Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các tác dụng phụ của corticosteroid


Corticoid là hoạt chất được sử dụng trong rất nhiều bệnh lý về da, hen suyễn và xương khớp. Việc sử dụng thuốc không có sự chỉ định của bác sĩ có thể gây ra nhiều tác dụng phụ.

Thông tin thuốc

Corticoid có tác dụng điều trị rất nhiều bệnh lý về da, các vấn đề về viêm sưng, hen suyễn và xương khớp. Đây là nhóm hoạt chất cần có chỉ định điều trị của bác sĩ trước khi sử dụng nên người bệnh không nên tùy tiện sử dụng thuốc.

Tên gốc: corticosteroid (corticoid)

Phân nhóm: thuốc kháng viêm có steroid

Tên biệt dược: Medrol®

Thông tin hoạt chất Corticoid

Corticosteroid là nhóm hoạt chất hóa học gồm các hormoon steroid.  Nhóm hoạt chất này thường được tổng hợp bằng cách sử dụng vỏ thượng thận của một số động vật có xương sống để tổng hợp. Trong nhóm Corticosteroid có 4 nhóm hoạt chất chính với hoạt lực khác nhau, bao gồm:

Nhóm A, các loại Hydrocortisone, gồm có một số biệt dược:

  • Hoạt chất Cortisone axetat.
  • Hoạt chất Hydrocortisone.
  • Hydrocortisone axetat.
  • Prednisolone.
  • Methylprednisolone.
  • Tixocortol pivalate.
  • Prednisone.

Nhóm B, các loại Acetonides, gồm có một số biệt dược:

  • Họat chất Amcinonide.
  • Hoạt chất Fluocinonide.
  • Fluocinolone Acetonide.
  • Budesonide.
  • Desonide.
  • Mometasone.
  • Triamcinolone Acetonide.
  • Triamcinolone Alcohol.
  • Hoạt chất Halcinonide.

Nhóm C, các loại Betamethasone, gồm có một số biệt dược:

  • Hoạt chất Betamethasone.
  • Betamethasone Sodium Phosphate.
  • Dexamethasone Sodium Phosphate
  • Fluocortolone.
  • Dexamethasone.

Nhóm D, gồm 2 phân nhóm nhỏ là nhóm D1 Halogenated và nhóm D2 tiền dược Esters:

  • Nhóm D1: Hoạt chất Hydrocortisone – 17- valerate, Betamethasone Valerate, Halometasone, Hoạt chất Alclometasone Dipropionate, Betamethasone Dipropionate,…
  • Nhóm D2: Hoạt chất Hydrocortisone – 17 – butyrate, Hydrocortisone – 17 – Buteprate, Hydrocortisone – 17 – Aceponate,hoạt chất Prednicarbate.

Tác dụng của corticoid là gì?

