Cao Đẳng Y Dược TPHCM - Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn lưỡng cực


Rối loạn lưỡng cực là chứng bệnh ảnh hưởng đến cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi là chứng bệnh rối loạn tâm thần hay còn gọi là rối loạn hưng - trầm cảm. Người bệnh có thể chuyển từ cảm xúc hưng phấn ) sang cảm xúc ức chế.

Người mắc chứng bệnh rối loạn lưỡng cực thường khởi phát ở độ tuổi 18-24 tuổi. khi thì chán nản, tuyệt vọng

Bệnh này trong các hoạt động thường ngày, khi thì hưng phấn, phấn khích. Tìm hiểu những thông tin về bệnh tại trang Cao đẳng y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ giúp bạn sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.

Rối loạn lưỡng cực là bệnh gì?

Rối loạn lưỡng cực là chứng bệnh có tính chất chu kỳ, xen kẽ giữa trầm cảm và hưng phấn. Rối loạn lưỡng cực làm tình trạng tâm thần thay đổi thất thường có thể đột ngột hưng phấn như phấn khích quá hoặc nhiều lúc lại rơi vào trạng thái trầm cảm.

Bệnh rối loạn lưỡng cực là một bệnh tâm thần được đánh dấu bằng những thay đổi cực độ trong tâm trạng. Rối loạn lưỡng cực do sự thất thường của trạng thái tâm lý người bệnh có thể xuất hiện nhiều lần trong tuần.

Những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực có thể bao gồm các giai đoạn trầm cảm. Rối loạn lưỡng cực không phải là một rối loạn não hiếm gặp, họ có thể gặp khó khăn trong việc quản lý các công việc trong cuộc sống hàng ngày hoặc duy trì các mối quan hệ.

roi-loan-luong-cuc-bao-gom-cac-giai-doan-tram-cam

Rối loạn lưỡng cực bao gồm các giai đoạn trầm cảm

Ở trạng thái rối loạn lưỡng cực hưng cảm:

  • Người bệnh có thể nghe thấy giọng nói lạ hoặc nhìn thấy ảo giác
  • Cảm xúc hân hoan không phù hợp
  • Tăng ham muốn tình dục
  • Hoạt động nhiều hơn để tiêu hao năng lượng
  • Khả năng quyết định suy giảm
  • Bệnh nhân sẽ ăn uống nhiều hơn

Ở trạng thái trầm cảm:

  • Người bệnh sẽ ăn ít đi
  • Suy nghĩ nhiều về cái chết hoặc muốn tự tử
  • Không thích giao tiếp với cộng đồng
  • Lười vận động

Các loại rối loạn lưỡng cực

Có ba loại rối loạn lưỡng cực lưỡng cực I, lưỡng cực II và cyclothymia.

Lưỡng cực I

Lưỡng cực I cực này ảnh hưởng đến nam và nữ như nhau, được xác định bởi sự xuất hiện của ít nhất một giai đoạn hưng cảm. Người bệnh có thể trải qua giai đoạn trầm cảm trước và sau giai đoạn hưng cảm.

Lưỡng cực II

Loại rối loạn lưỡng cực này phổ biến hơn ở phụ nữ. Những người mắc chứng rối loạn lưỡng cực này xuất hiện của giai đoạn trầm cảm lớn kéo dài ít nhất hai tuần

Cyclothymia

Những người mắc bệnh này mắc chứng cyclothymia có các giai đoạn của hưng cảm và trầm cảm. Những triệu chứng này ít nghiêm trọng hơn rối loạn lưỡng cực I hoặc lưỡng cực II.

Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn cảm xúc lưỡng cực

Một số hay tất cả các triệu chứng sau đây có thể xảy ra:

Triệu chứng của trầm cảm

  • Các đợt trầm cảm trong rối loạn cảm xúc lưỡng cực thường kéo dài vài tháng. Cảm thấy đau buồn trở nên tệ đi và sẽ xảy ra trong thời gian dài, người bị sẽ gặp khó khăn để đối đầu với các vấn đề thường ngày.
  • Cảm thấy mệt mỏi và mất năng lượng
  • Thay đổi thối quen ăn uống
  • Sụt kí hay tăng kí
  • Khó ngủ, dễ thức giấc, ngủ nhiều
  • Cảm giác không hạnh phúc không thể tan biến
  • Mất cảm hứng trong các công việc
  • Không thể tận hưởng các công việc
  • Có vấn đề về suy nghĩ hay tập trung
  • Cảm thấy khó để đưa ra quyết định dù chỉ là quyết định nhỏ
  • Cảm giác vô dụng và có lỗi cực kì
  • Không thấy tương lai lạc quan
  • Có ý nghĩ rằng một người nào đó tốt hơn nên chết đi
  • Giảm ham muốn tình dục

Triệu chứng của hưng cảm

Một cơn hưng cảm kéo dài từ vài ngày đến vài tuần, cảm thấy cực kì tốt, phấn khích. Sự gia tăng về khí sắc này có thể rất mạnh mẽ, khiến người bệnh bắt đầu tin vào những thứ kì lạ và có những nhận định sai lầm, có những hành vi gây hấn hay thậm chí nguy hiểm.

