Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Cách dùng và liều dùng của thuốc kagasdine như thế nào?


Kagasdine  là thuốc gì? Uống trước hay sau ăn?. Nếu đang mắc bệnh về đường tiêu hóa và đang quan tâm về loại thuốc này bạn đừng nên bỏ qua những thông tin của bài viết sau đây.

Thuốc kagasdine là thuốc gì?

Thuốc Kagasdine thuốc nhóm thuốc làm giảm lượng axit sản xuất trong dạ dày. Thuốc kagasdine là loại thuốc chuyên biệt sử dụng trong việc điều trị những bệnh như: viêm loét dạ dày, tá tràng, chữa những chứng bệnh về đường tiêu hóa, bệnh ở đường thực quản bệnh lý về tá tràng.

Thuốc Kagasdine (omeprazol) thuộc nhóm thuốc hạn chế sản xuất axit dạ dày

  • Tên biệt dược: Kagasdine
  • Phân loại thuốc: Thuốc đường tiêu hóa
  • Dạng bào chế: Viên nang
  • Số đăng ký thuốc Kagasdine: VD-0072-06

Thành phần

  • Tên hoạt chất: Omeprazol
  • Tên biệt dược: Kagasdine
  • Phân nhóm thuốc: Thuốc kagasdine chuyên về đường tiêu hóa, thuốc chống trào ngược, kháng acid dư thừa và chống loét dạ dày
  • Dạng bào chế: Dạng viên nang

Tác dụng thuốc Kagasdine

Kagasdine được sử dụng để làm giảm lượng axit dạ dày. Hỗ trợ chữa lành tổn thương axit ở dạ dày và thực quản cải thiện tình trạng ợ nóng, khó nuốt và ho dai dẳng. Thuốc giúp ngăn ngừa loét và ung thư thực quản.

kagasdine-duoc-su-dung-de-lam-giam-luong-axit-da-day

Kagasdine được sử dụng để làm giảm lượng axit dạ dày

Chỉ định của thuốc Kagasdine

Kagasdine thường được chỉ định cho các trường hợp như:

  • Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản.
  • Dùng trong tình trạng khó tiêu do tăng tiết acid.
  • Điều trị các triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản, đặc biệt là chứng ợ nóng.
  • Tăng cường và hỗ trợ bảo vệ lớp niêm mạc thực quản
  • Loại bỏ tình trạng viêm loét đại tràng
  • Các trường hợp mắc bệnh loét dạ dày – tá tràng.
  • Kết hợp cùng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn Hp ở bệnh nhân đau dạ dày.
  • Trị chứng viêm loét dạ dày
  • Kagasdine được dùng điều trị hội chứng Zollinger – Ellison.
  • Thuốc còn giúp dự phòng loét do stress, loét do thuốc chống viêm không steroid.
  • Đôi khi Kagasdine cũng được dùng để điều trị loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori).

Chống chỉ định sử dụng

  • Không dùng thuốc Kagasdine cho các trường hợp mẫn cảm với Omeprazole
  • Bệnh nhân quá mẫn với benzimidazole hoặc với bất kỳ tá dược nào khác trong thuốc Kagasdine.
  • Thuốc Kagasdine không được sử dụng đồng thời với nelfinavir.
  • Bệnh nhân suy gan, suy thận hoặc rối loạn chức năng gan, thận
  • Phụ nữ có thai và đang cho con bú
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Kagasdine

Hướng dẫn dùng thuốc Kagasdine 

Theo giảng viên Trường Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch chia sẻ, thuốc được bào chế ở dạng viên uống phải nuốt trọn viên, không bẻ, nhai hoặc nghiền. Kagasdine nên được sử dụng trước bữa ăn ít nhất là 1 giờ. Hướng dẫn dùng thuốc Kagasdine. Phải uống thuốc lúc đói, có thể dùng trước khi ăn 1 giờ

Liều dùng

Để giảm bớt chứng khó tiêu liên quan đến acid

+ Uống omeprazol hàng ngày với liều 10 – 20 mg trong từ 2 – 4 tuần.

Điều trị bệnh trào ngược dạ dày – thực quản

+Liều thường dùng: 20 mg omeprazol/ lần trong 4 tuần

+ Sau đó thêm 4 – 8 tuần nữa nếu vẫn chưa lành hẳn.