  • Corticosteroid (Corticoid) được sử dụng chỉ định trong điều trị một số bệnh ngoài da có triệu chứng sưng, đỏ da, ngứa và dị ứng viêm sưng hen suyễn hoặc viêm khớp
  • Làm giảm các vùng bị viêm của cơ thể như các bệnh viêm da, tình trạng nấm, khô da
  • Thuốc kháng viêm corticoid cũng có thể được sử dụng các vấn đề ngoài da có tình trạng sừng hóa
  • Trên da: ban đỏ, teo da, chậm liền sẹo, mụn trứng cá
  • Rối loạn chuyến hóa: tăng lipid máu, tăng đường máu hoặc làm nặng thêm bệnh đái tháo đường
  • Có thể gây mất ngủ, rối loạn tâm thần
  • Gây phù, tăng huyết áp do giữ natri và nước
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng, khởi phát nhiễm trùng tiềm tàng
  • Ảnh hưởng tới thị giác như gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp
  • Corticoid (corticosteroid) là các hormon steroid do cơ thể sản xuất hoặc được con người tạo ra
  • Chậm lớn ở trẻ nhỏ
  • Chống viêm trong thời gian ngắn
  • Hỗ trợ điều hòa, chuyển hóa các chất
  • Hỗ trợ điều hòa chức năng của hệ thần kinh trung ương.
  • Sử dụng cho những trường hợp cần chống viêm mạnh.
  • Chỉ định trong điều trị một số vấn đề liên quan đến xương khớp.
  • Hỗ trợ ức chế miễn dịch và ức chế hoạt hóa các tế bào.
  • Giảm triệu chứng dị ứng, chống dị ứng trong một số trường hợp.
  • Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt, Corticosteroid có thể sử dụng theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ điều trị. Chỉ sử dụng thuốc Corticosteroid này để điều trị một số bệnh lí chỉ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Corticosteroid được dùng bằng đường uống hoặc tiêm và được phân phối đều khắp cơ thể.
  • Có tác dụng ức chế viêm (viêm khớp, viêm đại tràng, viêm phế quản
  • Có tác dụng chống viêm, hen suyễn và một số tình trạng phát ban ở da, dị ứng
  • Hỗ trợ phân huỷ chất béo, carbohydrate và protein.
  • Ngoài ra, Glucocorticoid được sử dụng để điều trị viêm liên quan đến mắt, mũi, miễn dịch đồng thời lupus toàn thân
  • Bệnh vẩy nến nặng, bệnh bạch cầu
  • Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn và thiếu máu tán huyết tự miễn, u lympho
  • Glucocorticoid được sử dụng để ức chế hệ thống miễn dịch ngăn ngừa sự loại bỏ ở những người đã trải qua cấy ghép nội tạng.
  • Corticosteroid có tác dụng giữ muối điều chỉnh sự cân bằng của muối và nước trong cơ thể
  • Corticosteroid tổng hợp có hoạt động tương tự với corticosteroid tự nhiên
  • Corticosteroid chúng thường được sử dụng với liệu cao để thay thế corticosteroid ở những người có tuyến thượng thận không thực hiện chức năng sản xuất đủ corticosteroid.

 corticosteroid-duoc-su-dung-chi-dinh-trong-dieu-tri-mot-so-benh-ngoai-da

Corticosteroid được sử dụng chỉ định trong điều trị một số bệnh ngoài da

Liều dùng và đối tượng sử dụng

Cách sử dụng corticoid

Với thuốc dạng uống viên, siro:

– Nên sử dụng với thức ăn để hạn chế kích ứng dạ dày

Với corticoid dạng bôi:

– Chỉ dùng một lượng vừa đủ để bao phủ một lớp mỏng lên vùng da bị bệnh

– Tránh bôi vào vùng da bị trầy xước, vết thương hở

– Hạn chế bôi nhiều dẫn tới tác dụng phụ

Liều dùng thuốc corticoid cho người lớn

Liều dùng thuốc corticoid đối với budesonit

  • Dạng liều uống dài ngày: 9mg mỗi ngày trong 8 tuần đầu sau đó thể giảm xuống còn 6mg.
  • Uống vào buổi sáng trước khi ăn

Liều dùng thuốc corticoid đối với betamethasone

  • Dạng liều uống (siro, thuốc viên, viên sủi): 0,5 – 5,0 mg/ngày.
  • Dạng liều tiêm: 4-8 mg/ngày.

Liều dùng thuốc corticoid đối với dexamethasone

  • Dạng liều uống (dung dịch uống, thuốc viên): 0,5 – 9 mg/ngày chia làm 2-4 lần/ngày.
  • Dạng liều tiêm: 0,8-1,6 mg hoặc có thể lên đến 16 mg tuỳ theo tình trạng viêm, tiêm vào cơ hoặc tĩnh mạch, khớp, chỗ tổn thương

Liều dùng thuốc corticoid đối với cortisone

  • Dạng liều uống (viên nén): 25 – 300 mg/ngày
  • Dạng liều tiêm: 20 – 300 mg/ngày, tiêm vào cơ.

Liều dùng thuốc corticoid đối với hydrocortisone

  • Dạng liều uống (thuốc uống, thuốc viên): 0,6 mg/kg/ngày chia làm 2-3 lần
  • Dạng liều tiêm: 5-500mg tiêm vào khớp, tổn thương, cơ hoặc tĩnh mạch hay dưới da.

Liều dùng thuốc corticoid đối với methylprednisolone

  • Dạng liều uống (viên nén): 4 – 160 mg/ngày
  • Dạng liều tiêm: 4 – 160 mg tiêm vào khớp, cơ hoặc tĩnh mạch tổn thương

Liều dùng thuốc corticoid đối với prednisone

  • Dạng liều uống (dung dịch uống, siro, viên nén): 50 – 60mg/ngày

Liều dùng thuốc corticoid đối với prednisolone

  • Dạng liều uống (dung dịch uống, siro, viên nén): 2 – 60 mg/ngày
  • Dạng liều tiêm: 10 – 80 mg tiêm vào khớp, cơ hoặc tĩnh mạch

Liều dùng thuốc corticoid đối với triamcinolone

  • Dạng liều uống (siro, viên nén): 4 – 48 mg/ngày.
  • Dạng liều tiêm: 0,5 – 100 mg tiêm vào khớp, hoặc cơ hay dưới da nếu cần thiết.

Liều dùng thuốc corticoid đối với cho trẻ em

Theo dược sĩ Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, việc chúng ta muốn sử dụng corticoid cho trẻ em bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng thuốc. Phải rất thận trọng để hạn chế tác dụng phụ. Người bệnh không tự ý ngừng thuốc đột ngột nếu đã dùng corticoid trong thời gian dài. Nên liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn giảm liều thuốc trước khi ngừng hẳn.

Các tác dụng phụ của corticoid

Corticoid có rất nhiều tác dụng nhưng bên cạnh đó cũng không ít các tác dụng phụ từ nhẹ đến nặng thậm chí nghiêm trọng. Những tác dụng phụ này khi sử dụng corticoid liều cao hoặc trong một thời gian dài sẽ thấy rõ ràng. Một số tác dụng phụ thường gặp đó là:

  • Huyết áp cao
  • Mất kali
  • Giữ lại natri (muối) và chất trong trong cơ thể gây tăng cân hoặc sưng chân (phù)
  • Yếu cơ
  • Bọng mặt
  • Đau đầu
  • Làm lành vết thương chậm
  • Bệnh tăng nhãn áp
  • Đục thuỷ tinh thể
  • Tăng trưởng lông trên mặt
  • Bướu trâu
  • Loét dạ dày và tá tràng
  • Mất kiểm soát bệnh tiểu đường
  • Kinh nguyệt không đều
  • Gây loãng xương khi sử dụng Corticoid trong thời gian dài.
  • Hội chứng cushing hiện tượng mặt tròn như mặt trăng
  • Tuyến thượng thận của bạn có thể sản xuất ít hóc-môn corticoid tự nhiên
  • Hoặc xuất hiện teo cơ, loạn dưỡng cơ.
  • Lắng đọng mỡ ở vùng cổ, lưng trong khi tay chân teo nhỏ
  • Kìm hãm hoạt động của tuyến thượng thận, không duy trì chức năng bài tiết hormone bình thường.
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng
  • Làm loãng xương, xương trở nên giòn và dễ gãy
  • Sử dụng corticoid kéo dài có thể gây béo phì, chậm phát triển ở trẻ em
  • Đường máu cao, có thể gây khởi phát hoặc làm bệnh tiểu đường nặng lên
  • Sử dụng corticoid kéo dài có thể dẫn đến co giật và rối loạn tâm thần.
  • Hạn chế sản xuất hóc-môn tuyến thượng thận
  • Làm mỏng da, bầm tím và chậm lành vết thương
  • Thậm chí có thể bị các rối loạn tâm thần này bao gồm trầm cảm, hưng phấn, mất ngủ
  • Sử dụng corticoid có thể bị thay đổi tâm trạng và thay đổi tính cách, hoặc các hành vi tâm thần cũng thay đổi
  • Đục thủy tinh thể ở một hoặc cả 2 bên mắt
  • Khi bạn sử dụng corticoid dạng hít, thuốc corticoid có thể xuống miệng và họng có thể gây nên tưa miệng, nấm miệng, khản tiếng
  • Các thuốc coricoid dạng hít có thể gây chậm phát triển ở trẻ em bị hen suyễn.
  • Các corticoid bôi tại chỗ có thể làm mỏng da, tổn thương đỏ da và trứng cá.

