Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các dấu hiệu viêm màng não ở trẻ em và những cách điều trị, phòng ngừa bệnh


Bệnh viêm màng não ở trẻ là gì? Dấu hiệu nhận biết bệnh ra sao? Có phương pháp nào để phòng và điều trị bệnh hay không?.. Đó là thắc mắc của rất nhiều bậc phụ huynh khi đang cần tìm hiểu về căn bệnh viêm màng não ở trẻ. Do đó hãy theo dõi bài viết dưới dây để nắm rõ hơn các thông tin về bệnh!

Bệnh viêm màng não ở trẻ em là một bệnh lý liên quan đến tình trạng viêm của lớp màng bảo vệ não và tủy sống của trẻ.

Bệnh thường xảy ra ở lứa tuổi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ . Viêm màng não thường do vi khuẩn HIB, mô cầu, phế cầu... gây nên, ngoài ra còn có thể do vi rút, nấm, ký sinh... Bệnh viêm màng não, có thể gây biến chứng nặng hoặc tử vong nếu không điều trị sớm.

Nguyên nhân  gây ra bệnh cho đối tượng trẻ em thường là do virus. Tình trạng bệnh do virus gây ra sẽ có mức độ nhẹ hơn so với do vi khuẩn gây ra. Bệnh có thể tự khỏi trong thời gian khoảng 10 ngày. Nhóm các loại virus gây viêm màng não ở trẻ em  thuộc nhóm enterovirus, như coxsackie, loại virus gây ra bệnh tay, chân, miệng. Việc trẻ nhiễm các bệnh do virus khác như quai bị, herpes simplex virus, cúm… cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến viêm màng não.

Đối với trẻ nhỏ trong độ tưởi từ 2 – 3 tháng mà mắc bệnh viêm màng não thì có khả năng sẽ phải chịu các ảnh hưởng nghiêm  trọng, trẻ có thể bị điếc, động kinh hoặc nghiêm trọng hơn là tử vong.

1. Dấu hiệu viêm màng não ở trẻ em

Một số những dấu hiệu cảnh báo viêm màng não ở trẻ em như:

  • Sốt sẽ là dấu hiệu điển hình của bệnh viêm màng não kèm theo biểu hiện run rẩy. Nhiệt độ cơ thể sẽ tăng nhanh chóng và không có dấu hiệu thuyên giảm. Ban đầu tình trạng sốt chỉ ở mức độ nhẹ, lâu dần sẽ sốt cao, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến co giật.
  • Chán ăn, ăn bị nôn trớ: các dấu hiệu như nôn, trớ, chướng bụng, bỏ ăn, không bú, quấy khóc… thì đây có thể là dấu hiệu trẻ bị viêm màng não. Cha mẹ nên theo dõi cơ thể trẻ thường xuyên hơn để kịp thời có các xử lý kịp thời.
  • Trẻ luôn trong trạng thái lơ mơ, không tỉnh táo, trẻ ngủ li bì và rất khó để đánh thức dậy, mọi hoạt động của trẻ không lanh lợi, hoạt bát như lúc còn khỏe. Cùng với đó khi vận động trẻ có thể bị đau hoặc thường xuyên cáu gắt, quấy khóc, không thích được bế…
  • Vị trí cổ bị đau hoặc cứng sẽ là đặc trưng của bệnh viêm màng não, biểu hiện cụ thể mà cha mẹ có thể nhìn thấy là khó quay đầu, cổ di chuyển bị đau.
  • Đối với trẻ sơ sinh thóp thở sẽ bị phồng hơn những đứa trẻ cùng tháng tuổi. Có thể quan sát thấy trẻ có các dấu hiệu thiếu sức sống và cơ thể yếu ớt, mệt mỏi, sức đề kháng bị suy giảm rất nhiều.
benh-viem-mang-nao-o-tre-em
Có những dấu hiệu  nào để nhận biết bệnh viêm màng não ở trẻ em?
  • Chảy máu bất thường, máu mũi, máu chân tăng, nhiễm trùng tai hoặc có dấu hiệu nghẹt thở… Các triệu chứng này có thể xảy đến cùng lúc với triệu chứng ở trên hoặc ngay trước sau những dấu hiệu khác.
  • Đau đầu dữ dội: do trẻ nhỏ có thể chưa biết nói nên không thể diễn đạt mức độ đau qua lời nói hay cử chỉ. Nhưng mức độ mà trẻ phải hứng chịu bởi những cơn đau đầu sẽ rất dữ dội. Đây cũng sẽ là khởi nguồn cho cơn quấy khóc của trẻ.
  • Thị lực bị suy giảm, tầm nhìn bị ảnh hưởng: Trẻ bị bệnh viêm màng não không thể tập trung nhìn một vật gì đó. Đây là lý do giải thích vì sao con bị tầm nhìn đôi.
  • Nhạy cảm với ánh sáng: Một dấu hiệu khác của viêm màng não là sợ ánh sáng chói. Ánh sáng chói khiến trẻ cảm thấy đau nhức mắt, chảy nước mắt và làm cho cơn đau đầu trở nên dữ dội hơn.

