Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cắt amidan trong trường hợp nào?


Bệnh viêm amidan là gì? Có khác với viêm họng không? Nếu bị viêm amidan thì nên cắt amidan trong trường hợp nào làm gì? là những câu hỏi mà bác sĩ thường gặp.

Bệnh viêm amidan là gì?

Viêm amidan là căn bệnh khó chịu, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Viêm amidan là bệnh thường gặp trong các bệnh lý tai - mũi - họng, một bệnh lành tính nhưng nếu không chữa trị kịp thời và dứt điểm sẽ dẫn tới viêm nhiễm toàn bộ vùng họng ngưng thở khi ngủ, viêm màng tim. Viêm amidan người trưởng thành ít mắc hơn, chủ yếu là ở trẻ em. Viêm amidan thường tái đi tái lại, dễ biến chứng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Amidan là những tế bào lympho sản xuất ra kháng thể IgG cần thiết trong miễn dịch giúp bảo vệ cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn. Đây là hàng rào miễn dịch vùng họng - miệng, đến tuổi dậy thì mức độ miễn dịch của amidan sẽ giảm rõ. Khi vi khuẩn ồ ạt xâm nhập và tấn công mũi họng amidan phải chống lại dẫn đến tình trạng viêm sưng, đỏ. Khi amidan bị viêm nhiều lần khả năng chống chọi bị yếu đi. Viêm amidan chiếm tỷ lệ cao ở trẻ em, thường do vi khuẩn gây ra.

Phân biệt viêm amidan và viêm họng

Viêm amiđan có thể là viêm cấp, viêm amiđan cấp tái hồi, là một trong những bệnh tai mũi họng thường gặp ở trẻ em và người lớn. Viêm họng là phản ứng viêm của phần họng. Phản ứng thường gồm các triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau vùng bị viêm. Viêm là một phản ứng của cơ thể với các thành phầ gây hại cho cơ thể. Do đó phải thăm khám trực tiếp bằng cách khám họng mới xác định được viêm amidan thường hay có kèm viêm họng hay không.

Triệu chứng của viêm amidan cấp tính?

- Tăng tiết đờm rãi. Trẻ em thường thở khò khè, ngáy to.

- Hơi thở hôi.

- Bệnh nhân cảm giác nóng rát trong họng ở vị trí amidan nuốt đau lan lên tai.

- Người mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn.

- Dùng đè lưỡi đè vào 2/3 trước lưỡi thấy toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực

- Viêm nhiễm có thể lan xuống hạ họng, thanh khí quản gây ho.

- Hạch góc hàm sưng to và đau.

-Tăng xuất tiết, amidan sưng to và đỏ, kèm các triệu chứng viêm long đường hô hấp trên xung huyết củng mạc mắt do virus.

- Thường kèm theo viêm họng, niêm mạc họng đỏ xuất tiết nhày

- Xét nghiệm máu: trong trường hợp nhiễm virus, tỷ lệ bạch cầu lympho tăng.

Viêm amiđan cấp là tình trạng viêm nhiễm khuẩn do vi khuẩn hoặc siêu vi khuẩn. Các siêu vi trùng gây nhiễm khuẩn hô hấp trên có thể gây viêm amiđan cấp với tỷ lệ thấp. Bệnh nhân bị viêm amiđan cấp có triệu chứng: sốt cao ăn uống khó khăn, hơi thở hôi, sưng hạch dưới hàm, hạch cổ trước, nhức đầu, rét run, đau họng, vướng họng nếu không được điều trị kịp thời có thể bị các biến chứng như áp xe hạch cổ viêm tai giữa, viêm mũi xoang

Viêm amiđan mạn: Vi khuẩn gây bệnh chủ yếu là vi khuẩn gram dương hay gặp là liên cầu tan huyết Bêta, viêm amiđan cấp tái hồi. Viêm amiđan mạn thường xảy ra ở người lớn và trẻ lớn.

Viêm amiđan mạn tính chủ yếu như đau họng tái đi tái lại, sốt nhẹ, hơi thở hôi. Bệnh nhân có các triệu chứng kéo dài như khó nuốt, đau tai, amiđan to hoặc teo, nhưng bề mặt amiđan có nhiều chấm trắng. Viêm amiđan mạn tính ở trẻ em thường làm amiđan to có thể gây rối loạn hô hấp rối loạn nuốt sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.

Viêm amiđan là một bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, cần phải được điều trị sớm.

cat-amidan-trong-truong-hop-nao

Cắt amidan trong trường hợp nào?

Biến chứng của viêm amidan?

Trường hợp viêm amidan thông thường bệnh có thể thuyên giảm sau 3 - 5 ngày và tự khỏi.

  • Tại chỗ: Viêm tấy, áp xe quanh Amidan, áp xe thành bên họng
  • Biến chứng gần: viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa,.
  • Biến chứng xa: Viêm nội tâm mạc, viêm khớp, viêm thận do liên cầu beta tan huyết nhóm A chủ yếu do viêm Amidan.

Những trường hợp cần cắt amidan

Cắt amiđan là phương pháp điều trị hiệu quả nhất nhằm loại bỏ tổ chức amiđan không còn vai trò miễn dịch bít tắc hô hấp trên hoặc nghi ngờ phát triển thành u ác tính.

Nên cắt amiđan trong các trường hợp sau đây:

  • Viêm amiđan mạn tính có > 6 đợt tái phát trong 1 năm, được điều trị nội khoa tích cực trong vòng 4 – 6 tuần bệnh nhân vẫn viêm hạch cổ, hơi thở hôi.
  • Viêm amiđan gây biến chứng sốt thấp khớp, viêm vi cầu thận
  • Áp-xe quanh amiđan ít nhất một lần phải nhập viện điều trị.
  • Amiđan quá phát bít tắc hô hấp trên gây ngủ ngáy có những cơn ngưng thở trong lúc ngủ
  • Viêm tai giữa, viêm xoang tái đi tái lại nhiều lần.
  • Amiđan chỉ to một bên kèm sưng hạch cổ cùng bên nghi ngờ ung thư amiđan.
  • Bất thường về phát âm, khó nuốt, chậm phát triển thể chất.
  • Có trường hợp trẻ nhỏ hơn vẫn phải cắt amiđan khi amiđan quá to gây biến chứng
  • Không được cắt amiđan ở những bệnh nhân có rối loạn đông cầm máu bẩm sinh suy tủy, xuất huyết giảm tiểu cầu, ung thư máu.
  • Trì hoãn cắt amiđan khi bệnh nhân đang có nhiễm khuẩn điều trị chưa ổn định
  • Nghi ngờ khối u Amidan.

Chống chỉ định cắt Amidan

- Đang có nhiễm khuẩn cục bộ hay toàn thân

- Có bệnh mạn tính chưa ổn định

- Đang viêm cấp, có biến chứng tại chỗ của Amidan

- Đang trong vụ dịch (nhiễm khuẩn đường hô hấp)

- Cơ địa dị ứng như hen

- Phụ nữ đang trong thời gian có thai, kinh nguyệt

Chống chỉ định tuyệt đối:

- Bệnh suy tim, tâm phế mạn.  

- Các bệnh về máu

Theo Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp