Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Chia sẻ bí quyết ôn thi môn Văn THPT Quốc Gia năm 2020 chỉ trong 2 tháng


Khi được hỏi ý kiến, nhiều bạn thí sinh lo lắng về lượng kiến thức khổng lồ với môn Văn. Năm nay do diễn biến của dịch Covid 19 phức tạp làm ảnh hưởng đến quá trình học tập, rèn luyện của các em trong kỳ thi THPT Quốc Gia năm 2020. Vậy chỉ còn đúng 2 tháng nữa, các em sẽ được bước vào kỳ thi!! Vậy làm thế nào để ôn luyện tốt môn Văn. Hãy cùng chúng tôi tham khảo trong bài viết sau đây nhé.

Nắm vững kiến thức, tránh lan man 

Theo chia sẻ của ban tư vấn tuyển sinh của các Trường Cao Đẳng Y Dược Hà Nội, đề thi môn Văn THPT Quốc Gia năm 2020 cũng bao gồm 3 phần như các năm trước. Mỗi phần các em cần phải nắm vững kiến thức để áp dụng. Đây là bí quyết ôn thi môn Văn hiệu quả nhất.

Đối với phần Đọc hiểu, các bạn học sinh cần phải hiểu rõ được mục đích của nó chính là kiểm tra năng lực đọc và hiểu của các bạn. Do vậy mỗi thí sinh cần phải đọc kĩ ngữ liệu sẽ giúp nắm được nội dung chủ đề. Ngoài ra có thể lý giải được những vấn đề được đặt ra trong văn bản đồng thời bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề. Các em cũng cần nắm vững những kiến thức về tiếng Việt đồng thời làm văn phải biết cách vận dụng vào việc đọc hiểu sâu sắc văn bản. Trả lời những câu hỏi trong đề thi được đặt ra một cách ngắn gọn, đúng trọng tâm và quan trọng là tránh lan man dài dòng.

Trong phần đọc hiểu ở các dạng đề thi luôn bao gồm 4 câu hỏi thì qua đó mức độ khó sẽ chia đều ra trong các phần: Nhận biết - thông hiểu - vận dụng.

Về trọng tâm thì là như vậy. Nhưng thực tế thì môn văn có rất nhiều câu hỏi và mỗi năm một dạng đề khác nhau. Bạn cần phải nắm được những câu hỏi nào thường xuất hiện, câu hỏi nào thì ít gặp. Qua đó sẽ giúp bạn xác định trọng tâm ôn luyện hiệu quả nhất.

Các thầy cô cũng nhấn mạnh thêm, để đạt điểm tối đa môn Văn không hề đơn giản nhưng phần đọc hiểu, nếu các bạn thực hiện những hướng dẫn sau thì hoàn toàn được nắm chắc 2 điểm. Theo đó học sinh cần phải trang bị cho mình những thao tác đọc và nhận diện, tìm kiếm và suy nghĩ về những vấn đề trong đoạn trích hay các văn bản nhằm kết nối được những suy nghĩ, cảm nhận, cảm xúc của bản thân với tác giả. Quan trọng hơn cả là thí sinh cần phải ôn luyện kĩ những thao tác lập luận, tác dụng của các biện pháp nghệ thuật, các phương thức biểu đạt, các phép tu từ... như vậy thì các thí sinh sẽ có nhiều cơ hội để được đạt điểm tối đa phần này.

Giải thích ngắn gọn, đủ ý

Tiếp theo đến phần Nghị luận xã hội, thầy cô trong ban tư vấn tuyển sinh nhà trường cho biết thêm: Trong đề thi luôn yêu cầu thí sinh viết thành đoạn văn chứ không viết thành bài, dung lượng từ 2/3 đến 1 trang giấy thi. Dù vậy thì đoạn văn cũng luôn phải chứa đầy đủ các phần: Mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Nhưng vấn đề nghị luận trong tâm của bài vẫn nên được các em đào sâu, đọc kỹ đồng thời hiểu thấu đáo văn bản đọc hiểu.

Trong các đề thi của những năm gần đây, có một điểm chung là dạng văn nghị luận xã hội, hay hiện tượng nào đó trong xã hội. Theo đó ngoài phân tích thì các em cần phải rút ra những thông điệp từ bài viết này để có phần đúc kết cho bản thân.

Dưới đây là một ví dụ: Đối với đoạn văn nghị luận về một hiện tượng đời sống (xã hội) thì các bạn thí sinh cần phải trả lời được những câu hỏi sau: Vấn đề đó đang diễn ra như thế nào? Nó gây ảnh hưởng tốt hay xấu cho xã hội? Kết quả hoặc hậu quả của vấn đề? Khi trả lời được những câu hỏi trên thì thí sinh cần đưa ra hướng giải quyết, liên hệ với bản thân.

