Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Aldactone


Aldactone là thuốc gì?, Cách sử dụng như thế nào? Có tác dụng phụ gì khi sử dụng không là những thắc mắc của không ít người khi có nhu cầu dùng thuốc này. Cùng tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.

Aldactone là thuốc được các bác sĩ chỉ định để điều trị các bệnh tim mạch, tăng huyết áp

Thành phần: Thuốc Aldactone có chứa các thành phần chính bao gồm: Spironolactone, các tá dược khác vừa đủ 1 viên. Thuốc Aldactone được bào chế dạng viên nén.

Tác dụng của thuốc Aldactone

Spironolactone hoạt động như một chất ức chế cạnh tranh của aldosterone được xếp vào nhóm thuốc lợi tiểu tiết kiệm Kali hoặc chất đối kháng aldosterone. Spironolactone có cấu trúc như cấu trúc của hormone vỏ thượng thận. Spironolactone còn có tác dụng hạ huyết áp, tác động lên phần xa của ống thận làm tăng bài tiết natri, giảm bài tiết kali.

thuoc-aldactone-co-tac-dung-ha-huyet-ap

Thuốc Aldactone có tác dụng hạ huyết áp

Spironolactone sẽ được hấp thu không hoàn toàn qua đường tiêu hóa nhưng khá nhanh và mức độ hấp thu phụ thuộc vào công thức và được cải thiện sau khi ăn. Khả dụng ước tính từ 60 đến 90%, để đạt đến nồng độ đỉnh trong huyết tương là khoảng một giờ. Thuốc sau khi uống được phân bố khắp các mô và dịch cơ thể qua sữa mẹ. Thuốc chuyển hóa qua gan, thải trừ qua nước tiểu.

Chỉ định thuốc Aldactone

Theo tổng hợp của Trường Cao đẳng Y khoa Phạm Ngọc Thạch, thuốc Aldactone được chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Suy tim sung huyết bao gồm suy tim nặng độ III-IV dùng đơn độc hoặc phối hợp với liệu pháp điều trị chuẩn, giảm nguy cơ nhập viện khi phối hợp với điều trị chuẩn.

  • Cao huyết áp vô căn trong trường hợp giảm kali huyết dùng kết hợp với các thuốc chống cao huyết áp khác

  • Kiểm soát chứng rậm lông.

  • Thuốc Aldactone điều trị phù trong suy tim, xơ gan cổ trướng.

  • Được dùng để điều trị ngắn hạn trước phẫu thuật cho bệnh nhân tăng aldosteron nguyên phát.

  • Bệnh nhân bị mắc hội chứng thận hư. Nếu điều trị bệnh gốc hay hạn chế dùng nước và muối và các thuốc lợi tiểu khác

  • Bệnh nhân bị giảm kali máu, giảm kali huyết

  • Bệnh nhân huyết áp cao không rõ nguyên nhân

  • Liệu pháp hỗ trợ khi giảm magnesi máu

  • Tăng aldosteron trong cơ thể

  • Thuốc Aldactone được dùng trong các trường hợp tăng aldosteron huyết nguyên phát hoặc thứ phát.

  • Phối hợp với các thuốc lợi tiểu giảm K+ máu để điều trị phù do suy tim mạn

  • Thiết lập chẩn đoán chứng tăng aldosteron nguyên phát.

  • Spironolacton được dùng để phòng ngừa giảm kali huyết đối với người bệnh điều trị với digitalis

  • Nếu những liệu pháp khác không thể áp dụng được Spironolacton dùng để điều trị suy tim có sung huyết, phù do xơ gan cổ trướng

thuoc-aldactone-duoc-dung-trong-cac-truong-hop-tang-aldosteron-huyet

Thuốc Aldactone được dùng trong các trường hợp tăng aldosteron huyết

Cách dùng và liều dùng

Điều trị phù (do suy tim, xơ gan, hội chứng thận hư) cho người lớn: 100 mg chia làm 2 lần, có thể tăng lên 25 – 200 mg/ngày. 

Điều trị Aldactone giảm K máu do thuốc lợi tiểu 25 – 100 mg.

Điều trị Aldactone tiền phẫu thuật cho bệnh nhân cường Aldosterone là 100 – 400 mg/ngày. 

Tăng HA 50 – 100 mg/ngày Aldactone chia làm 2 lần.

Trẻ em dùng Aldactone 3,3 mg/ngày chia làm nhiều lần. 

Chống chỉ định:

Chống chỉ định sử dụng thuốc Aldactone ở bệnh nhân:

  • Tăng kali huyết

  • Suy thận cấp tính, tổn thương thận, vô niệu

  • Chống chỉ định với bệnh nhân bệnh Addison

  • Sử dụng đồng thời với eplerenon.

