Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các giai đoạn bệnh lymphoma


Lymphoma còn gọi là u lympho là một loại ung thư ở hệ bạch huyết có thể ảnh hưởng đến tất cả các khu vực cũng như các cơ quan khác trên khắp cơ thể.

Bệnh lymphoma là một loại ung thư ở hệ bạch huyết, một phần của hệ miễn dịch cơ thể. Hệ thống bạch huyết bao gồm lá lách, các hạch bạch huyết (tuyến bạch huyết), tuyến ức và tủy xương.

Theo dược sĩ Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch, bệnh lymphoma có hai loại bệnh lymphoma phổ biến: U lympho Hodgkin (trước đây gọi là bệnh Hodgkin), U lympho không Hodgkin. Ngoài ra, còn nhiều dạng bệnh lymphoma khác. Điều trị lymphoma trị tùy thuộc vào loại u lympho và mức độ nghiêm trọng có thể bao gồm hóa trị, thuốc trị liệu miễn dịch, ghép tủy xương xạ trị, hoặc kết hợp một số loại thuốc.

benh-lymphoma-la-mot-loai-ung-thu-o-he-bach-huyet

Bệnh lymphoma là một loại ung thư ở hệ bạch huyết

Các loại lymphoma

Một số dạng bệnh lymphoma như:

  • U lympho tế bào B ở da
  • U lympho Hodgkin
  • U lympho không Hodgkin
  • U lympho tế bào T ở da
  • Bệnh Waldlostrom

Các giai đoạn bệnh lymphoma

Giai đoạn là dùng để mô tả kích thước, vị trí của ung thư và có di căn hay không

  • Giai đoạn 1. Ung thư nằm trong một hạch bạch huyết hoặc một cơ quan trong cơ thể. Một nhóm các hạch bạch huyết bị ảnh hưởng nhưng u lympho chỉ ở một phía của cơ hoành.
  • Giai đoạn 2. Ung thư nằm trong hai hạch bạch huyết gần nhau và ở cùng một phía của cơ thể. Ung thư nằm trong một cơ quan và các hạch bạch huyết gần đó. Hai hoặc nhiều hơn các nhóm hạch bạch huyết bị ảnh hưởng và u lympho chỉ bị ở một phía của cơ hoành.
  • Giai đoạn 3. Ung thư nằm trong các hạch bạch huyết ở cả hai bên của cơ thể và trong nhiều hạch bạch huyết. Có các tế bào u lympho trong các hạch bạch huyết ở trên và dưới cơ hoành.
  • Giai đoạn 4. Ung thư lan ra các hạch bạch huyết gần đó có thể ở trong một cơ quan. Khi u lympho không Hodgkin tiến triển, tế bào ung thư có thể bắt đầu lan rộng thường di căn tới gồm gan, tủy xương và phổi. U lympho đã lan tràn ra ngoài các hạch bạch huyết, như đến gan, phổi hoặc tuỷ xương.

Các yếu tố gia tăng nguy cơ bị bệnh Hodgkin

Nguyên nhân gây bệnh lympho Hodgkin chưa biết rõ, một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Tuổi. Một số loại u lympho phổ biến hơn ở người lớn, ở những người trên 55 tuổi.
  • Giới tính: Bệnh thường gặp ở những người tuổi từ 15-34 và trên 55 tuổi, nam nhiều gấp đôi  nữ
  • Nam giới. Nam giới có nhiều khả năng phát triển lymphoma hơn nữ giới.
  • Người có thân nhân bị Hodgkin: Bệnh nhân có nguy cơ bị ung thư Hodgkin cao hơn những người khác
  • Nhiễm trùng: Virus Epstein-Barr (EBV) có thể gia tăng nguy cơ mắc bệnh Hodgkin. Một số bệnh nhiễm trùng có liên quan đến tăng nguy cơ bị bệnh lymphoma, bao gồm nhiễm Helicobacter pylori nhiễm virus Epstein-Barr
  • Hệ thống miễn dịch bị suy yếu ở những người dùng thuốc ức chế hệ miễn dịch.. Bệnh u Lymphoma phổ biến hơn ở những người có bệnh về hệ thống miễn dịch
  • Người bị suy yếu hệ miễn dịch do (HIV/AIDS, do sử dụng thuốc, do mẹ truyền sang con...) sau đợt điều trị ung thư
  • Có những trường hợp bệnh Hodgkin mà không thấy các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Triệu chứng

- Ra mồ hôi ban đêm

- Sút cân

- Ngứa ngáy

- Phì đại (nhưng không đau) các hạch bạch huyết ở cổ, nách, háng

- Sốt hồi quy không rõ nguyên nhân

- Bệnh Hodgkin lúc khởi đầu thường không gây đau. 