  • Mất ức chế dẫn đến hành vi không thích hợp và bốc đồng.
  • Dễ kích động.
  • Mất tập trung và chú ý.
  • Gia tăng tâm trạng, không phù hợp với tình huống cá nhân.
  • Giảm nhu cầu ngủ.
  • Có những ý tưởng lớn và vô cùng lạc quan.
  • Nói nhiều, người khác khó có thể theo kịp.
  • Ở những trường hợp nặng, bệnh nhân sẽ có các triệu chứng ảo tưởng và ảo giác
  • Giàu năng lượng và tăng động.
  • Cơn hưng cảm nhẹ

Nguyên nhân của rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực là một rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến. Nguyên nhân cụ thể của bệnh rối loạn lưỡng cực hiện nay vẫn không rõ, tuy nhiên có một số yếu tố tham gia trong việc gây ra những cơn lưỡng cực như:

Di truyền học

Rối loạn lưỡng cực có thể được truyền từ cha mẹ sang con. Nếu bạn có người thân mắc chứng rối loạn khả năng bạn cũng bị. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tất cả ai có người thân mắc chứng rối loạn sẽ phát triển nó

Tuy nhiên, di truyền đóng một vai trò đáng kể trong tỷ lệ mắc rối loạn lưỡng cực nó cao gấp bốn đến sáu lần so với những người không có tiền sử gia đình mắc bệnh này.

Cấu trúc bộ não

Sự bất thường trong cấu trúc của não bạn có thể ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh.

Nhân tố môi trường

Các yếu tố bên ngoài cũng có thể ảnh hưởng đến người phát triển rối loạn lưỡng cực, bao gồm:

  • Trải qua sự kiện đau thương
  • Bệnh lý
  • Căng thẳng cực độ
  • Mất cân bằng các nội tiết tố có thể tham gia trong việc gây ra rối loạn lưỡng cực.
  • Những bệnh nhân có rối loạn lưỡng cực thay đổi vật lý trong não vẫn còn chưa chắc chắn nhưng có thể giúp chỉ điểm nguyên nhân gây ra bệnh.
  • Các chất dẫn truyền thần kinh trong cơ thể: đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bệnh rối loạn lưỡng cực

moi-truong-song-va-lam-viec-cang-thang-gay-ra-roi-loan-luong-cuc

Môi trường sống và làm việc căng thẳng gây ra rối loạn lưỡng cực

Đối tượng nguy cơ bệnh rối loạn lưỡng cực

  • Tuổi < 25 tuổi
  • Tiền sử gia đình có người thân mắc bệnh rối loạn lưỡng cực 
  • Thời tiết: rối loạn lưỡng cực dễ xuất hiện vào mùa đông
  • Sinh con: phụ nữ sau sinh có khả năng phát triển trầm cảm sau sinh và cần được theo dõi có nguy cơ mắc bệnh rối loạn lưỡng cực cao gấp hai lần người thường.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh rối loạn lưỡng cực

  • Khám lâm sàng, người bệnh trò chuyện với bác sĩ tâm thần về suy nghĩ, cảm xúc để đánh giá trạng thái tâm thần.
  • Biểu đồ tâm trạng: người bệnh ghi nhận về tâm trạng, giấc ngủ và các yếu tố khác giúp cho việc chẩn đoán và điều trị đúng
  • Liệu pháp shock điện và cũng có hiệu quả đối với hưng cảm và trầm cảm
  • Trị liệu ánh sáng hữu ích trong điều trị rối loạn lưỡng cực I hoặc rối lưỡng cực II
  • Giáo dục và trị liệu tâm lý là điều thiết yếu để dự phòng ngăn ngừa những giai đoạn chủ yếu.
  • Bệnh nhân nên được tư vấn để tránh các loại thuốc kích thích và rượu
  • Trị liệu nhóm thường được khuyên dùng
  • Trị liệu cá nhân có thể giúp bệnh nhân đối phó tốt hơn để tự xác định bản thân giảm thiểu tình trạng thiếu ngủ và các dấu hiệu tái phát sớm.
  • Các nhóm hỗ trợ có thể giúp bệnh nhân bằng cách cung cấp những kinh nghiệm và cảm xúc chung của họ.