Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách sử dụng Glucosamin hiệu quả


Glucosamine là hợp chất đang được dùng ngày càng nhiều để hỗ trợ tình trạng thoái hóa xương khớp và dùng cho những bệnh nhân mắc các bệnh lý về xương khớp.

Glucosamine giống như cellulose được sử dụng để thúc đẩy tăng trưởng khớp và sụn. Glucosamine  đang được lưu hành phổ biến trên thị trường Việt Nam, có nhiều người sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng có chứa Glucosamin để có một hệ xương khớp khỏe mạnh.Dưới đây sẽ hướng dẫn mọi người cách sử dụng Glucosamin tốt nhất và tránh được những tác hại không đáng có.

Glucosamine là gì?

Glucosamine là một chất được tìm thấy trong cơ thể người và cũng tồn tại ở những nơi khác trong tự nhiên. Có nhiều dạng khác nhau của glucosamine bao gồm glucosamine hydrochloride glucosamine sulfate, và N-acetyl glucosamine. Glucosamine sulfate được sử dụng trong thực phẩm bổ sung thường được lấy từ vỏ của động vật có vỏ. Những chất này tác dụng có thể khác nhau khi dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung.

glucosamin-duoc-dung-khi-bi-thoai-hoa-xuong-khop

Glucosamin được dùng khi bị thoái hóa xương khớp

Theo giảng viên dược, cao đẳng Y dược TPHCM cho biết, Glucosamin được dùng khi bị thoái hóa xương khớp nguyên phát hoặc thứ phát, viêm khớp cấp và mạn tính. Glucosamin cần dùng liên tục từ 2-3 tháng điều trị nhắc lại 6 tháng hoặc ngắn hơn tùy tình trạng bệnh.

Glucosamin có nguồn gốc nội sinh là một amino – mono - saccharid, là một thành phần giúp tổng hợp glycosaminoglycan cấu tạo nên mô sụn trong cơ thể. Glucosamin trên thị truờng có nguồn gốc từ vỏ tôm cua, động vật biển. Glucosamin dạng muối sulfat được cho là có hiệu quả nhất. Chondroitin sunfat là thành phần tìm thấy ở sụn khớp, xương, da, giác mạc mắt và thành các động mạch.

Dược động học của Glucosamine

Glucosamin sulfat tinh thể hấp thu nhanh qua đường uống, sinh khả dụng tuyệt đối khoảng 25%. Nồng độ tối đa trong huyết tương (Cmax) trung bình là 10 µM, đạt được sau 3 giờ (Tmax). Phân bố ở cả khoang mạch máu cũng như ngoại mạch. Thời gian bán thải (t1/2) khoảng 15 giờ, thích hợp cho việc dùng 1 lần/ngày.
Dược động học của nó tuyến tính trong khoảng liều 750-1500 mg, tuy nhiên liều cao hơn không còn tuyến tính nữa.

Chống chỉ định của Glucosamin

Không nên sử dụng cho các đối tượng sau:

  • Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Những người có bệnh lý tim mạch nên thận trọng khi dùng Glucosamine
  • Những người có bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp... nên thận trọng khi dùng glucosamine.
  • Người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú do thiếu dữ liệu lâm sàng.
  • Những bệnh nhân dị ứng với tôm cua nên cẩn trọng vì Glucosamin thường được chiết xuất từ vỏ tôm cua. Nên trao đổi với bác sĩ về tình trạng dị ứng trước khi dùng glucosamine.
  • Bệnh nhân có tiền sử hen suyễn cần đặc biệt thận trọng.
  • Glucosamine làm giảm tiết insulin hoặc có tác động đối với đường huyết
  • Bệnh nhân đái tháo đường cần thận trọng và kiểm tra đường huyết thường xuyên khi sử dụng. Glucosamin có thể liên quan đến hen suyễn
  • Nên tránh dùng glucosamin cùng lúc với các loại thuốc hạ sốt giảm đau paracetamol, thuốc điều trị tăng lipid máu statin. • Glucosamin có thể làm tăng hấp thu tetracyclin ở dạ dày - ruột, có thể làm giảm hiệu quả của các thuốc
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú không nên dùng glucosamin do chưa có đủ dữ liệu về an toàn và hiệu quả

Liều dùng thuốc Glucosamine

Glucosamine rất quan trọng trong việc cấu tạo nên sụn khớp. Có công thức hóa học C6H13NO5 là tổng hợp của Glycosylate protein và lipid. Việc sử dụng thuốc cần phải có sự hướng dẫn của các Bác sĩ hoặc Dược sĩ.

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp:

  • Người lớn: dùng 500mg, 3-4 lần mỗi ngày. Liều dùng tối đa: 1500 mg/ngày.
  • Liều dùng cho trẻ em: Hiện nay vẫn chưa được nghiên cứu và quyết định. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ nếu bạn định dùng thuốc này cho trẻ.

Cần tuân thủ theo chỉ định của các Bác sĩ chuyên khoa để sử dụng thuốc hiệu quả. Không sử dụng thuốc với liều lượng thấp, cao hơn so với thời gian được chỉ định. Việc tự ý tăng liều sẽ dẫn tới quá liều dùng.