Còn nếu như đề bài đoạn văn nghị luận lấy từ một thông điệp gợi ra từ ngữ liệu (đoạn trích) phần đọc hiểu thì các bạn thí sinh cần phải lựa chọn thông điệp trước khi bàn luận. Tuy nhiên các bạn cần lưu ý, trong một ngữ liệu (đoạn trích) của phần đọc hiểu thì có thể xuất hiện nhiều thông điệp. Với mẫu đề này, thí sinh phải trả lời được các câu hỏi: Dựa trên cơ sở nào dẫn đến thông điệp đó, sau đó hãy trả lời thêm câu hỏi Tại sao? Nếu ngược lại thì sẽ như thế nào? Qua đó sẽ rút ra được bài học cho bản thân.

Tìm hiểu sâu những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong mỗi tác phẩm

Trong đề thi môn Văn THPT Quốc Gia mỗi năm thì Câu nghị luận văn học luôn là thách thức lớn đối với các bạn thí sinh. Nó đòi hỏi sự xâu chuỗi những giá trị của các tác phẩm văn học với những kiến thức lý luận văn học. Bên cạnh đó còn đòi hỏi sự thấu hiểu của thí sinh với cả nội dung và nghệ thuật thể hiện trong những tác phẩm đó. Đối với những bạn thí sinh đặt mục tiêu điểm 8, 9 trong bài thi môn Ngữ văn thì ít nhất cũng phải đạt từ mức điểm 4/5 đối với phần đề bài này.

Theo đó bí quyết ôn thi môn Văn THPT Quốc Gia hiệu quả thì với phần nghị luận này, các em cần ôn lại những nội dung, nghệ thuật trong các tác phẩm của SGK Ngữ văn 12. Qua đó nắm được những ý chính, chủ đề của tác phẩm. Còn đối với văn xuôi cũng phải nêu ra được dẫn chứng, nội dung bài. Phần văn thơ thì nhất định phải thuộc bài và nêu ra được những nét nghệ thuật đặc sắc từng bài thơ. Bên cạnh đó các bạn đừng quên thường xuyên đọc văn hay những bài văn mẫu để tăng vốn từ vựng, và nhất là phải thường xuyên luyện viết văn.

Bên cạnh đó, các bạn không nên chủ quan bỏ qua những thông tin về phần tác giả, tác phẩm (chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12). Qua đó sẽ giúp tìm hiểu sâu những chi tiết nghệ thuật đặc sắc trong mỗi tác phẩm. Rèn luyện kĩ năng so sánh với thực tế và liên hệ, thí sinh cũng phải có những khả năng đánh giá, bình luận về vấn đề.

Trong đề văn nghị luận văn học thường xuất hiện nghị luận về một đoạn thơ hay bài thơ (thường gặp nhất là nghị luận về một đoạn trích thơ); hay nghị luận về một đoạn trích và những tác phẩm văn xuôi bao gồm nghị luận về một đoạn trích, một nhân vật, một chi tiết hay một tình huống truyện…

Để đạt được một kết quả tốt nhất trong câu nghị luận văn học thì trong quá trình ôn tập các bạn thí sinh cần phải biết nhóm những tác phẩm bao gồm cả nội dung tác phẩm theo chủ đề, đề tài, hay giai đoạn văn học, theo tác giả, khuynh hướng (hiện thực, lãng mạn, sử thi...), trào lưu, theo thể loại (kịch - trữ tình - tự sự - nghị luận)...

Theo đó thì thí sinh nên biết cách ôn tập theo cách nhóm những tác phẩm, hình thức này không chỉ giúp bạn phục vụ cho dạng đề liên hệ, so sánh mở rộng theo định hướng đề minh họa mà qua đó còn giúp các bạn làm tốt những dạng đề khác.

Trong thời gian làm bài thì thí sinh đừng quên cần xây dựng bố cục chặt chẽ. Trước khi viết có thể phác thảo dàn ý làm để tránh bị lạc đề. Hãy chú trọng đến cách trình bày bài văn, không nên gạch xóa nhiều trong bài gây mất thiện cảm với người chấm. Với môn Văn thì cố gắng viết chữ đẹp nếu có thể, nếu không thì bạn hãy chú trọng chữ viết cũng phải sạch sẽ dễ đọc, tuyệt đối không viết tắt. Bởi trình bày cũng là hình thức tính điểm môn văn.

Trên đây là những thông tin về bí quyết ôn tập môn Văn THPT Quốc Gia năm 2020. Nếu như còn những băn khoăn nào thì bạn hãy để lại câu hỏi dưới comment để được giải đáp nhé. Chúc bạn thành công!