Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các triệu chứng thường gặp và cách điều trị khi bị sốt siêu vi


Sốt siêu vi là căn bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ thời tiết mưa nắng thất thường. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp và cách điều trị khi bị sốt siêu vi

Bệnh sốt siêu vi có thể xảy ở ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể như hệ hô hấp, phổi hay ruột. Thời tiết thất thường làm thay đổi môi trường sống thuận lợi cho các siêu vi trùng (virus) phát triển. Khi sức đề kháng của kém sẽ dễ mắc bệnh nhiễm siêu vi hay sốt siêu vi.

Chuyên gia y dược Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ thông tin tới bạn đọc được rõ hơn về bệnh này.

Sốt siêu vi là gì?

Bệnh sốt siêu vi hay còn được gọi với tên khác là sốt virus, là bệnh lý phổ biến và thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là những bé hơi yếu không có sức đề kháng tốt. Nguyên nhân là do nhiễm phải nhiều loại virus hay siêu vi trùng. Sốt siêu vi hay còn được gọi là sốt virus được xem là một bệnh cấp tính, hay gặp ở người lớn tuổi có hệ miễn dịch yếu và cũng thường xuyên gặp ở trẻ em.

Sốt siêu là chẩn đoán mà bác sĩ nhi khoa thường ghi trên toa thuốc khi vài ngày đầu trẻ bị sốt mà chưa xác định chính xác trẻ mắc bệnh gì. Do đó, bác sĩ sẽ hẹn bệnh nhân khám lại mỗi ngày để làm một số xét nghiệm để biết thêm chính xác trẻ bị bệnh gì. Sốt siêu vi cũng có thể diễn tiến thành sốt xuất huyết, sốt phát ban thậm chí là bệnh tay chân miệng. Cũng có thể là viêm đường hô hấp hay cảm cúm. Nếu không tìm được nguyên nhân gây sốt, trừ các nguyên nhân do vi khuẩn như viêm amiđan, nhiễm trùng tiểu, cũng như loại viêm tai giữa cấp bác sĩ vẫn giữ nguyên chẩn đoán nhiễm siêu vi và bệnh này thường sẽ tự khỏi trong vòng 5-7 ngày. Một số trẻ có tiếp xúc với nguồn lây đặc biệt các siêu vi (virus) H1N1, H5N1, có thể biểu hiện viêm phổi nặng tử vong nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

sot-sieu-vi-o-tre-em

Sốt siêu vi ở trẻ em

Sốt virus có thể xảy ra quanh năm nhưng sẽ nhiều nhất là vào thời điểm giao mùa, khi thời tiết có nhiều thay đổi đột ngột, nhiệt độ từ nóng sang lạnh hay là từ lạnh sang nóng ẩm. Đây là môi trường thuận lợi cho virus phát triển và dễ gây bệnh nhất. Thông thường, thời gian kéo dài của bệnh từ 7 đến 10 ngày. Hiện nay, có rất nhiều chủng loại virus gây nên bệnh sốt siêu vi này, tiêu biểu như Adenovirus, Rhinovirus, Enterovirus. Bệnh này tuy không phải không có thuốc chữa hay quá nguy hiểm vì vẫn có thể điều trị. Tùy thuộc vào mỗi chủng loại mà sẽ gây ra những bệnh khác nhau. Nếu như phát hiện quá muộn có thể bệnh sẽ có nhiều biến chứng ảnh hưởng đến trẻ nhỏ.

Các dấu hiệu khi trẻ bị sốt siêu vi


Sốt cao: Đây là biểu hiện thường gặp ở những trường hợp sốt do siêu vi, thường từ 38- 40oC. Khi hạ sốt trẻ lại tỉnh táo, chơi bình thường. Ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, khi sốt cao không được hạ sốt kịp thời, trẻ dễ bị co giật, thiếu ôxy não.

Đau đầu

Đau đầu cũng là một trong những triệu chứng thường gặp của sốt siêu vi. Người bệnh sẽ có cảm giác đau mỏi mắt, choáng váng kèm theo đó là những cơn đau nhức ở đầu dữ dội. Nguyên nhân là do sốt cao nên mạch máu căng ra, tuần hoàn máu mạnh hơn. Với những trường hợp trẻ em thì một số bé tuy đau đầu nhưng có thể vẫn tỉnh táo.

Viêm hô hấp

Viêm phổi là biến chứng thường và dễ gặp nhất ở trẻ nhỏ khi không kịp thời phát hiện bệnh sốt siêu vi. Hiện nay bệnh viêm phổi được ghi nhận là một trong những nguyên nhân lớn nhất khiến trẻ em tử vong. Bệnh cũng có nhiều biểu hiện trên đường hô hấp như hắt hơi, chảy nước mũi, sổ mũi, ho, viêm họng. Khi bị bệnh, virus trong cơ thể phá hủy đẩy cao nguy cơ gây tổn thương các mô phổi và dẫn đến hiện tượng suy hô hấp

Đau nhức mình mẩy: trẻ thường kêu đau khắp mình, trẻ nhỏ có thể quấy khóc

Nôn

Có thể gặp tình trạng nôn nhiều lần và thường hay xảy ra sau khi ăn chủ yếu do bị kích thích chất nhầy, viêm họng.