Bệnh viêm màng não trẻ em là một tình trạng bệnh rất nghiêm trọng, do đó các bậc cha mẹ nên tìm hiểu và nắm rõ các dấu hiệu báo hiệu bệnh ở trẻ sơ sinh để phát hiện sớm. Các triệu chứng của bệnh viêm màng não sẽ không giống nhau và diễn ra theo trình tự và biểu hiện của mỗi trẻ sẽ không giống nhau. Nên khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh hãy đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để được các bác sĩ can thiệp khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị phù hợp, kịp thời, hiệu quả nhất.

2. Phương pháp để điều trị bệnh viêm màng não ở trẻ em

Ban đầu trước khi chỉ định phương pháp điều trị bệnh cho trẻ, bác sĩ xác định tình trạng sức khỏe và mức độ bệnh để đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp hơn:

Đối với những trẻ nhỏ có hệ miễn dịch khỏe thì cơ thể sẽ có thể tự sản sinh ra kháng thể để chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh.

Với những trẻ mức độ mắc bệnh đã nặng thì có thể sẽ  cần phải được nhập viên để theo dõi và bác sĩ có thể ngăn chặn kịp thời các biến chứng có thể xảy ra như tổn thương não, mất thính lực, động kinh, khả năng tập trung học tập bị suy giảm. Thông thường trẻ sẽ cần phải nằm viện khoảng 2 tuần để theo dõi và điều trị.

Nếu phát hiện bệnh trong giai đoạn đầu của bệnh thì khả năng chữa khỏi bệnh khá cao, chiếm đến khoảng 85%. Do đó các chuyên gia đang trực tiếp giảng dạy tại CĐ khuyến cáo cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức nếu nghi ngờ bé bị viêm màng não.

Trên thực tế, căn bệnh này có nhiều dấu hiệu dế gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Nên nhiều bậc phụ huynh sẽ chủ quan và bỏ qua giai đoạn đầu có thể chữa trị. Thường chỉ phát hiện ra bệnh khi đã bước vào giai đoạn phát triển nghiêm trọng nên gây nhiều biến chứng  nguy hiểm đến sức khỏe trẻ nhỏ.

benh-viem-mang-nao
Cách phòng ngừa bệnh viêm màng não tốt nhất là tiêm vaccin phòng ngừa

3. Cách phòng ngừa bệnh viêm màng não

Con đường dễ lây nhiễm các loại virus, vi khuẩn chính là do các hoạt động sinh hoạt thường ngày như: ho, hắt hơi, hôn hoặc ăn chung, dùng chung đồ đạc… Do đó để ngăn ngừa bệnh thì bạn cần cho trẻ thực hiện một số thói quen tốt như:

  • Hình thành thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để ngăn ngừa vi khuẩn, virus có thể xâm nhập từ tay vào cơ thể trẻ qua miệng.
  • Xây dựng chế độ đinhưỡng phù hợp,lành mạnh, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, Vitamin, chất xơ… để tăng cường hệ thống miễn dịch chống lại các vi khuẩn có hại.
  • Chỉ cho trẻ ăn thức ăn nấu chín hoặc đã được tiệt trùng, với trái cây, bạn nên cho bé ăn trái cây đã được rửa kỹ lưỡng
  • Dạy trẻ cách che miệng khi ho, hắt hơi. Tập cho bé thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài
  • Không nên cho trẻ dùng chung đồ cá nhân như đũa, bát, thìa.. với người khác vì dễ dàng lây truyền vii khuẩn.
  • Dạy trẻ không nên ăn đồ ăn, sử dụng chung dụng cụ để ăn với người khác
  • Tiêm vaccine: tiêm đầy đủ các loại vaccin theo tiêm phòng mở rộng quốc gian như: vaccine viêm màng não mủ do Hib (Haemophilus influenzae loại B – Hib), vaccine phế cầu khuẩn (PCV13), Pneumococcal polysaccharide (PPSV23), vaccine viêm màng não mô cầu…
  • Trẻ đang phải sống chung môi trường với người bị mắc viêm màng não thì cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh là bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa và cho trẻ uống thuốc kháng sinh để hạn chế sự lây nhiễm. Phương pháp này được gọi là chemoprophylaxis (điều trị dự phòng). 

Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ những kiến thức về bệnh Viêm màng não. Tuy nhiên những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, bạn nên nhờ đến sự tư vấn của các bác sĩ, dược sĩ nếu còn đang thắc mắc về bệnh. Mong rằng bạn đọc sẽ thường xuyên theo dõi các bài viết của Trường Cao Đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch Hà Nội ,chúng tôi sẽ đưa đến cho bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích hơn nữa về các bệnh, các vấn đề y tế...