+ Trường hợp viêm thực quản khó điều trị, có thể dùng liều hàng ngày là 40 mg.

+ Duy trì điều trị viêm thực quản sau khi lành là 20 mg/ lần/ ngày và với trường hợp trào ngược acid là 10 mg/ ngày.

Loét dạ dày – tá tràng

+ Uống hàng ngày một liều 20 – 40 mg trong trường hợp nặng.

+ Nếu loét tá tràng, điều trị tiếp tục trong 4 tuần, còn với loét dạ dày là 8 tuần.

Loại bỏ H. pylori trong bệnh loét dạ dày – tá tràng

+ Có thể phối hợp omeprazol với các thuốc kháng khuẩn trong phác đồ 3 – 4 thuốc.

+ Phác đồ trị liệu ba thuốc bao gồm omeprazol 20 mgx 2 lần/ ngày hoặc 40 mg/ lần/ ngày, phối hợp với amoxicilin 1 g và clarithromycin 500 mg, cả hai thuốc uống 2 lần/ ngày.

+ Trường hợp phác đồ 3 thuốc hiệu quả, thêm bismuth vào phác đồ. Những phác đồ này uống trong 1 tuần. Riêng omeprazol có thể tiếp tục thêm 4 – 8 tuần nữa.

Phải uống thuốc lúc đói, có thể dùng trước khi ăn 1 giờ. Sử dụng thuốc với một lượng nước lọc vừa đủ. Không dùng nước ngọt, nước có gas hoặc các chất kích thích khác khi uống thuốc.

Lưu ý: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị. Người bệnh không nên tự ý sử dụng thuốc để tránh bị quá liều hoặc các tác dụng phụ không mong muốn.

Cách xử trí quá liều, quên liều

Quá liều:
Nếu sử dụng thuốc quá liều gây ra một số tác dụng phụ. Trong trường hợp này thì nên đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu kịp thời.
Quên liều:
Có thể bổ sung thuốc ngay nhưng nếu đã quá gần liều kế tiếp thì nên bỏ liều cũ tránh dùng gấp đôi thuốc.Không nên bỏ quá 2 liều liên tiếp. Nên đặt chuông báo uống thuốc trong các trường hợp hay quên liều.

Tác dụng phụ của Kagasdine

  • Mày đay, ngứa. nổi ban.
  • Tăng transaminase nhất thời.
  • Nhức đầu, chóng mặt.
  • Mất ngủ, rối loạn cảm giác, mệt mỏi.
  • Đổ mồ hôi, quá mẫn bao gồm phù mạch, sốt phản vệ.
  • Kích động, trầm cảm, ảo giác ở người bệnh cao tuổi
  • Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón
  • Viêm gan kèm vàng da hoặc không vàng da, bệnh não – gan ở người suy gan.
  • Gây vú to ở đàn ông.
  • Viêm dạ dày, nhiễm nấm Candida, khô miệng.
  • Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầumất bạch cầu hạt, thiếu máu tán huyết tự miễn đặc biệt ở người bệnh nặng, rối loạn thính giác.
  • Viêm thận kẽ.
  • Co thắt phế quản.

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, thuốc Kagasdine có thể dẫn đến phản ứng dị ứng toàn thân như:

  • Nhịp tim nhanh, chậm bất thường
  • Sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng
  • Nổi mề đay mẩn ngứa
  • Co thắt cơ bắp

kagasdine-co-the-dan-den-mot-so-tac-dung-phu-khong-mong-muon-nhu-dau-bung-dau-da-day

Kagasdine có thể dẫn đến một số tác dụng phụ không mong muốn như đau bụng, đau dạ dày

Cần ngừng sử dụng thuốc và đến bệnh viện ngay khi nhận thấy các triệu chứng dị ứng thuốc nghiêm trọng. Người bệnh không được tự ý điều trị tại nhà khi người bệnh không có kiến thức sơ cứu hoặc cấp cứu.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Kagasdine

Trước khi sử dụng thuốc Kagasdine người bệnh cần lưu ý sử dụng thuốc như sau:

  • Trước khi dùng Kagasdine, hãy nói với bác sĩ nếu bạn dị ứng với Omeprazole hoặc các loại thuốc tương tự như Esomeprazole, Lansoprazole, Pantoprazole.
  • Trước khi sử dụng thuốc hay thông báo với bác sĩ nếu người dùng có các vấn đề khó nuốt hoặc đau khi nuốt
  • Không cần thiết phải điều chỉnh liều lượng trên đối tượng là người cao tuổi
  • Trước khi cho người bệnh bị loét dạ dày dùng omeprazol, phải loại trừ khả năng bị u ác tính 
  • Lưu ý, với người suy thận, hiệu quả của omeprazol thay đổi không
    đáng kể.
  • Lưu ý, với người bệnh bị suy gan sự đào thải của thuốc chậm lại.
  • Ợ nóng kéo dài hơn 3 tháng
  • Nồng độ Magie trong máu thấp
  • Ngoài ra, việc chúng ta sử dụng các chất ức chế bơm proton có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa
  • Có bệnh gan hoặc rối loạn chức năng gan
  • Loãng xương hoặc mật độ xương thấp
  • Phụ nữ mang thai: cho tới nay vẫn chưa thấy có tác động có hại nào cho thai. Tuy nhiên chưa đủ để loại trừ mọi nguy cơ liệu có an toàn trên đối tượng này hay không. Do đó, cần cân nhắc trước khi quyết định dùng thuốc.
  • Phụ nữ cho con bú: có phân bố trong sữa mẹ, nên cân nhắc ngừng thuốc hoặc ngừng cho con bú khi dùng thuốc điều trị

Tương tác thuốc

Một số loại thuốc có thể tương tác đến nồng độ thuốc Kagasdine trong máu làm tăng nguy cơ tác dụng phụ hoặc thay đổi hiệu quả của thuốc. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu người bệnh đang sử dụng các loại thuốc sau:

  • Một số loại kháng sinh như: Clarithromycin, Amoxicillin, Rifampin
  • Thuốc trị nhiễm nấm như ketoconazole, itraconazole, voriconazole
  • Thuốc trị rối loạn giấc ngủ hoặc lo âu như diazepam
  • Clopidogrel
  • Methotrexate
  • Thuốc chống đông máu: Wafarin
  • Thuốc đường tiêu hóa: magnesi hydroxyd, aluminium hydroxyd.
  • Thuốc điều trị nhiễm HIV như saquinavir, ritonavir
  • Phenytoin (thuốc điều trị động kinh hoặc phù)
  • Thuốc làm loãng máu như warfarin, clopidogrel
  • Ciclosporin trong máu.
  • Thuốc an thần Diazepam
  • Thuốc chống định kinh: Phenytoin
  • Diazepam
  • Phenytoin
  • Warfarin
  • Digoxin (thuốc chữa bệnh tim)
  • Methotrexate (thuốc chống ung thư)
  • Thuốc được sử dụng trong một số rối loạn miễn dịch như ciclosporin, tacrolimus
  • Clarithromycin
  • Dicoumarol.
  • Nifedipin.
  • Do đó, tác dụng của thuốc có thể thay đổi nếu sử dụng Kagasdine với các loại thuốc Erlotinib, Nelfinavir, Pazopanib, Atazanavir
  • Một số thuốc chống nấm Azole như Atazanavir, Nelfinavir, Erlotinib, Pazopanib

Trên đây không phải là đầy đủ tất cả những loại thuốc có thể gây ra tương tác với Kagasdine. Vì thế người bệnh nên trao đổi với bác sĩ về các loại thuốc kê đơn, không kê đơn, vitamin, thực phẩm chức năng, viên uống bổ sung và tất cả các loại thảo dược khác để bác sĩ xem xét kê đơn phù hợp.

Cách bảo quản thuốc

  • Bảo quản thuốc Kagasdine ở nơi khô ráo thoáng mát.
  • Tránh xa tầm tay của trẻ em
  • Tránh để thuốc dạ dày Kagasdine tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là <30 ºC.
  • Không sử dụng thuốc bị mốc, chảy nước hay đổi màu.

Bài viết trên chúng tôi đã đưa ra một số thông tin đầy đủ nhất về thuốc kagasdine.  Hi vọng rằng các bạn sẽ lựa chọn cho mình cách dùng thuốc hiệu quả nhất. Những thông tin chúng tôi ở trong bài viết này đều không thể thay thế được những chỉ định của các bác sĩ chuyên ngành. Do đó, trước khi sử dụng thuốc này bạn hãy tham khảo những lời khuyên của bác sĩ hoặc dược sĩ.