 cac-corticoid-boi-tai-cho-co-the-lam-mong-da-ton-thuong-do-da-va-trung-ca

Các corticoid bôi tại chỗ có thể làm mỏng da, tổn thương đỏ da và trứng cá

Tương tác thuốc

Các thuốc tương tác với corticoid như:

  • Nhóm thuốc Aldesleukin, Doxorubicin, Ceritinib, (sử dụng trong điều trị bệnh ung thư).
  • Nhóm thuốc Acemetacin,Aceclofenac, Etodolac (giảm đau dùng trong các bệnh xương khớp).
  • Không sử dụng đồng thời thuốc corticoid với Celecoxib, Etoricoxib, Felbinac, Diflunisal, Etofenamate,Fenoprofen, Ibuprofen, Indomethacin, Ketorolac (nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau không steroid). Ketoprofen
  • Fentanyl (sử dụng trong những trường hợp cần gây mê).
  • Không sử dụng đồng thời thuốc corticoid với Clarithromycin (sử dụng trong điều trị bệnh nhiễm khuẩn).
  • Không sử dụng đồng thời thuốc corticoid với Choline salicylate, Clonixin, Dipyrone Amtolmetin Guacil, (sử dụng trong điều trị một số vấn đề về hạ sốt, giảm đau, chống viêm).
  • Không sử dụng đồng thời thuốc corticoid với Etravirine, Indinavir (thuốc sử dụng trong việc kiểm soát HIV).
  • Không sử dụng đồng thời thuốc corticoid với Etoricoxib; Etravirine; Felbinac;
  • Không sử dụng đồng thời thuốc corticoid với Diclofenac (sử dụng trong điều trị những cơn đau với mức độ từ nhẹ đến trung bình).
  • Itraconazole, Ketoconazole (dùng trong điều trị điều trị nhiễm trùng do nấm chống nấm ngoài da).
  • Idelalisib sử dụng trong điều trị các vấn đề về lymphocytic mãn tính bệnh bạch cầu
  • Etofenamate

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc corticoid. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào ví dụ như:

  • Nhiễm trùng tại nơi điều trị
  • Phẫu thuật gần đây hoặc chấn thương nghiêm trọng
  • Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS)
  • Nhiễm nấm
  • Nhiễm trùng vi rút suy giảm miễn dịch ở người (HIV)
  • Bệnh lao.
  • Nhiễm trùng herpes simplex ở mắt
  • Nhiễm giun lươn
  • Corticoid có thể làm tình trạng nhiễm trùng hiện có xấu đi hoặc gây ra nhiễm trùng mới.
  • Một số tình trạng khác bao gồm: Sởi (bao gồm cả phơi nhiễm gần đây)
  • Bệnh đậu mùa bao gồm cả phơi nhiễm gần đây của bệnh nặng ảnh hưởng đến các bộ phận khác của cơ thể
  • Viêm phân liệt.
  • Người bệnh bị bệnh tiểu đường (đường tiểu đường) – Corticoid có thể làm giảm đi khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường bằng cách tăng đường huyết

Tùy thuộc vào tình trạng của mỗi bệnh nhân, bác sĩ chỉ sử dụng corticoid dạng tiêm hạn chế ở mức 3-4 đợt 1 năm.  Hãy nói chuyện với bác sĩ về những cách để giảm thiểu tác dụng phụ khi bạn đang dùng thuốc corticoid trong một thời gian dài. Để giảm nguy cơ tác dụng phụ của corticosteroid, hãy thử liều thấp hơn hoặc sử dụng liều không liên tục. Ăn một chế độ ăn uống lành mạnh và tham gia các hoạt động ngoài trời.

Bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về thành phần, liều dùng, công dụng, tác dụng phụ của thuốc. Trước khi lựa chọn thuốc nào dùng cho bản thân, hãy tìm hiểu những tác dụng phụ của Corticoid để cân nhắc tác động mà chúng gây ra cho cơ thể.