Phát ban

Tình trạng phát ban này thường xảy ra sau khi sốt khoảng 2 đến 3 ngày. Khi phát bạn có nghĩa là sẽ đỡ sốt do thời kỳ ủ bệnh, phát bệnh đã qua. Thường xuất hiện 2-3 ngày sau khi sốt, khi xuất hiện ban thì trẻ sẽ đỡ sốt.

sot-sieu-vi-co-the-khien-tre-phat-ban

Sốt siêu vi có thể khiến trẻ phát ban

Rối loạn tiêu hóa: Thường xuất hiện sớm nếu sốt do siêu vi đường tiêu hóa với đặc điểm là tiêu lỏng, không có máu, chất nhày.

Viêm long đường hô hấp: Các biểu hiện như ho, chảy nước mũi, hắt hơi, họng có thể đỏ.
Viêm hạch: một số trẻ có biểu hiện hạch vùng đầu, mặt, cổ sau tai, gáy kích thước nhỏ, không đau.

Viêm kết mạc mắt: Kết mạc mắt có thể đỏ, chảy nước mắt.

Một số biến chứng nặng hiểm gặp như viêm phổi gây suy hô hấp hay viêm não hay lồng ruột.

Sốt siêu vi có nguy hiểm không?

Bệnh cũng tương đối nguy hiểm nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời, một số ảnh hưởng lớn đến sức khỏe như:

Viêm thanh quản

Không chỉ ảnh hưởng đến phổi mà bên cạnh đó virus gây ra bệnh sốt siêu vi còn có thể có khả năng tấn công thanh quản của trẻ nhỏ, khiến cho trẻ sẽ ho rất nhiều. Virus tấn công dây thanh quản và có khả năng sẽ gây sưng ở đường hô hấp. DDồng thời khi đó sẽ làm cho đờm tích tụ ở họng và mũi ngày càng nhiều lên, khiến bé vô cùng khó khăn trong việc hô hấp.

Viêm tiểu phế quản

Viêm phế quản do Virus trong phổi có thể gây ra hiện tượng nhiễm trùng phổi từ đó khiến đường hô hấp nhỏ của phổi sưng phù và tiết dịch phổi gây tắc nghẽn. Bệnh rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, khiến cho việc thở vô cùng khó khăn.

Viêm cơ tim

Nếu bị sốt siêu vi mà nguyên nhân chính là do virus thì tình trạng viêm cơ tim rất cao nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, đúng cách. Khi bé không còn sốt nhiều nhưng có một số dấu hiệu như là:

– Thường xuyên bị lịm đi dù không buồn ngủ

– Không đùa nghịch tương tác nhiều với cha mẹ, người chăm sóc

– Bỏ ăn, ăn cực kỳ ít, chán ăn

– Bé mệt mỏi, không hoạt động nhiều, làm biếng ngồi hoặc nằm một chỗ

– Thấy khó thở, thở khó khăn

Những dấu hiệu này sẽ báo hiệu bạn cần ngay lập tức đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra. Những dấu hiệu trên là biểu hiện của nguy cơ trẻ đang bị viêm cơ tim. Tình trạng này nguy hiểm đẩy cao nguy cơ dẫn đến suy tim cấp hay thậm chí là sốc tim ở trẻ nhỏ.

Biến chứng ở não

Bệnh sốt siêu vi nếu như điều trị muộn có thể sẽ trở nặng và có nguy cơ sẽ kéo theo các cơn co giật và hôn mê ở trẻ nhỏ. Những biến chứng này có thể sẽ để lại những di chứng lớn ở não. Khi có những dấu hiệu bất thường gia đình cần đưa bé đi thăm khám ngay để kiểm tra.

Những cách điều trị bệnh sốt siêu vi 

Bệnh này vẫn chưa có thuốc trị đặc hiệu, do đó việc điều trị chủ yếu sẽ tập trung vào giảm nhẹ triệu chứng và ngăn ngừa các biến chứng xảy ra

 Các phương pháp thường được áp dụng như:

Hạ sốt

Với trẻ nếu sốt trên 38,5 độ thì chỉ hạ sốt đơn thuần. Nên kết hợp thêm các biện pháp như lau mồ hôi, chườm ấm, lau mình cho trẻ bằng khăn ấm, mặc quần áo mỏng, thoáng để bé hạ nhiệt nhanh nhất.

