Mụn cóc là các nốt sần sùi do tăng sinh tế bào da, mọc trên mặt hoặc những vùng da hở như cổ, bàn tay, bàn chân thông thường gây ra bởi virus HPV và lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp. Bài viết sẽ giúp bạn hiểu thêm các nguyên nhân và điều trị mụn cóc.
Đa số mụn cóc thông thường đều là vô hại và sẽ tự biến mất sau một thời gian. Mụn cóc tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng nó gây khó chịu và làm mất đi tính thẩm mỹ. Vì vậy mà việc “tống khứ” mụn cóc là điều rất cần thiết.
Mụn cóc ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ
Mụn cóc hình thành là vì virus HPV (Human Papiloma virus) thông qua các vết nứt hoặc vết thương hở trên da. HPV này tồn tại ở những nơi ẩm thấp, đợi điều kiện thuận lợi sẽ tấn công có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau như mụn cóc sinh dục, mụn cóc thông thường, mụn cóc phẳng, mụn cóc ở tay và ở chân.
Phân loại mun cóc
Mụn cóc bình thường:
Loại mụn này mọc nhiều ở bàn tay, ngón tay, ngón chân, xung quanh móng tay, móng chân. Nhiều người bị ở vùng da này dễ bị xước khi cắt tỉa, cắn móng tay, vi khuẩn dễ theo đường đó xâm nhập ở dưới lòng bàn chân, gót chân. Hình dáng mụn vị trí này thường nhỏ, có chấm màu đen sần sùi. Có màu da, trắng, hồng hoặc nâu, mụn cóc thông thường xuất hiện phổ biến đôi khi là tập hợp các mạch máu nhỏ bị vón cục trên ngón tay, các đốm đen ở bàn tay. Mụn cóc gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, nhiều mụn cóc bắt đầu xuất hiện ở người trưởng thàn
Mụn cóc phẳng: loại mụn cóc này đúng như tên gọi, không lồi lên quá cao so với da nên nếu nhìn qua khó có thể phát hiện. Mụn cóc phẳng có kích thước nhỏ, từ 1 – 5mm, mọc ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể khu vực mọc râu của nam giới, mặt, bàn chân, cằm, cổ, cẳng tay.
Mụn cóc sợi mảnh: loại mụn cóc này vị trí mọc thường thấy nhất là xung quanh miệng, mũi, mắt, mọc thành những chùm mụn dài, mảnh trên bề mặt da.
Có nhiều người người phải chịu đựng sự tồn tại dai dẳng của mụn cóc trong suốt nhiều năm liền.
Nguyên nhân nào gây nên mụn cóc?
Có hơn 40% dân số trên thế giới gặp phải vấn đề này. Mụn cóc rất phổ biến, theo thống kê, Virus HP và các siêu vi trùng khác là nguyên nhân gây nên mụn cóc, chúng xâm nhập vào cơ thể thông qua các con đường:
- Rối loạn chuyển hóa.
- Qua các vết trầy xước, cắn móng tay, bị vật nuôi cắn
- Lây từ người này sang người khác do dùng chung đồ cá nhân như kiềm bấm móng, khăn
- Sự suy yếu của hệ thống miễn dịch.
- Vệ sinh tay chân kém, hay đi chân đất.
- Suy nhược thần kinh.
- Qua các trường hợp người lớn tuổi hoặc phụ nữ mang thai
Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM, mụn cóc thông thường là do virus u nhú ở người (HPV) gây ra có hơn 150 chủng khác nhau, nhưng chỉ có một vài nhóm trong số đó là nguyên nhân gây ra mụn cóc. Virus thường xâm nhập màu cơ thể qua các vết thương hở trên da. Khi da của bạn đã tiếp xúc với virus, mụn cóc sẽ hình thành sẽ phản ứng với virus HPV theo cách khác nhau. Những người có nguy cơ cao phát triển mụn cóc thông thường bao gồm:
- Người có hệ miễn dịch yếu, như bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS hoặc đã trải qua cấy ghép nội tạng.