Cách sử dụng Glucosamin hiệu quả

  • Glucosamin thường được sử dụng cho các bệnh thoái hóa xương khớp và viêm khớp. Tham khảo ý kiến của bác sĩ về tình trạng xương khớp của mình, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra cách sử dụng phù hợp nhất.
  • Thời gian dùng cần được có liều sử dụng phù hợp. Theo chuyên gia, người lớn: bạn dùng 500mg, 3-4 lần mỗi ngày. Liều dùng tối đa: 1500 mg/ngày. Nên dùng Glucosamin với liều ban đầu là 1500mg Glucosamin kết hợp với 1200mg Chondroitin một ngày trong vòng 1 tháng rưỡi đến 2 tháng.
  • Nên uống Glucosamin trong các bữa ăn chính với nhiều nước. Cần sử dụng Glucosamin sao cho lượng hấp thu vào một cách tối đa để Glucosamin có tác dụng lớn nhất. Chú ý nên chỉ uống bằng nước lọc, không thay thế bằng nước hoa quả hay nước có gas.

Glucosamin có những tác dụng không mong muốn nào?

Một số tác dụng không mong muốn có thể xuất hiện khi sử dụng Glucosamin như:

  • Rối loạn tiêu hóa nhẹ: Buồn nôn, đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu
  • Đầy bụng, đi ngoài phân không thành khuôn
  • Khó ngủ, choáng váng, da và móng khô
  • Glucosamin gây huyết áp cao tạm thời.
  • Rối loạn thần kinh: Mệt mỏi, buồn ngủ, nhức đầu, ngủ gà.

Một số tác dụng không mong muốn khác cũng được ghi nhận:

  • Khó chịu bụng
  • Tăng men gan.
  • Rối loạn dung nạp glucose.
  • Phù, rối loạn nhịp nhanh.
  • Xuất huyết dưới da.
  • Dị ứng: Ngứa, phát ban, đỏ da không phổ biến.
  • Tăng cholesterol máu.
  • Tăng áp lực nội nhãn.
  • Tăng huyết áp tạm thời và tăng nhịp tim, nhịp mạch.
  • Đầy hơi, đi ngoài phân mềm, khó chịu đường tiêu hóa
  • Buồn ngủ, mất ngủ, đau đầu
  • Dị ứng da, nhạy cảm với ánh nắng mặt trời

khi-su-dung-glucosamin-co-the-bi-di-ung-da

Khi sử dụng Glucosamin có thể bị dị ứng da

Một số chú ý khi sử dụng glucosamine

Những đối tượng sau đây cần thận trọng khi sử dụng Glucosamin:

  • Bệnh nhân mắc bệnh về tim, mắc cảm cúm
  • Bệnh nhân bị đái tháo đường và huyết áp thấp cần t có sự theo dõi sát sao.
  • Bệnh nhân bị huyết áp cao, nhiễm vi khuẩn tai, mũi, họng.
  • Người đang uống kháng sinh cần kiểm tra thời gian đông máu cẩn thận để tránh tình chảy máu liên tục.
  • Không sử dụng cho người chưa đủ 18 tuổi
  • Không sử dụng cho phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Các bệnh nhân bị rối loạn chảy máu thì nên cẩn trọng khi sử dụng Glucosamine bởi có tăng nguy cơ chảy máu.
  • Phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú, khuyến cáo không nên dùng Glucosamine.
  • Cần thận trọng khi sử dụng glucosamine cho bệnh nhân bị tiểu đường hay bệnh nhân bị hạ đường huyết
  • Một số nghiên cứu cho thấy hiện Glucosamine vẫn chưa ảnh hưởng trực tiếp tới đường huyết.
  • nên tìm hiểu kỹ về thuốc Glucosamine để sử dụng thuốc đạt hiệu quả cao nhất.
  • Người tiêu dùng phải chú ý đến thông tin trên nhãn của sản phẩm. glucosamin trên thị truờng có 3 dạng chính: glucosamin sulfat, glucosamin hydrochorid và N-acetylglucosamin. Trong đó chỉ có dạng muối sulfat được sử dụng nhiều nhất trong các nghiên cứu và được cho là mang lại tác dụng tích cực. Điều này chưa chắc đã đúng với 2 dạng còn lại của glucosamine
  • Trên thị truờng có nhiều loại glucosamin với hàm lượng rất khác nhau. Sử dụng tổng liều 1200 – 1500 mg glucosamin thuờng chia 3 lần/ngày. Nếu kết hợp với chondroitin thì liều được khuyên dùng là 1200mg chia 3 lần/ngày. Nếu sau từ 2 đến 3 tháng không thấy cải thiện tình trạng bệnh thì bệnh nhân nên ngừng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ
  • Những chế phẩm glucosamin đang lưu hành trên thị truờng có nhiều nguồn gốc khác nhau, vì thế mà chất lượng của chúng cũng khác nhau.
  • Những tác dụng điều trị của glucosamin trên bệnh nhân viêm xương khớp hiện nay vẫn chưa có được những bằng chứng thực sự rõ ràng. Vì thế khi người dùng sử dụng glucosamin cần phải chú ý đến các thông tin như về dạng bào chế của glucosamin, về hàm lượng và nguồn gốc của sản phẩm.
  • Việc dùng glucosamin đủ liều và đủ thời gian rất quan trọng vì có thể đem lại những biến chuyển tốt. Khi sử dụng các chế phẩm có chứa glucosamin, hư bệnh nhân nên cân nhắc tất cả các yếu tố tương tác vì sẽ dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng.

Những thông tin trong bài viết trên chỉ mang tính chất tham khảo, người dùng không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của dược sĩ chuyên môn.