  • Không sử dụng thuốc Aldactone 25mg cho các trường hợp tăng Kali máu và giảm natri máu

  • Quá mẫn với spironolactone

  • Bệnh nhân là phụ nữ có thai và cho con bú.

  • Bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc Aldactone

Tương tác thuốc Aldactone

  • Spironolacton làm tăng chuyển hóa của antipyrin.

  • Việc sử dụng đồng thời spironolacton với các thuốc norepinephrin làm giảm đáp ứng của mạch máu. Cần thận trọng khi bệnh nhân gây mê trong khi đang được điều trị bằng spironolacton.

  • Spironolacton có thể tăng khi dùng đồng thời với các thuốc lợi tiểu gây tăng kali huyết có thể dẫn tới tình trạng tăng kali huyết nghiêm trọng.

  • Spironolacton làm tăng thời gian bán thải của digoxin.

  • Cần giảm liều dùng của các thuốc này khi spironolacton và các thuốc chống tăng huyết áp khác

  • Spironolacton dùng chung với thuốc chống viêm không steroid như aspirin, acid mefenamic, indomethacin có thể làm giảm bớt hiệu quả bài tiết natri qua nước tiểu của thuốc lợi tiểu và làm suy giảm tác dụng lợi tiểu của spironolacton.

  • Báo cáo cho thấy Aldactone có thể gây cản trở định lượng nồng độ digoxin trong huyết tương.

  • Spironolacton đồng thời với amoni clorid hoặc cholestyramin báo cáo bị nhiễm acid chuyển hóa tăng kali huyết

  • Khi dùng đồng thời spironolacton với carbenoxolon có thể làm giảm hiệu quả của một trong hai thuốc.

Tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Aldactone

Khi dùng Aldactone người dùng có thể gặp phải một số tình trạng như:

  • Rối loạn hệ thần kinh: chóng mặt.

  • Rối loạn hệ tiêu hóa: rối loạn tiêu hóa, buồn nôn.

  • Rối loạn gan mật: bất thường chức năng gan.

  • Rối loạn toàn thân và tại chỗ: suy nhược.

  • Rối loạn thận và tiết niệu: suy thận cấp.

  • Rối loạn da và mô dưới da: hoại tử biểu bì nhiễm độc (TEN), hội chứng Stevens-Johnson (SJS), rụng tóc, rậm lông, ngứa, phát ban, mề đay.

  • Phát ban do thuốc kèm tăng bạch cầu ưa acid và các triệu chứng toàn thân

  • Rối loạn hệ sinh sản và tuyến vú: rối loạn kinh nguyệt, đau vú, hiện tượng vú to ở đàn ông

  • Rối loạn cơ xương và mô liên kết: chuột rút chân.

  • Các khối u lành tính, ác tính và không đặc hiệu u vú lành tính bao gồm u nang và polyp.

  • Rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng: bị rối loạn điện giải, trạng thái tăng kali huyết.

  • Rối loạn tâm thần: thay đổi khả năng tình dục, nhầm lẫn.

  • Hiện tượng vú to ở đàn ông thường phục hồi được khi dừng điều trị

  • Rối loạn máu và hệ bạch huyết: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu bao gồm mất bạch cầu hạt

  • Rất ít các trường hợp vẫn còn hiện tượng tăng phát triển tuyến vú khi dùng Aldactone

  • Bệnh nhân có thể gặp phải các tác dụng phụ trên hệ thần kinh: buồn ngủ, đau đầu, chóng mặt

  • Rối loạn cân bằng điện giải: tăng kali máu.

  • Trên da: phát ban, nổi mề đay.

  • Khi gặp triệu chứng bệnh nhân cần ngưng sử dụng thuốc để có hướng xử trí phù hợp.

Trong quá trình sử dụng thuốc có thể sẽ xảy ra hiện tượng tương tác giữa thuốc với thức ăn, thực phẩm chức năng khác như thuốc lợi tiểu giữ kali, thuốc bổ sung K. Người bệnh nên trao đổi cụ thể với dược sĩ về các loại thuốc mình đang sử dụng để nhận được lời khuyên tốt nhất trong việc điều trị thuốc.

Cách bảo quản

  • Bảo quản thuốc tránh ánh sáng trực tiếp

  • Quan sát thuốc có bất thường hay không.

  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo và thoáng mát

  • Đọc kỹ hạn sử dụng trên bao bì khi sử dụng thuốc

  • Bảo quản thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em