 100ml để uống khi còn ấm. Để mang đến hiệu quả tốt nhất thì nên uống liên tục trong 2 ngày và nên uống trước bữa ăn tối.

2, Chữa trị đau nhức xương khớp khi trời trở lạnh

Sắc 5-10g lá lốt khô hoặc 15-30g lá lốt tươi cùng với 2 bát nước đến khi thu được ½ bát nước. Uống sau bữa ăn tối liên tục trong vòng 10 ngày, tốt nhất nên uống khi nước còn ấm.

3, Điều trị chứng ra mồ hôi tay chân

Sử dụng 30g lá lốt tươi cùng với 1 lít nước để nấu nước ngâm chân. Khi nước sôi nên cho thêm vào một chút muối. Sau khi ngâm chân và tay bằng nước này thì phải lau thật khô. Liên tục thực hiện cách làm này trong khoảng 5-7 ngày.


Lá lốt được dùng để chế biến rất nhiều món ăn hấp dẫn

4, Điều trị triệu chứng sưng đau đầu gối

Giã nát 20g lá lốt và 20g ngải cứu sau đó trộn với giấm và đun nóng lên rồi dùng để chườm vào đầu gối bị sưng đau. Chườm liên tục trong thời gian 10 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Ngoài những công dụng trên, chúng ta còn có thể sử dụng lá lót để điều trị các loại bệnh như: bệnh tổ đỉa ở bàn tay, mụn nhọt mưng mủ, phù thũng do suy thận, viêm âm đạo, ngứa âm đạo, ra nhiều khí hư, viêm tinh hoàn, giảm cảm, thương hàn, viêm xoang, viêm lợi...

Món ăn được chế biến từ lá lốt

Sau đây là những món ăn bổ dưỡng được chế biến từ lá lốt mà bạn đọc có thể tham khảo để làm phong phú thêm thực đơn ăn uống hàng ngày của gia đình.

  • Cháo lá lốt
  • Đầu, chân dê hầm cùng với lá lốt
  • Sữa bò sắc với lá lốt thái nhỏ
  • Chả thịt cuốn lá lốt
  • Dùng lá lốt để làm cho các món ăn đậm đà và hấp dẫn hơn như: om cá, chuối nấu ốc, ghẹ kho, cà pháo xào, cạnh thịt bò, canh ốc nấu khế, ếch xào măng,...

Mong rằng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu thêm về công dụng của cây lá lốt. Chúng tôi luôn cập nhật thông tin và tác dụng của những loại thực phẩm xung quanh chúng ta. Các bạn có thể truy cập vào website để tìm hiểm thêm.