Các dấu hiệu và triệu chứng của lymphoma có thể bao gồm:

  • Đổ mồ hôi đêm
  • Khó thở
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
  • Sưng hạch không đau ở cổ, nách hoặc háng
  • Mệt mỏi dai dẳng
  • Sốt

Các triệu chứng này đôi khi không nhất thiết phải do bệnh Hodgkin gây ra, đừng đợi đến khi hạch bạch huyết trở nên đau, nên đi khám để tìm nguyên nhân. 

Chẩn đoán

Cần khám tổng quát dùng thêm một số xét nghiệm để chẩn đoán để phát hiện tình trạng phì đại các hạch bạch huyết như:

- CT scan nhiều bộ phận của cơ thể

- Xquang phổi, xương

- Siêu âm bụng

- Gallium scan

- PET (Positron Emission Tomography) scan

- MRI nhiều bộ phận của cơ thể

- Chụp mạch bạch huyết (lymphangiogram): Tiêm một loại hóa chất cản quang vào tĩnh mạch chụp Xquang để có được hình ảnh của hạch và mạch bạch huyết

- Sinh thiết hạch bạch huyết để xét nghiệm, số lượng tế bào càng cao, ung thư càng nặng.

- Xét nghiệm tuỷ đồ

Xác định giai đoạn của  ung thư

Sau khi chẩn đoán được có bệnh Hodgkin, bác sĩ sẽ xác định giai đoạn của ung thư, xem đã di căn chưa trước khi quyết định điều trị.

- Xác định xem có các khối hạch nằm ở một bên hay cả hai bên cơ hoành?

- Xác định xem có bao nhiêu vị trí hạch bạch huyết đã bị ung thư?

- Xác định xem ung thư đã di căn đến tủy xương, lách?

- Xác định xem có các hạch bạch huyết đã ung thư hoá này nằm ở vị trí nào của cơ thể? 

- - Xác định xem có đã di căn đến những bộ phận khác ngoài các bộ phận chính của hệ bạch huyết như gan hay chưa?

- Các bác sĩ còn sử dụng một mã ký tự, để cho biết bệnh nhi có những triệu chứng cụ thể.

- Khi khám ung thư định kỳ, cần dùng các xét nghiệm trên hoặc sinh thiết gan, tủy xương, và một số các bộ phận khác.

- Sinh thiết tủy xương: Bác sĩ ùng một kim dài, đâm xuyên qua lớp cơ đến xương chậu để hút tủy xương. Ngoài ra cũng cần phải dùng đến phương pháp nội soi ổ bụng để lấy mô làm sinh thiết.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh lymphoma?

Việc điều trị lymphoma tùy thuộc vào sức khỏe tổng thể loại và giai đoạn bệnh. Việc điều trị là tiêu diệt nhiều tế bào ung thư càng tốt và giúp bệnh thuyên giảm.

Phương pháp điều trị bệnh lymphoma bao gồm:

  • Tích cực giám sát. bạn có thể trải qua các xét nghiệm định kỳ để theo dõi tình trạng của mình.
  • Hóa trị. Hóa trị sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư phát triển nhanh. Thuốc này thường được dùng qua tĩnh mạch, tùy thuộc vào loại thuốc cụ thể nhưng cũng có thể được dùng để uống.
  • Xạ trị: bác sĩ sử dụng tia năng lượng cao như tia X và proton, để tiêu diệt tế bào ung thư.
  • Thuốc. sử dụng hệ thống miễn dịch của bạn để tiêu diệt tế bào ung thư điều trị lymphoma
  • Cấy ghép tủy xương. còn được gọi là ghép tế bào gốc sử dụng liều cao hóa trị và xạ trị để ức chế tủy xương của bạn.