Bù nước và điện giải

Nên dùng các loại thuốc như là Oresol. Tích cực bù nước và điện giải để hạn chế các tình trạng mất nước do sốt cao. Ăn thêm cháo muối loãng cũng là một biện pháp tốt cân bằng điện giải.

Dinh dưỡng

Nên ăn những chất dễ tiêu như cháo, hay các đồ uống trái cây giàu chất dinh dưỡng. 

Chống trường hợp bội nhiễm

Để tránh bội nhiễm với các loại vi khuẩn đường hô hấp, cha mẹ nên vệ sinh thật sạch sẽ, nhỏ mũi bằng dung dịch NaCl 0,9% kèm nhỏ mắt.

Vệ sinh 

Luôn giữ vệ sinh sạch sẽ cho cơ thể, lau người cho trẻ bằng nước ấm. Với trẻ em thì phải luôn theo dõi nhiệt độ của con mình nên lập tức đưa trẻ đến các cơ sở y tế gần nhất nếu có biểu hiện sốt cao 3 ngày trở lên và không có hiệu quả khi dùng hạ sốt. Các trường hợp li bì, nôn nhiều lần, sốt cao trên 3 ngày nên nhanh chóng đưa trẻ đến ngay trung tâm y tế để được chữa trị kịp thời. 

Chăm sóc trẻ sốt
-Xử trí khi trẻ sốt cao co giật
-Đặt trẻ nằm nghiêng một bên để đàm nhớt dễ chảy ra ngoài, tránh hít đàm nhớt vào phổi
-Nhét hậu môn thuốc hạ nhiệt acetaminophen
-Lau mát cho trẻ bằng nước ấm
-Đưa trẻ tới cơ sở y tế để có hướng điều trị tiếp

- Tránh dùng nước lạnh hay nước đá sẽ làm các mạch máu co lại không tỏa nhiệt được. Dùng 4 khăn nhúng nước ấm, vắt hơi ướt, đắp 2 bên nách, 2 bên bẹn, một khăn khác đắp lau khắp người trẻ. Ngưng lau mát khi nhiệt độ dưới 380C

Khi nào cần đưa trẻ đến bệnh viện?


Đưa trẻ bị sốt khám bệnh mỗi ngày nếu như:
-Trẻ sốt cao khó hạ hoặc sốt trên 2 ngày
-Trẻ < 2 tháng bị sốt
-Sốt kèm  xuất hiện hồng ban mụn nước lòng bàn tay chân hoặc mụn nước ngứa toàn thân hay phát ban. Chấm xuất huyết ở da hay kèm biểu hiện bất thường nào khác.

Đưa trẻ tái khám ngay khi
- Bứt rứt đau bụng
- Chảy máu cam, máu răng, ói máu, tiêu phân đen
- Có biểu hiện bất thường nào khác -Lơ mơ, ngủ nhiều li bì khó đánh thức
- Co giật hay giật mình chới với, hoặc run chi
- Thở bất thường, thở mệt, tím tái
- Tay chân mát lạnh, da nổi bông -Nôn ói nhiều, nôn ra tất cả mọi thứ
- Không ăn uống được hoặc bỏ bú

Một vài cách để tránh cho trẻ ít bị nhiễm siêu vi


- Không cho trẻ tiếp xúc với người đang bệnh

- Giữ ấm cho trẻ
- Đảm bảo:Vệ sinh ăn uống, ,ôi trường sống thoáng mát, sạch sẽ
- Chích ngừa: cúm, viêm não, thủy đậu, sởi

 - Không cho trẻ dầm mưa hay chơi ngoài nắng hay đi bơi quá nhiều, tắm dầm nước lâu

– Rửa tay trước và sau khi tiếp xúc

– Tránh những nơi quá đông người, đeo khẩu trang khi cần thiết.

– Khi tay chưa được rửa và thì nên tránh chạm lên mặt nhất là ở khu vực mũi và miệng trẻ

Trẻ mắc bệnh nhiễm siêu vi, phụ huynh không nên quá lo lắng mà phải chăm sóc trẻ chu đáo. Hạ sốt bằng nhiều cách và theo dõi triệu chứng của trẻ, uống thuốc theo toa bác sĩ và biết cách nhận biết các dấu hiệu nặng để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và chữa bệnh kịp thời.

Cách phòng bệnh tốt nhất đó chính là bảo vệ sức khỏe bản thân và vệ sinh cá nhân thật tốt. Khi phải bế bé ra ngoài hãy luôn đeo khẩu trang cho trẻ và để bao bọc bé trong khi ho, hắt hơi hoặc ngáp.Việc này sẽ giúp giảm thiểu khả năng vi khuẩn đi vào cơ thể trẻ, cũng như từ trẻ lây lan ra bên ngoài.