- Trẻ em và thanh niên: Do cơ thể chưa tạo ra khả năng miễn dịch với virus hoàn chỉnh
Cách chữa mụn cóc tại nhà
Thuốc lột mạnh có chứa axit salicylic
Các nghiên cứu cho thấy axit salicylic sẽ phát huy hiệu quả cao hơn khi kết hợp với liệu pháp đông lạnh. Thuốc lột mạnh có chứa axit salicylic này có tác dụng loại bỏ từng lớp mụn cóc với cường độ mạnh.
Mụn cóc do virus u nhú ở người (HPV) gây ra
Đóng băng (liệu pháp đông lạnh)
Thực hiện chấm nitơ lỏng vào mụn cóc của bệnh nhân để đóng băng chúng lại. Sau đó các mô chết sẽ bong ra trong vòng ít nhất một tuần có khả năng kích thích hệ miễn dịch của bạn chống lại virus gây mụn cóc. Thực hiện chấm nitơ lỏng dụng phụ của liệu pháp áp lạnh là đau đổi màu da ở vùng được điều trị, kỹ thuật này thường không được áp dụng để điều trị mụn cóc ở trẻ nhỏ.
Tiểu phẫu
Các mô khó chịu sẽ bị cắt bỏ và có thể để lại sẹo sau điều trị.
Các axit khác
Trường hợp mụn cóc không đáp ứng với axit salicylic hoặc liệu pháp khác thì bác sĩ có thể cạo bề mặt của mụn cóc và sau đó bôi axit trichloroacetic bằng que gỗ với tác dụng dụng là cảm giác nóng rát và châm chích. Phương pháp này đòi hỏi phải được lặp lại ít mỗi tuần hoặc lâu hơn.
Chiếu tia laser
Hiệu quả của phương pháp này chưa cao và có thể gây đau cũng như để lại sẹo.Tia laser sẽ đốt cháy các mạch máu nhỏ nuôi dưỡng mụn cóc, mô chết đi thì mụn cóc cũng sẽ rơi ra.
Nếu hệ miễn dịch của bạn không bị suy yếu hoặc không mắc bệnh tiểu đường thì có thể thử các phương pháp như:
Cách trị mụn cóc bằng tỏi
Tỏi là phương pháp dân gian mà mọi người truyền tai nhau để trị mụn cóc. Không chỉ nổi tiếng với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm nhờ thành phần chứa các chất lưu huỳnh và Dianllil disulfide, Diallil-trisulfide, Azooene mà còn kích thích vị giác và khứu giác của mọi người trong khâu ẩm thực.
Chữa mụn cóc bằng vỏ chuối xanh
Trong vỏ chuối có rất nhiều thành phần Lutein, Kali có khả năng ngăn cản và loại bỏ các loại mụn cóc trên da.
Trị mụn cóc bằng lá tía tô
Perila Aldehyde và Limonene là 2 thành phần trong lá tía tô có khả năng tạo ra các ức chế sự phát triển của các vi khuẩn tạo nên mụn cóc.
Đóng băng
Một số sản phẩm nitơ lỏng có sẵn cần kê toa như là Compound W Freeze Off, Dr. Scholl's Freeze Away bạn có thể dùng để chữa mụn cóc tại nhà.
Trị mụn cóc tại nhà bằng nha đam
Nha đam là nguyên liệu có chứa nhiều hàm lượng Axit malic giúp kháng khuẩn, lọc sạch các da chết, được sử dụng rất nhiều trong công cuộc làm đẹp. Ở nha đam hiệu quả trong việc diệt các nốt mụn cóc.
Dán băng keo
Dán mụn cóc bằng băng keo chuyên dụng sau đó ngâm trong nước và nhẹ nhàng loại bỏ mô chết bằng đá bọt nhám trong khoảng 6 ngày cho đến khi mụn cóc rụng hết.
Chữa trị mụn cóc hiệu quả từ khoai tây tươi
Khoai tây tươi chứa Ancaloit có công dụng diệt virus HPV, nguyên nhân gây mụn cóc, đây cũng là phương pháp rất dễ làm bạn có thể thử để trị mụn cóc.