Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cơn hen phế quản (hen suyễn) có điều trị được không?


Bệnh hen phế quản khá nhiều người mắc phải, nhất là trẻ em nhưng vì cha mẹ chủ quan, không đưa bé chữa trị kịp thời khiến con cái mắc những biến chứng khó chữa, thậm chí không thể chữa. Vì thế, hãy bổ sung những kiến thức về bệnh, nắm rõ các triệu chứng của nó để gặp bác sĩ ngay khi vừa xuất hiện.

Theo số liệu thống kê trên các trang tin tức Y Dược, ở nước ta có đến 4 triệu người mắc hen phế quản mỗi năm, trong đó trẻ em chiếm 10%, cướp đi sinh mạng của 3000 người mỗi năm, con số này trên thế giới là 25.000 ca. Bệnh này xảy ra ở mọi độ tuổi nhưng nhiều nhất là người già và trẻ em. Những biến chứng của bệnh rất nguy hiểm, nhất là bị bội nhiễm, tăng nguy cơ tử vong.

Nguyên nhân gây hen phế quản

Bệnh hen suyễn có nguy hiểm không, có thuốc nào điều trị dứt điểm chưa?

Hen phế quản là gì?

Hen phế quản hay còn gọi là bệnh hen suyễn là một căn bệnh về đường hô hấp trong đó đường thở của bệnh nhân bị hẹp lại và sưng tấy, ra nhiều chất nhờn gây khó thở, ho nhiều gây không chỉ gây khó khăn cho người mắc phải trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày mà còn có thể có nhiều rủi ro khác, nhất là vấn đề an toàn tính mạng khó được bảo toàn.

Bệnh hen suyễn đến nay Y học thế giới vẫn chưa thể tìm ra phương pháp để điều trị tận gốc mà chỉ có những biện pháp để giảm các biểu hiện khó chịu của nó. Điều nên làm nhất vẫn là chủ động phòng tránh bệnh bằng những thói quen lành mạnh.

Các dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh hen suyễn

Những người mắc bệnh hen phế quản có thể xuất hiện các biểu hiện khác nhau và không phải thời điểm nào cũng gặp những triệu chứng đó.

Các dấu hiệu cảnh báo bạn mắc bệnh hen

  • Khó thở, thở khò khè
  • Đau thắt vùng ngực
  • Rất khó ngủ
  • Vào những lúc bị cảm cúm thì càng thở khò khè

Cách điều trị bệnh hen phế quản

Như đã nói hiện nay chưa có biện pháp điều trị bệnh hen phế quản mãn tính mà chỉ có những cách tạm thời giúp khắc phục những triệu chứng khó chịu hiện tại.

1. Đông Y:  Theo các bác sĩ Y học Cổ truyền, có những vị thuốc bắc bạn có thể dùng như: Ích Phế Đơn, Cao Bình Phế. Những thành phần có trong loại thuốc này có tác dụng trừ ho, tiêu đờm, thanh độc, giải nhiệt cơ thể, từ đó giúp bệnh nhân giảm các biểu hiện của bệnh.

2. Tây Y: Một số loại thuốc tây thuộc nhóm beta và corticoid giúp bạn khống chế mức độ bệnh hen suyễn. Người bệnh nên dùng dưới dạng hit để lỗ mũi thông thoáng, gúp dễ thở hơn.

»»» Xem thông tin tuyển sinh Cao đẳng Dược Hà Nội ««<

cơn hen phế quản

Điều trị các triệu chứng hen suyễn bằng cách dùng đường hit để thông mũi

3. Chữa hen suyễn bằng mẹo vặt dân gian: Có những cách làm đơn giản được ông cha ta áp dụng để chữa hen suyễn từ xa xưa nhưng được ứng dụng mãi đến tận bân giờ và đạt được những hiệu quả nhất định. Ưu điểm là hoàn toàn an toàn lại rất rẻ tiền:

  • Lá trầu: lấy khoảng10 lá cây trầu không đem đi rửa sạch rồi dã nhỏ hoặc xay nhuyễn cùng với vài ba lát gừng mỏng rồi cho một bát nước sôi vào khoảng 10 phút. Khuấy đều rồi lọc kĩ bã và uống, uống trong vòng 1 tháng rồi dừng 1 tháng sau mới quay lại uống tiếp.
  • Rau diếp: Do có vị chua, tính mát, rau diếp giúp thanh nhiệt, giải độc được sử dụng để điều trị nhiều bệnh, trong đó có bệnh hen phế quản. Cách làm là uống nước diếp cá đã dã hoặc xay sau khi làm sạch trong vòng 1 tuần, 1 tháng hoặc lâu hơn tùy thích vì hoàn toàn vô hại. Nhưng chỉ cần kiên trì khoảng 1 tuần là đã thấy hiệu quả rõ rệt rồi.
  • Tỏi: Ít ai ngờ tỏi được dùng để chữ chứng hen suyễn. Theo nghiên cứu trong tỏi có các chất kháng khuẩn và kháng viêm, rất tốt cho những người bị viêm đường hô hấp. Hãy laaysy khoảng 10 nhánh tỏi tươi ép cùng nửa cố sữa rồi uống mỗi ngày, mũi của bạn sẽ ít nhờn, dễ thở hơn.
  • Chanh: Vitamin C và chất chống oxy hóa trong chanh sẽ là liều thuốc thần kì cho bệnh nhân hen suyễn, giúp tăng chức năng của phổi và đường hô hấp, giảm nguy cơ mắc các rủi ro khác. Hãy uống nước chanh pha muối mỗi ngày để cơ thể khỏe mạnh, tăng cường sưc đề kháng.
  • Mật ong: Có lẽ ai cũng biết đến công dụng tuyệt vời của mật ong trong việc kháng khuẩn chống viêm. Từ lâu ông bà ta đã sử dụng mật ong để chữa các chứng ho, cảm cúm,…và nó cũng giúp điều trị triệu chứng thở khò khè của bệnh hen suyễn. Hãy sử dụng nó sau khi ăn vài giờ, bạn sẽ thấy dễ thở hơn. Có thể pha vài thìa mật ong với nước ấm để uống mỗi ngày.
  • Gừng: Ít ai ngờ gừng cũng có công dụng tích cực đối với bệnh nhân hen suyễn. Đặc tính của gừng là kháng viêm, kháng khuẩn, ức chế sự co thắt đường hô hấp. Bạn có thể pha nước ép gừng, nước ép lựu, mật ong với tỷ lệ bằng nhau và uống 1 muỗng canh hỗn hợp này 2 – 3 lần/ngày để chữa bệnh hen suyễn.

Nguyên nhân và biện pháp đề phòng bệnh hen phế quản

Nắm rõ nguyên nhân gây ra bệnh hen phế quản để tránh những tác nhân gây bệnh.

  • Di truyền: Theo kết luận của đề tài khoa học của nhóm sinh viên Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, những người có bố mẹ hay người thân mắc hen suyễn thì nguy cơ bản thân mắc hen suyễn cũng cao hơn
  • Khói thuốc: Thuốc lá thực sự nguy hiểm, là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi, bệnh phổi kẽ. Những người hút hay thụ động hít khói đều rất dễ mắc hen suyễn.
  • Hệ miễn dịch kém: Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ hay người già do những đối tượng này có hệ miễn dịch kém.
  • Môi trường, điều kiện làm việc: những người thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi hay lông của các bật nuôi đều tăng nguy cơ dị ứng mũi, nặng hơn có thể mắc hen suyễn.
  • Béo phì: Những người thừa cân béo phì thì nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cao hơn những người có trọng lượng bình thường. Thực tế thì khi bị béo cũng cảm thấy khó thở hơn nhiều.

Cách phòng trách:

  • Đừng bao giờ hút thuốc lá dù chỉ thử một lần: Khói thuốc lá không chỉ gây hen suyễn mà nguy hiểm hơn là nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư phổi. Tệ hại hơn, không chỉ những người hút mà những người hút khói thuốc lá thụ động cũng bị ảnh hưởng. Ngoài thuốc lá thì cũng nên tránh những yếu tố tác động đến đường thở như: bụi phấn, nước hoa,…
  • Giữ cho cơ thể đủ ẩm, không ăn mặc phong phanh khi thời tiết lạnh: Khí hậu lạnh giá cũng là yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cấp tính. Mỗi chúng ta cần lưu ý điều này để phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân.
  • Không ăn những thức ăn dễ bị dị ứng: Nếu bạn bị dị ứng thực phẩm nào thì không nên tiếp tục nạp những thực phẩm đó. Một số thực phẩm dễ gây triệu chứng dị ứng nhất như: tôm, cua, hải sản,…
  • Không lạm dụng thuốc điều trị bệnh hen suyễn: một số loại thuốc tây nếu sử dụng lâu dài có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Ngoài ra, chúng ta cần cải thiện môi trường, điều kiện làm việc, lên chế độ ăn kiêng và tập luyện hợp lý để tăng cường sức khỏe, nêu dành ra một khoản tiền để đi xét nghiệm và khám tổng quát định kì hằng năm. Những việc làm này không chỉ tốt cho việc đề phòng bệnh hen suyễn mà còn ngăn ngừa mọi loại bệnh tật nguy hiểm khác.

Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch đào tạo Cao đẳng Y Dược tại Hà Nội

Cơ sở 1: Km14 Đường Ngọc Hồi - Xã Ngọc Hồi - Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội. (Cạnh cây xăng 76 - BV Nông Nghiệp)

Cơ sở 2: Phòng 201 - nhà C số 290 Tây sơn -  Đống Đa - Hà nội

Điện thoại: 096.153.9898 - 093.351.9898 - 096.6886.651

Email: [email protected]

Fanpage: https://www.facebook.com/caodangykhoaphamngocthach/